ADS 1

Showing posts with label Marketting. Show all posts
Showing posts with label Marketting. Show all posts

Sự kiện : Internet marketing "Khảo sát, tìm kiếm khách hàng tiềm năng"



Thân mời các bạn tham dự sự kiện :


Internetmarketing
"Khảo sát, tìm kiếm khách hàng tiềm năng,
kỹ năng sử dụng email marketing và công cụ google analystics”

Khách mời của chương trình:
Anh Cao Vi Long
Phụ trách Marketing Trực tuyến tại công ty cổ phần Vật Giá Việt Nam

Thời gian: 18h30 tối thứ 4 : 14/9/2011
Địa điểm: Phòng G401, G402 Đại học Thương mại
Bạn vui lòng đăng ký vào form dưới đây
http://eplusclub.net/showthread.php?362-su-kien-Internet-marketing-quot-Khao-sat-tim-kiem-khach-hang-tiem-nang-quot-
Chi tiết vui lòng liên hệ
Ms. Hằng ( 01656 078 447)
Mr Thịnh ( 0982670546)
Mr Dũng (01689913019)

Giới thiệu về One-to-one Web Marketing

Nằm trong chuỗi bài về One-to-one Web Marketing, theo tiêu chí trình bày kiến thức lý thuyết, chưa có kinh nghiệm thực tiễn

Như mọi người điều biết, mục tiêu đầu tiên của Marketer là tiếp cận khách hàng (các mục tiêu sau đó như chuyển tải thông tin sản phẩm, educate customer, v.v… em xin phép không đề cập trong phạm vi bài viết này). Các phòng Maketing ngày đêm đổ bao công sức tiền của nhằm tìm ra phương cách tiếp cận khách hàng hiệu quả với chi phí hợp lí nhất.

Nhìn nhận vấn đề một cách tổng quan, ta dễ thấy sự mâu thuẫn giữa số lượng chất lượng. Phát quảng cáo trên TV, radio, các phương tiện truyền thông khác sẽ tiếp cận được một số lượng khách hàng to lớn nhưng khả năng tiếp nhận và lưu giữ thông tin trong trí nhớ của khách hàng (chất lượng) sẽ kém. Ngược lại, gọi điện thoại hay gửi thư cho từng nhóm khách hàng cụ thể giúp tương tác trực tiếp với khách hàng, dẫn đến chất lượng tiếp cận tốt; nhưng sẽ gây ra bài toán chi phí nan giải khi áp dụng với số lượng khách hàng lớn.

Để giải quyết mâu thuẫn đó, khái niệm One-to-one Marketing ra đời. Khái niệm này được đề cập trong quyển “The One to One Future”, bởi Don Peppers và Martha Rogers từ năm 1993. Tại thời điểm mà World Wide Web còn chưa bùng nổ và phát triển mạnh mẽ, Don và Martha đã tính đến sự kết hợp của Công nghệ thông tin và Marketing để xây dựng hình thức tương tác trực tiếp với từng khách hàng, trên cơ sở số lượng khách hàng cực lớn. Kể từ đó đến nay, One-to-One Marketing được ứng dụng và phát triển rộng rãi và nhanh chóng ở Mỹ mà Amazon.com được xem là trong những nhà tiên phong và thành công điển hình nhất với phương pháp Marketing này.

One-to-One Marketing là gì?


Một cách cơ bản, OTOM là việc ứng dụng chuyển tải thông tin sản phẩm, dịch vụ, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng tới từng cá nhân khách hàng theo đúng nhu cầu của từng người. (1)
Thử so sánh OTOM với các thể loại Marketing khác (2)

Mass Marketing: truyền thông theo kiểu one-to-all hay one-to-many, không có thong điệp và phương tiện được chuyên biệt hoá cho đối tượng cụ thể. Một thông điệp chuyển đến cho nhiều đối tượng khách hàng

Target Marketing:
truyền thông có mục tiêu, theo kiểu one-to-many hay one-to-few truyền tải thông điệp có định hướng bằng phương tiện cụ thể, nhắm vào một số đối tượng khách hàng trong phân khúc nhất định

One-to-one Marketing:
truyền thông theo kiểu one-to-few hay one-to-one, với những thông điệp được cá nhân hoá cho phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng mục tiêu, sử dụng phương tiện được thiết kế cho nhóm khách hàng đã được phân khúc rất chi tiết.

------------

Chú thích: (1) theo Don Peppers và Martha Rogers, “The One to One Future”, 1993
(2) phân loại types of Marketing theo tiêu chí của tác giả Allen, Cliff.; Kania, Deborah; Yaeckel, Beth, sách “One-to-one Web Marketing: Build a Relationship Marketing Strategy One Customer At a Time”, 2001

------------

Tại sao là One-to-one Marketing?


Thứ nhất, với nhu cầu trước mắt, OTO Marketing đáp ứng ngay lập tức nhu cầu của khách hàng đối với một sản phẩm cụ thể.

Ví dụ cô A cần mua một loại kem dưỡng dành cho da nhạy cảm. Nhưng cô bị dị ứng mùi hương mỹ phẩm nên kem dưỡng da cô cần nhất thiết phải không mùi. Sẽ mất thời gian và phiền phức biết bao khi mò mẫm thông tin ở chợ, shop mỹ phẩm, hay cả Internet, nhất là khi cô A là một Marketer bận bịu với hàng đống project.

Thử tưởng tượng nhãn hàng của bạn sẽ ghi điểm trong mắt khách hàng A như thế nào nếu cô bắt gặp thông tin về loạt sản phẩm dành cho da nhạy cảm, không mùi, sắp ra mắt tháng tới trong Email Newsletter được gửi hàng tuần từ công ty của bạn.

Rất rõ ràng, mọi khách hàng đều cần thông tin về sản phẩm để có cơ hội cân nhắc và chọn lựa được sản phẩm phù hợp nhất với mình. Tuy nhiên, Mass Marketing và thậm chí Target Marketing đều chưa thể đáp ứng được nhu cầu của từng khách hàng khi những thông tin cung cấp còn quá chung chung (general) và chưa được cá nhân hoá.

One-to-one Marketing đáp ứng đòi hỏi này. Hiệu quả của OTO Marketing không thể rõ ràng hơn khi khách hàng được chăm sóc một cách cẩn thận và chu đáo đúng theo nhu cầu từng cá nhân đến như thế.

Thứ hai, với nhu cầu chưa hình thành, OTO Marketing tiếp cận và khơi lên ham muốn mua sản phẩm của khách hàng.


Như đã từng nghe đề cập nhiều, công việc của một Marketer hiện đại không đơn giản là tìm ra nhu cầu khách hàng cần được đáp ứng nữa mà là phải “tạo ra nhu cầu” và thỏa mãn nó, từ đó sinh ra lợi nhuận.

Lúc này OTO Marketing thực hịên tốt chức năng của mình khi hệ thống gửi đến cho B những đề xuất đầu sách (Recommendations) khớp với đề tài “ruột” của anh là … yêu đương sướt mướt. B chỉ cần chọn lựa trong list sách mà hệ thống đã phân loại giúp, tìm một quyển ưng ý và click chuột, thực hiện các thao tác chuyển khoản để trả tiền và ngồi đợi sách được chuyển tới bằng đường bưu điện trong vòng 3 ngày.

Thoả mãn không? Đây chính là cách thức thực hiện One-to-one Marketing của trang web Amazon.com, trang web mua bán sách hàng đầu US hiện nay.

Tới đây, xin tóm lại điểm cốt yếu trong One-to-one Marketing, đó là sự kết hợp giữa Công nghệTiếp thị (Technology and Marketing) để phục vụ nhu cầu từng cá nhân khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Nguồn :  http://chudoanhnghiep.com

Google kiếm tiền từ Android như thế nào?

Có bao giờ bạn từng thắc mắc: Phải chăng Google đang "làm từ thiện" khi ném ra hàng trăm triệu USD để phát triển Android rồi lại "phân phát" HĐH này hoàn toàn miễn phí? Sự thật đằng sau những mánh khóe "làm tiền" của Google.

Nếu bạn có đôi chút quan tâm đến smartphone trong vòng 1 vài năm trở lại đây, có lẽ bạn sẽ khó lòng không nghe đến cái tên Android. HĐH dành cho các thiết bị cầm tay như smartphone, tablet của Google ra đời cách đây hơn 2 năm, và đi lên từ con số 0 để trở thành hệ điều hành phổ biến nhất trên điện thoại di động. Một trong những lý do khiến Android trở nên phổ biến là việc HĐH này được Google phát hành dưới dạng mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí. Điều này có nghĩa là tất cả các hãng sản xuất như HTC, Samsung, Motorola, LG... đều có thể sản xuất smartphone Android mà không mất 1 đồng chi phí bản quyền nào trả cho Google.

Android có thực sự miễn phí như Google quảng cáo?
Trước khi Android ra mắt, người ta từng rất hào hứng với ý tưởng gã khổng lồ tìm kiếm tham gia vào thị trường điện thoại di động. Sau khi có thông tin Google mua lại 1 HĐH dành cho các thiết bị cầm tay, nhiều người đã mơ đến 1 chiếc Google Phone hoặc việc Google sẽ tham gia vào thị trường dịch vụ viễn thông. Và với truyền thống cung cấp "đồ chùa" cho cộng đồng mạng của Google, người ta mong chờ những chiếc smartphone giá rẻ bèo hoặc 1 nhà mạng cho phép gọi điện nhắn tin thoải mái mà không phải trả 1 xu nào. 

Đến hôm nay thì chúng ta biết rằng những mộng tưởng ấy đã không trở thành sự thực. Google không sản xuất phần cứng cũng như không cung cấp dịch vụ viễn thông theo kiểu truyền thống trên mạng 3G hoặc CDMA. Nhưng những gì mà Google đem đến cho người sử dụng có lẽ cũng tuyệt vời không kém: 1 HĐH di động tối tân và "hoàn toàn miễn phí".

Sự dễ dãi của Android và việc HĐH này hoàn toàn miễn phí đã giúp các hãng sản xuất dễ dàng tiếp cận với Android hơn, và kết quả là một binh đoàn các smartphone có cộp dấu Android xâm chiếm thị trường chỉ trong nháy mắt, đem đến cho người dùng cuối hàng trăm sự lựa chọn. Người sử dụng hài lòng vì có được chiếc điện thoại như ý, hãng sản xuất phần cứng thì sung sướng vì bán được hàng. 

Nhưng còn Google? Liệu Google có cảm thấy sung sướng trước sự thành công của Android nếu hãng này không kiếm được 1 xu từ nó? Chắc chắn là không. Google không phải là 1 tổ chức từ thiện, Android, không nghi ngờ gì, là 1 công cụ "làm tiền" của Google. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là, liệu Google kiếm tiền từ Android như thế nào, nếu với mỗi chiếc smartphone Android xuất xưởng Google không thu được 1 đồng nào từ chính HĐH mà họ phải bỏ ra hàng trăm triệu, thậm chí có thể là hàng tỉ, USD để phát triển?

Nếu bạn từng tự hỏi mình câu đó, bài viết này sẽ cho bạn đáp án.

1. Bản chất của Google

Để trả lời được câu hỏi ở trên, chúng ta phải hiểu về bản chất của Google. Google kinh doanh thứ gì? Có người sẽ nói Google là 1 công ty công cụ tìm kiếm(Google Search), người lại bảo Google là công ty cung cấp dịch vụ email (Gmail), người thì cho rằng Google chuyên cung cấp dịch vụ giải trí (Youtube)... Google có chân rết ở nhiều lĩnh vực đến mức đôi khi người ta quên mất chức năng chính của Google: Một công ty quảng cáo.

Nếu bạn chưa biết, thì chính những mẩu quảng cáo nho nhỏ gắn trong email, kết quả tìm kiếm mà bạn vẫn đang xem hằng ngày, là nguồn sống chính của Google. Chính những dòng chữ trông có vẻ đơn giản và vô hại ấy đã nuôi sống và gây dựng cả 1 đế chế Google hùng mạnh như ngày hôm nay.

Những mẩu quảng cáo nhỏ bé như thế này đã xây dựng nên gã khổng lồ Google.
Google được các công ty khác trả tiền để chèn những mẩu quảng cáo trên vào các kết quả tìm kiếm hoặc trang email của người sử dụng dịch vụ của Google. Vấn đề là, Google đã tìm được cách chèn những quảng cáo ấy khéo léo đến mức người sử dụng đôi khi không hề nhận ra sự hiện diện của chúng.

2. Quảng cáo trúng đích

Điều làm nên thành công của Google là quảng cáo do Google làm rất trúng vào nhu cầu của người xem. Một ví dụ một quảng cáo trên ti vi chẳng hạn như về máy lọc nước Kangaroo. Rõ ràng trong vài chục triệu người Việt Nam xem đoạn quảng cáo đêm hôm đó, chỉ có 1 phần rất nhỏ có nhu cầu mua máy lọc nước. 

Và một khi không có nhu cầu thì quảng cáo đó dù hay tới đâu cũng chỉ như "nước đổ đầu vịt", không hiệu quả. Trong khi đó đơn cử như khi tôi tìm kiếm trên Google bằng từ khóa "học tiếng anh", lập tức 1 loạt các quảng cáo được Google khéo léo chèn vào kết quả tìm kiếm về các trung tâm Anh ngữ ở gần nơi tôi sinh sống. Chắc chắn xác suất tôi cảm thấy hứng thú với mẩu quảng cáo đó sẽ cao hơn nhiều. Và như thế tức là tôi đã "cắn câu" của Google.

Như vậy, quảng cáo càng trúng đối tượng sẽ càng đem lại hiệu quả cao. Thử tưởng tượng nếu Google có thể biết được bạn đang quan tâm đến thứ gì, ở độ tuổi bao nhiêu, đang ở địa điểm nào, mức thu nhập ra sao... những quảng cáo của Google sẽ "đáng sợ" đến mức nào. 

Vấn đề là ở chỗ, làm sao để Google có thể thu thập các thông tin ấy của người sử dụng? 

3. Cách làm khôn khéo

Có thể Google đã dính rất nhiều vụ kiện cáo liên quan đến việc thu thập thông tin cá nhân của người sử dụng và vi phạm quyền riêng tư của họ. Nhưng thực tế cho thấy, mỗi lần vấp ngã là 1 lần Google "khôn" ra, và cách thu thập các thông tin kể trên của hãng này càng ngày càng kín đáo, tinh vi.

Google theo dõi thói quen duyệt web của người sử dụng thông qua 1 công cụ miễn phí là Google Analytics (GA). GA là 1 công cụ được Google cung cấp "miễn phí" cho các quản trị website để theo dõi các thông số về lưu lượng hoạt động trên website của họ, đem lại những thông tin rất quí giá cho người quản trị. 

Đồng thời GA cũng đóng vai trò là 1 "gián điệp 2 mang", đem về cho Google những thông tin về thói quen duyệt web của người dùng internet. Với 1 cơ sở dữ liệu đủ lớn từ GA, Google có thể vẽ ra cả 1 "bản đồ internet" về thói quen tiêu dùng và sự quan tâm của người dùng ở từng độ tuổi, vùng miền để làm cho các quảng cáo được chính xác hơn.

Tương tự như vậy, Google Chrome cũng là 1 sản phẩm theo kiểu "mồi ngon" của Google. Rất nhanh, rất tiện dụng nhưng cũng là 1 công cụ để Google giám sát thói quen duyệt web của người sử dụng. Chưa hết, nếu bạn đang sử dụng Google DNS (8.8.8.8) để vào Facebook ở Việt Nam, bạn cũng đang "cúng" không cho Google những thông tin về việc bạn đang quan tâm đến sản phẩm gì, đang duyệt những website như thế nào. Từ đó Google sẽ biết để dễ bề "mồi chài" bạn bằng các quảng cáo của mình hơn.

4. Bước vào kỷ nguyên "hậu-PC"

Nhưng tất cả những mánh khóe kể trên đều là ở trong thời kỳ mà các PC, laptop đang thống trị thị trường. Giờ đây, khi loài người đang bước vào kỷ nguyên hậu-PC, những phương pháp trên tỏ ra lỗi thời hoặc thiếu hiệu quả. Với sự ra đời của smartphone, rất nhiều người đã chuyển rất nhiều việc tìm kiếm sang các thiết bị cầm tay vốn có ưu điểm là luôn "dính" vào người mọi lúc, mọi nơi. Chẳng hạn như khi tìm kiếm 1 cây xăng khi đang đi trên đường, hoặc 1 mốc ATM gần nơi mình đang đứng, chỉ có duy nhất smartphone mới có thể đáp ứng được nhu cầu này của người dùng trong khi cả các laptop nhỏ gọn nhất cũng không thể giở ra giữa đường được.

Quảng cáo trong 1 ứng dụng miễn phí của Android.  Quảng cáo cũng là nguồn thu chính của các ứng dụng kiểu này.
Và 1 chiếc smartphone cũng nói cho người ta biết nhiều về chủ nhân của nó hơn là 1 chiếc máy tính để bàn. Model của chiếc smartphone phần nào hé lộ độ tuổi và tính cách, giá thành "tố cáo" độ dày hầu bao, và quan trọng nhất, là smartphone luôn đi kèm với người nên vị trí của smartphone là vị trí của người sử dụng. Thử tưởng tượng bạn tìm thông tin về 1 chỗ bán laptop, nếu có 1 quảng cáo về 1 cửa hàng đang hạ giá 20% và chỉ cách chỗ bạn đang đứng 200m, bạn có muốn ghé qua xem thử?

5. Tóm lại, Google kiếm tiền từ Android như thế nào?

Có lẽ nói đến đây bạn đã phần nào mường tượng ra mục đích của Google khi tạo ra Android. Nói ngắn gọn, Google là 1 công ty quảng cáo, để quảng cáo trúng đích, Google phải có thông tin về đối tượng xem những quảng cáo đó. Họ thu thập các thông tin này bằng nhiều cách, và Android đơn giản là 1 công cụ hỗ trợ Google điều tra người dùng.

Bản thân các thiết bị chạy Android cũng là những quầy trưng bày quảng cáo của Google. Bạn có nhớ khi chơi Angry Bird thi thoảng vẫn thấy các mẩu quảng cáo nho nhỏ hiện lên? Các ứng dụng miễn phí trên Android cũng đi kèm quảng cáo. Phần tiền thu được từ các quảng cáo này được Google và người phát triển ứng dụng đó cưa đôi. Nói 1 cách khác, khi cầm theo 1 chiếc smartphone Android trong túi, bạn đang mang theo 1 tên gián điệp luôn tìm cách "nhồi nhét" vào đầu bạn những đoạn quảng cáo mà nó nghĩ rằng bạn sẽ cảm thấy hứng thú. 

Quảng cáo trong Angry Birds.
Bên cạnh quảng cáo, Google còn một vài cách nữa để làm tiền từ Android. Mà đầu tiên là từ việc bán các ứng dụng như Gmail, Google Search cho các nhà sản xuất thiết bị. Cụ thể là những hãng sản xuất như HTC, Motorola... muốn đưa các ứng dụng của Google như Gmail, Google Search vào sản phẩm của mình thì phải trả 1 khoản phí cho Google. 

Tất nhiên khoản phí cho các Google Apps này trên mỗi thiết bị là không đáng kể, nhưng nếu nhân với 130 triệu thiết bị Android từng xuất xưởng (Tính đến 04-2011), đó vẫn sẽ là 1 con số khổng lồ. Triết lý của Google vẫn là: HĐH thì miễn phí, nhưng ứng dụng phải trả tiền và bên phải móc túi là hãng sản xuất. Tất nhiên các hãng có thể chọn không bổ sung các ứng dụng này vào sản phẩm của mình, tuy nhiên với sự tiện dụng của các Google Apps, 1 smartphone Android sẽ mất đi rất nhiều sự hấp dẫn nếu thiếu chúng.

Bên cạnh đó, Android Market cũng là 1 nguồn thu của Google. Cũng giống như Apple, Google thu 1 khoản phí trên mỗi ứng dụng bán được. Mặc dù với tình hình kinh doanh bết bát của Android Market, có lẽ số tiền này cũng không thực sự lớn. Và kể cả trong trường hợp ứng dụng không bán được, Google vẫn thu được tiền vì 1 lập trình viên muốn đăng tải ứng dụng trên Android Market thì phải trả 1 khoản phí gia nhập, và khoản phí này tất nhiên là sẽ chảy vào túi Google.

6. Kiếm được bao nhiêu tiền?

Năm ngoái Google tuyên bố mình tạo ra khoảng 1 tỉ USD thu nhập từ Android. 1 con số khá khiêm tốn nếu so với 23,73 tỉ USD mà Apple kiếm được từ iPhone. Tuy nhiên nếu bạn suy xét cả đến việc Google không bán phần cứng của Android, con số trên hoàn toàn không hề nhỏ.

Cũng trong năm 2010, người ta ước tính, Google kiếm được khoảng 5.9 USD/năm ở mảng quảng cáo trên mỗi thiết bị chạy Android xuất xưởng, và con số này sẽ tiếp tục tăng đến mức 10 USD trong năm 2012. Với 130 triệu thiết bị chạy Android hiện có mặt trên thị trường, chắc chắn Google đang kiếm đều đặn 760 triệu USD mỗi năm, và tỉ suất lợi nhuận trong số thu nhập trên chắc chắn rất cao. 

Thử so sánh với con số 3 triệu máy Windows Phone 7 ra lò và 15$ mà Microsoft kiếm được từ mỗi máy chạy Windows Phone 7 chúng ta sẽ thấy rõ ràng Google kiếm tiền từ Android cũng nhanh chẳng kém gì những hãng bán bản quyền HĐH, thậm chí có phần còn nhanh hơn vì lượng người dùng Android vẫn đang "trương nở" với tốc độ chóng mặt: 300.000 thiết bị kích hoạt mới mỗi ngày.

Kết

Android cũng giống như tất cả các sản phẩm khác của Google, không hề miễn phí như người ta vẫn tưởng. Mặc dù không trực tiếp móc túi khách hàng, nhưng Google luôn tìm cách che mắt người sử dụng 1 cách khéo léo để họ không nhận ra rằng mình đang bị Google "chăn dắt". Nhưng nói cho cùng, không có gì miễn phí hoàn toàn, và Android cũng không phải ngoại lệ. Và sự thực là với những gì mà Google đã làm với Android, rõ ràng họ xứng đáng được hưởng phần của mình. Câu hỏi chỉ còn là: Liệu bạn có thể "chung sống" với tên gián điệp Android hay không mà thôi.

Android hiện tại vẫn chưa phải là cỗ máy in tiền của Google, và có lẽ hãng này cũng không định hướng Android trở thành công cụ kiếm tiền chính của mình. Android trong thời điểm này, và có thể là cả tương lai nữa, sẽ vẫn chỉ là 1 công cụ giúp Google bước vào kỷ nguyên hậu-PC và để gã khổng lồ hiểu tường tận hơn về những khách hàng mà hãng này đang phải nhắm đến hoặc phục vụ.

10 lời khuyên quan trọng cho người làm Email Marketing

Đó là những nguyên tắc quan trọng nhất cho bất cứ ai quản lý hoạt động email marketing.
1. Chỉ gửi email cho những người đã đề nghị để nhận email từ bạn.
2. Nội dung của email phải liên quan đến những vấn đề người nhận quan tâm.
3. Tạo một lịch trình gửi mail hoàn chỉnh và hãy cố gắng tuân theo đúng lịch trình đó.
4. Nếu bạn gửi email cho các doanh nghiệp, hãy gửi vào các ngày từ thứ Ba đến thứ Năm hàng tuần. Thời gian gửi tốt nhất là sau 9:30 sáng hoặc 1:30 chiều, tránh gửi email sau 4:00 chiều hoặc vào cuối tuần.
5. Nếu bạn gửi email cho người tiêu dùng, hãy gửi từ 5:00 tối đến 8:00 tối, và gửi vào từ thứ Ba đến thứ Năm hoặc từ tối thứ Sáu đến trưa ngày Chủ nhật.
6. Để nâng chất lượng gửi email, hãy luôn nhớ thêm vào câu: “Để chắc chắn nhận được email của chúng tôi, hãy thêm địa chỉ email của chúng tôi info@company.com vào Address Book của bạn”.
7. Đặt tên người gửi là tên công ty hoặc tên của một thành viên có uy tín trong công ty, hãy giữ nguyên tên người gửi này trong những lần kế tiếp. Điều quan trọng nhất để người nhận mở email là tên người gửi có quen thuộc với họ hay không?
8. Chắc chắn rằng email của bạn bao gồm cả 2 bản: HTML và Text. Chương trình đọc email của người nhận sẽ tự động nhận biết và chọn định dạng email người nhận có thể đọc.
9. Đừng sử dụng nguyên chữ viết hoa hay quá nhiều dấu chấm than trong câu tiêu đề hay nội dung email, điều này sẽ kích hoạt bộ lọc thư rác của chương trình đọc email.
10. Hãy bổ sung danh sách địa chỉ của bạn bất cứ khi nào bạn có cơ hội. Hãy luôn chuẩn bị cho mình một cuốn sổ nhỏ, hay một mảnh giấy để có thể lưu lại địa chỉ email của những người bạn gặp, đặc biệt là những người quan tâm đến dịch vụ bạn cung cấp.
( trích : tài liệu tất tần tật về email marketing )

Quảng cáo di động sắp bùng nổ

quang-cao.jpg
Quảng cáo di động sắp bùng nổ
ICTnews - Năm 2010, chưa đến 2 tỷ USD được chi cho quảng cáo di động. Nhưng theo nghiên cứu mới nhất của hãng ABI Research, đến năm 2012 con số đó sẽ là hơn 7 tỷ USD, và đến năm 2016, dự đoán 24 tỷ USD sẽ được các công ty dành cho quảng cáo di động.
“Dự báo của ABI Research đã chỉ rõ có một sự bùng nổ mạnh mẽ trong ngành quảng cáo di động”, Giám đốc Neil Strother của ABI Research nói. “Ngày nay, chi phí cho quảng cáo di động chỉ chiếm 2-3% ngân sách quảng cáo của các công ty, nhưng mức chi phí này sẽ bùng nổ trong vài năm tới”.
Cách đây không lâu, các nhà quảng cáo còn nói rằng di động rất hấp dẫn, nhưng chỉ có rất ít người dùng ngó vào các quảng cáo đó, đặc biệt là quảng cáo hiển thị, quảng cáo tương tác và các loại quảng cáo đa phương tiện khác. Tuy nhiên, hiện nay mọi thứ đã thay đổi. Thứ nhất đó là sự nở rộ của smartphone và các thiết bị thông minh khác như máy tính bảng. Thứ hai là sự sinh sôi nảy nở của các ứng dụng di động. Những ứng dụng này rất đa dạng, đó có thể là game, hoặc là những dịch vụ được truy cập qua một trình duyệt web di động. Những trò chơi, dịch vụ này lại được các công ty tài trợ thông qua hình thức quảng cáo.
Hiện nay, kiểu quảng cáo “công nghệ thấp” như SMS vẫn khá hữu dụng, song sắp tới những quảng cáo đa phương tiện, quảng cáo tương tác sẽ là động lực chính thúc đẩy thị trường này.
H.T
Theo Cellular-news
Bài viết đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 76

Thống kê về sự chú ý đến các vị trí trên kết quả tìm kiếm google

Nếu bạn là một doanh nghiệp muốn mua dịch vụ quảng cáo của Google, hãy chắc chắn rằng bạn bỏ tiền ra để mua vị trí hiển thị... thứ 2!
Với việc Google thay đổi cách thức dịch vụ quảng cáo Adwords trên các trang web, nhiều công ty sử dụng dịch vụ này của gã khổng lồ công nghệ đang cố bỏ ra những khoản tiền không hề nhỏ vào Google để được “xếp hạng” cao hơn những đối thủ cạnh tranh của họ. Từ đó con đường đến với khách hàng của những công ty này cũng được rút ngắn lại phần nào.
Tuy nhiên một nghiên cứu gần đây của tổ chức nghiên cứu thị trường trực tuyến Miratech đã chỉ ra rằng: những công ty mua dịch vụ quảng cáo hoàn toàn không nên bỏ ra những khoản tiền lớn chỉ để “mua” thứ hạng đầu tiên trong bản danh sách của Google. Lý do được đưa ra khá bất ngờ: Những đường dẫn hay những công ty có kết quả hiển thị ở vị trí thứ hai trong danh sách kết quả tìm kiếm của gã khổng lồ công nghệ lại được chú ý nhiều hơn kết quả ở phía trên nó, nếu xét theo thời gian một người nhìn vào danh sách những đường dẫn quảng cáo trên trang chủ Google.
Kết quả của cuộc điều tra này đã được rút ra sau khi tiến hành không chỉ một, mà là đến hai bài kiểm tra độc lập để chắc chắn mức độ khách quan của câu trả lời: người sử dụng luôn chú ý nhiều hơn đến mẩu quảng cáo thứ 2 khi hai mẩu quảng cáo cùng được hiển thị đầu tiên trong trang kết quả tìm kiếm. Cụ thể hơn, trong khi mỗi người chỉ bỏ ra trung bình khoảng 0,8 giây để đọc lướt qua thông tin ở mẩu Adwords đầu tiên, thì ở đoạn quảng cáo thứ 2, khoảng thời gian ấy là 1 giây.
Không chỉ dừng lại ở đó, cuộc điều tra tiếp tục khi Miratech cho hiển thị cùng luc 3 đoạn quảng cáo chữ trên Google. Rốt cuộc kết quả cũng chẳng khác là bao, khi thời gian trung binh một người chú ý vào đoạn quảng cáo thứ 1 và 3 lần lượt là 0,93 và 0,9 giây, còn đoạn quảng cáo thứ 2 là 1,3 giây.
Kết quả cuộc điều tra của Miratech: trong bức ảnh, những vùng
màu càng nóng là những vùng được mắt để ý tới.
Kết quả này cho thấy những người sử dụng Google đã quen với cách họ đọc những kết quả tìm kiếm của Google. Những cuộc kiểm tra khác cũng cho thấy kết quả tìm kiếm (không phải quảng cáo “sponsored links”) đầu tiên được chú ý nhiều gấp 1,6 lần kết quả tìm kiếm thứ 2.
Cuộc thử nghiệm này được tiến hành với sự trợ giúp của công nghệ theo dõi chuyển động mắt tiên tiến. Ở cuộc kiểm tra đầu tiên, 24 người đã tham gia, trong đó có 9 người Pháp, 7 người Nhật và 8 người Mỹ. Còn ở cuộc kiểm tra thứ 2 chỉ có 20 người (10 người Pháp và 10 người Mỹ) tham gia.
Tham khảo TheNextWeb

Thuê quảng cáo status yahoo

Chỉ cần đặt status theo yêu cầu của công ty này, bạn sẽ được trả 200 ngàn đồng 1 tháng.
Mới đây, một công ty tin học có trụ sở tại Hà Nội đã cho đăng tải thông báo:"Mua bản quyền nick Yahoo! để đặt quảng cáo trên status". Theo đoạn giới thiệu này, bạn chỉ cần đặt status theo yêu cầu của công ty ít nhất 2 tiếng/ ngày trong một tháng thì sẽ nhận được 10USD (khoảng 200 ngàn)/ tháng. Nội dung của quảng cáo xoay quanh các sản phẩm, dịch vụ tin học mà công ty này cung cấp.
 
Ngay lập tức, thông tin gây được sự chú ý cao từ phía người dùng internet. Một phần bởi hình thức quảng cáo khá mới lạ, một phần bởi mức phí thanh toán khá hấp dẫn cho ứng viên.
 
Đa phần, các ý kiến đều cho rằng hình thức hợp tác này khá đơn giản, chỉ cần "bật nick là đã có tiền". Bản thân công ty tin học trên cũng có thời gian kinh doanh lâu và ít nhiều tạo được uy tín với khách hàng trong nước, nên càng khiến nhiều người tin hơn vào nội dung thông báo. Tại phần tin tức trên trang chủ công ty, chúng tôi cũng tìm thấy đoạn thông báo được viết chi tiết kèm email và số điện thoại liên lạc cụ thể.
 
 
Thử liên lạc với số điện thoại này, chúng tôi được anh Sơn (nhân viên của công ty) cho biết đoạn thông báo trên mạng hoàn toàn nghiêm túc. Công ty đã lên kế hoạch để quảng cáo qua kênh này và sẵn sàng ký hợp động với người tham gia. Nhân viên này cũng cho biết thêm, số lượng người gọi điện hỏi rất nhiều nên buộc phải dùng  hình thức xét tuyển để chọn ra những người phù hợp nhất. Theo anh này, việc lựa chọn phụ thuộc vào số lượng bạn bè trong nick Yahoo!, số lượng bạn bè thường xuyên online. Ứng viên cũng phải đảm bảo được nick Yahoo! của mình mở ít nhất 2 tiếng/ ngày trong giờ hành chính...
 
Chưa rõ, hiệu quả của chiến dịch quảng cáo này tới đâu, nhưng xét về mặt ý tưởng thì đây quả là một cách làm khá mới mẻ ở Việt Nam. Nhiều người cho rằng, điều quan trọng nhất là công ty này phải lựa chọn được các nick chat thật sự hiệu quả trong việc đặt status, loại được các trường hợp tạo nhiều nick (với danh sách bạn bè giống nhau), tính toán sao cho độ phủ thông tin đến khách hàng là lớn nhất.
 
(Tổng hợp)

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes