ADS 1

Showing posts with label google. Show all posts
Showing posts with label google. Show all posts

Các sản phẩm tuyệt vời làm nên thành công của google

21 trong số 100 website có lượng truy cập nhiều nhất thế giới theo Alexa là của Google, trong đó ngoài các website tìm kiếm, còn có một số dịch vụ khác như YouTube, Blogger......

 

Những sản phẩm làm nên tên tuổi Google
Những tên miền của Google trong top 100 site được truy cập nhiều nhất
Bên cạnh việc thống trị thị trường tìm kiếm trực tuyến, Google còn sở hữu một số sản phẩm, dịch vụ hàng đầu khác trong lĩnh vực chia sẻ video, blog, bản đồ và email. Ngoài ra, trình duyệt Chrome và nền tảng hệ điều hành Android cũng đang từng bước vươn lên mạnh mẽ, trở thành những đối trọng đáng gờm thực sự với các đối thủ của mình.
Dưới đây là những sản phẩm đã góp phần làm nên tên tuổi của Google - thương hiệu đắt giá nhất thế giới hiện nay:
Google Search
Không có gì ngạc nhiên khi Google.com là tên miền web được truy cập nhiều nhất thế giới, theo số liệu của Alexa. Ngoài ra, công ty này còn có tên miền ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ước tính là khoảng 180 phiên bản Google Search ứng với mỗi thứ tiếng trên thế giới (ở Việt Nam là Google.com.vn).
Theo thống kê của StatCount, Google đang chiếm hơn 90% thị phần mảng tìm kiếm trên mạng, ngoài ra Google Search còn tích hợp các tính năng Google News (tin tức), Google Finance (tài chính) bên cạnh tính năng tìm kiếm hình ảnh (Image Search).
Ngoài Web Search, Google cũng đang độc chiếm mảng Mobile Search. Google hiện là công cụ tìm kiếm mặc định cho hầu hết các dòng điện thoại thông minh với 97% thị phần.
YouTube
Những sản phẩm làm nên tên tuổi Google
YouTube là dịch vụ xem video trực tuyến lớn nhất thế giới hiện nay. Trung bình mỗi tháng, YouTube sở hữu khoảng 500 triệu lượt truy cập. Không chỉ có vậy, 82% trong số những đoạn video được nhúng vào blog và các diễn đàn đều từ trang web khổng lồ này.
Google Blog
Những sản phẩm làm nên tên tuổi Google
Sản phẩm của Google là một trong những nền tảng blog lớn nhất thế giới. Trong năm 2010, Blogger đón tiếp hơn 400 triệu lượt truy cập.
Google Maps
Những sản phẩm làm nên tên tuổi Google
Không chỉ là dịch vụ bản đồ trực tuyến được sử dụng nhiều nhất trên máy tính, Google Maps cũng “thống trị” luôn cả thị phần smartphone.
Gmail
Những sản phẩm làm nên tên tuổi Google
Có lẽ không cần phải nói nhiều về dịch vụ thư điện tử hiện đang có 200 triệu tài khoản cùng hoạt động trên thế giới này.
Chrome
Những sản phẩm làm nên tên tuổi Google
Trong vài năm trở lại đây, sự phát triển của trình duyệt web đến từ Google đã cùng một lúc đe doạ nhiều tên tuổi trình duyệt khác như IE hay Mozilla Firefox. Hiện tại, Chrome đang giữ khoảng 17% thị phần trình duyệt web toàn thế giới.
Android
Những sản phẩm làm nên tên tuổi Google
Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến hệ điều hành di động phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay - Android. Ước tính mỗi ngày có 350 ngàn thiết bị sử dụng Android mới ra đời.

google vẫn là công cụ tìm kiếm lớn nhất

 Mặc cho sự phát triển cực kỳ mạnh mẽ của công cụ tìm kiếm facebook và youtube, sự cạnh tranh của yahoo hay bing. Google vẫn là cỗ máy tìm kiếm lớn nhất với lượng sử dụng lớn nhất trên toàn cầu.




Trong suốt tháng Hai, khi mà những khó khăn do việc thay đổi chính sách bảo mật gia tăng, Google vẫn thu hút được 66,4% lượt tìm kiếm, tăng nhẹ so với con số 66,2% của tháng trước theo tính toán của Comscore.

Google vẫn là công cụ tìm kiếm được sử dụng hàng đầu - Ảnh minh hoạ Internet

Đứng vị trí thứ hai với khoảng cách khá xa là Bing của Microsoft với 15,3% các lượt tìm kiếm. Trong khi đó, Yahoo, trượt nhẹ từ mức 14,1% xuống còn 13,8%, đứng thứ 3 trong số các trang tìm kiếm thông dụng nhất.
Pew Internet đã thực hiện một cuộc khảo sát để chứng minh Google vẫn giữ vị trí số 1 trên thị trường các công cụ tìm kiếm. Gần 83% trong tổng số 2.200 người tham gia khảo sát cho biết họ vẫn sử dụng Google và 91% hài lòng với kết quả tìm kiếm nhận được.
Khi có những thay đổi về chính sách bảo mật, Comscore cho biết rằng người dùng hầu như không quan trong lắm về vấn đề này, chính vì thế mà vị trí của Google vẫn không có gì thay đổi. Tuy nhiên họ cũng nói thêm rằng họ vẫn không thích cảm giác mọi hoạt động tìm kiếm của họ sẽ bị theo dõi và trở thành cơ sở thực tế cho những báo cáo kết quả hoạt động sau này của Google.
Theo PCworld

Những hình ảnh vui nhộn về cuộc chiến google plus và facebook

Thấy vui vui thì tập hợp lại :D
Dưới đây chủ yếu là các hình ảnh được chia sẻ trên google + nên đa phần ưu ái google hơn. :D

 - Google và Facebook đang đánh nhau ở đâu?

- Facebook tiêu tốn thời gian của người dùng gấp 135 lần Google+

.
Mark Zuckerberg Don't Mention Google Plus Live vs PlusI Was On Google Plus First

Gang Sign
I Cab Explain
Google Plus vs Facebook
Zidane
Football- Google Plus vs Facebook Football- Google Plus vs Facebook 
Snooker: Google vs Facebook
Google Slaps Facebook
Moving to Google Plus
Google Plus Cruise Ship
Facebook vs Google Plus
Google Plus Hook Me Up

Facebook vs Google Plus 

Facebook vs Google Plus

Sự kiện : Internet marketing "Khảo sát, tìm kiếm khách hàng tiềm năng"



Thân mời các bạn tham dự sự kiện :


Internetmarketing
"Khảo sát, tìm kiếm khách hàng tiềm năng,
kỹ năng sử dụng email marketing và công cụ google analystics”

Khách mời của chương trình:
Anh Cao Vi Long
Phụ trách Marketing Trực tuyến tại công ty cổ phần Vật Giá Việt Nam

Thời gian: 18h30 tối thứ 4 : 14/9/2011
Địa điểm: Phòng G401, G402 Đại học Thương mại
Bạn vui lòng đăng ký vào form dưới đây
http://eplusclub.net/showthread.php?362-su-kien-Internet-marketing-quot-Khao-sat-tim-kiem-khach-hang-tiem-nang-quot-
Chi tiết vui lòng liên hệ
Ms. Hằng ( 01656 078 447)
Mr Thịnh ( 0982670546)
Mr Dũng (01689913019)

Google đưa nội dung trên Google+vào kết quả tìm kiếm



ICTnews - Người dùng Google+ sẽ thấy đường dẫn do bạn bè chia sẻ qua Google+ được đánh dấu trong kết quả tìm kiếm Google.


Theo Giám đốc phụ trách sản phẩm Sagar Kamdar của Google, tính năng này chỉ hoạt động đối với người dùng Google+ đang đăng nhập tài khoản Google. Ông Sagar Kamdar đưa ra ví dụ là nếu trong số những người bạn kết nối qua Google+ có chia sẻ đường link nói về nhà hàng “Uncle Zhou in Queens”, khi bạn đăng nhập tài khoản Google và tìm kiếm với từ khóa “Uncle Zhou in Queens” trên Google, bạn sẽ thấy bên dưới kết quả tìm kiếm dẫn tới liên kết đó có thông báo đã được chia sẻ qua Google+ bởi người nào.



search.jpg
"Andrew Hyatt đã chia sẻ đường dẫn này trên Google+"
Google cũng nhấn mạnh chỉ những bài đăng được công bố mới xuất hiện trong kết quả tìm kiếm để đảm bảo chế độ riêng tư cho người dùng. Việc thêm bài đăng Google+ vào kết quả tìm kiếm khá tiện ích cho người dùng muốn tìm hiểu về những gì mà bạn bè mình cùng quan tâm, xem bình luận của mọi người về vấn đề mình đang tìm kiếm và phát hiện ra những người có cùng sở thích.
Trước đây không lâu, Facebook – đối thủ nặng kí của Google+ -  đã được tích hợp vào công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft. Tuy nhiên, Google+ vẫn có ưu thế khi Google là công cụ tìm kiếm chiếm thị phần cao nhất.
Theo bài đăng trên blog của Google, tính năng mới sẽ hoạt động trong vài ngày tới.
Phạm Duyên
Tổng hợp

Google kiếm tiền từ Android như thế nào?

Có bao giờ bạn từng thắc mắc: Phải chăng Google đang "làm từ thiện" khi ném ra hàng trăm triệu USD để phát triển Android rồi lại "phân phát" HĐH này hoàn toàn miễn phí? Sự thật đằng sau những mánh khóe "làm tiền" của Google.

Nếu bạn có đôi chút quan tâm đến smartphone trong vòng 1 vài năm trở lại đây, có lẽ bạn sẽ khó lòng không nghe đến cái tên Android. HĐH dành cho các thiết bị cầm tay như smartphone, tablet của Google ra đời cách đây hơn 2 năm, và đi lên từ con số 0 để trở thành hệ điều hành phổ biến nhất trên điện thoại di động. Một trong những lý do khiến Android trở nên phổ biến là việc HĐH này được Google phát hành dưới dạng mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí. Điều này có nghĩa là tất cả các hãng sản xuất như HTC, Samsung, Motorola, LG... đều có thể sản xuất smartphone Android mà không mất 1 đồng chi phí bản quyền nào trả cho Google.

Android có thực sự miễn phí như Google quảng cáo?
Trước khi Android ra mắt, người ta từng rất hào hứng với ý tưởng gã khổng lồ tìm kiếm tham gia vào thị trường điện thoại di động. Sau khi có thông tin Google mua lại 1 HĐH dành cho các thiết bị cầm tay, nhiều người đã mơ đến 1 chiếc Google Phone hoặc việc Google sẽ tham gia vào thị trường dịch vụ viễn thông. Và với truyền thống cung cấp "đồ chùa" cho cộng đồng mạng của Google, người ta mong chờ những chiếc smartphone giá rẻ bèo hoặc 1 nhà mạng cho phép gọi điện nhắn tin thoải mái mà không phải trả 1 xu nào. 

Đến hôm nay thì chúng ta biết rằng những mộng tưởng ấy đã không trở thành sự thực. Google không sản xuất phần cứng cũng như không cung cấp dịch vụ viễn thông theo kiểu truyền thống trên mạng 3G hoặc CDMA. Nhưng những gì mà Google đem đến cho người sử dụng có lẽ cũng tuyệt vời không kém: 1 HĐH di động tối tân và "hoàn toàn miễn phí".

Sự dễ dãi của Android và việc HĐH này hoàn toàn miễn phí đã giúp các hãng sản xuất dễ dàng tiếp cận với Android hơn, và kết quả là một binh đoàn các smartphone có cộp dấu Android xâm chiếm thị trường chỉ trong nháy mắt, đem đến cho người dùng cuối hàng trăm sự lựa chọn. Người sử dụng hài lòng vì có được chiếc điện thoại như ý, hãng sản xuất phần cứng thì sung sướng vì bán được hàng. 

Nhưng còn Google? Liệu Google có cảm thấy sung sướng trước sự thành công của Android nếu hãng này không kiếm được 1 xu từ nó? Chắc chắn là không. Google không phải là 1 tổ chức từ thiện, Android, không nghi ngờ gì, là 1 công cụ "làm tiền" của Google. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là, liệu Google kiếm tiền từ Android như thế nào, nếu với mỗi chiếc smartphone Android xuất xưởng Google không thu được 1 đồng nào từ chính HĐH mà họ phải bỏ ra hàng trăm triệu, thậm chí có thể là hàng tỉ, USD để phát triển?

Nếu bạn từng tự hỏi mình câu đó, bài viết này sẽ cho bạn đáp án.

1. Bản chất của Google

Để trả lời được câu hỏi ở trên, chúng ta phải hiểu về bản chất của Google. Google kinh doanh thứ gì? Có người sẽ nói Google là 1 công ty công cụ tìm kiếm(Google Search), người lại bảo Google là công ty cung cấp dịch vụ email (Gmail), người thì cho rằng Google chuyên cung cấp dịch vụ giải trí (Youtube)... Google có chân rết ở nhiều lĩnh vực đến mức đôi khi người ta quên mất chức năng chính của Google: Một công ty quảng cáo.

Nếu bạn chưa biết, thì chính những mẩu quảng cáo nho nhỏ gắn trong email, kết quả tìm kiếm mà bạn vẫn đang xem hằng ngày, là nguồn sống chính của Google. Chính những dòng chữ trông có vẻ đơn giản và vô hại ấy đã nuôi sống và gây dựng cả 1 đế chế Google hùng mạnh như ngày hôm nay.

Những mẩu quảng cáo nhỏ bé như thế này đã xây dựng nên gã khổng lồ Google.
Google được các công ty khác trả tiền để chèn những mẩu quảng cáo trên vào các kết quả tìm kiếm hoặc trang email của người sử dụng dịch vụ của Google. Vấn đề là, Google đã tìm được cách chèn những quảng cáo ấy khéo léo đến mức người sử dụng đôi khi không hề nhận ra sự hiện diện của chúng.

2. Quảng cáo trúng đích

Điều làm nên thành công của Google là quảng cáo do Google làm rất trúng vào nhu cầu của người xem. Một ví dụ một quảng cáo trên ti vi chẳng hạn như về máy lọc nước Kangaroo. Rõ ràng trong vài chục triệu người Việt Nam xem đoạn quảng cáo đêm hôm đó, chỉ có 1 phần rất nhỏ có nhu cầu mua máy lọc nước. 

Và một khi không có nhu cầu thì quảng cáo đó dù hay tới đâu cũng chỉ như "nước đổ đầu vịt", không hiệu quả. Trong khi đó đơn cử như khi tôi tìm kiếm trên Google bằng từ khóa "học tiếng anh", lập tức 1 loạt các quảng cáo được Google khéo léo chèn vào kết quả tìm kiếm về các trung tâm Anh ngữ ở gần nơi tôi sinh sống. Chắc chắn xác suất tôi cảm thấy hứng thú với mẩu quảng cáo đó sẽ cao hơn nhiều. Và như thế tức là tôi đã "cắn câu" của Google.

Như vậy, quảng cáo càng trúng đối tượng sẽ càng đem lại hiệu quả cao. Thử tưởng tượng nếu Google có thể biết được bạn đang quan tâm đến thứ gì, ở độ tuổi bao nhiêu, đang ở địa điểm nào, mức thu nhập ra sao... những quảng cáo của Google sẽ "đáng sợ" đến mức nào. 

Vấn đề là ở chỗ, làm sao để Google có thể thu thập các thông tin ấy của người sử dụng? 

3. Cách làm khôn khéo

Có thể Google đã dính rất nhiều vụ kiện cáo liên quan đến việc thu thập thông tin cá nhân của người sử dụng và vi phạm quyền riêng tư của họ. Nhưng thực tế cho thấy, mỗi lần vấp ngã là 1 lần Google "khôn" ra, và cách thu thập các thông tin kể trên của hãng này càng ngày càng kín đáo, tinh vi.

Google theo dõi thói quen duyệt web của người sử dụng thông qua 1 công cụ miễn phí là Google Analytics (GA). GA là 1 công cụ được Google cung cấp "miễn phí" cho các quản trị website để theo dõi các thông số về lưu lượng hoạt động trên website của họ, đem lại những thông tin rất quí giá cho người quản trị. 

Đồng thời GA cũng đóng vai trò là 1 "gián điệp 2 mang", đem về cho Google những thông tin về thói quen duyệt web của người dùng internet. Với 1 cơ sở dữ liệu đủ lớn từ GA, Google có thể vẽ ra cả 1 "bản đồ internet" về thói quen tiêu dùng và sự quan tâm của người dùng ở từng độ tuổi, vùng miền để làm cho các quảng cáo được chính xác hơn.

Tương tự như vậy, Google Chrome cũng là 1 sản phẩm theo kiểu "mồi ngon" của Google. Rất nhanh, rất tiện dụng nhưng cũng là 1 công cụ để Google giám sát thói quen duyệt web của người sử dụng. Chưa hết, nếu bạn đang sử dụng Google DNS (8.8.8.8) để vào Facebook ở Việt Nam, bạn cũng đang "cúng" không cho Google những thông tin về việc bạn đang quan tâm đến sản phẩm gì, đang duyệt những website như thế nào. Từ đó Google sẽ biết để dễ bề "mồi chài" bạn bằng các quảng cáo của mình hơn.

4. Bước vào kỷ nguyên "hậu-PC"

Nhưng tất cả những mánh khóe kể trên đều là ở trong thời kỳ mà các PC, laptop đang thống trị thị trường. Giờ đây, khi loài người đang bước vào kỷ nguyên hậu-PC, những phương pháp trên tỏ ra lỗi thời hoặc thiếu hiệu quả. Với sự ra đời của smartphone, rất nhiều người đã chuyển rất nhiều việc tìm kiếm sang các thiết bị cầm tay vốn có ưu điểm là luôn "dính" vào người mọi lúc, mọi nơi. Chẳng hạn như khi tìm kiếm 1 cây xăng khi đang đi trên đường, hoặc 1 mốc ATM gần nơi mình đang đứng, chỉ có duy nhất smartphone mới có thể đáp ứng được nhu cầu này của người dùng trong khi cả các laptop nhỏ gọn nhất cũng không thể giở ra giữa đường được.

Quảng cáo trong 1 ứng dụng miễn phí của Android.  Quảng cáo cũng là nguồn thu chính của các ứng dụng kiểu này.
Và 1 chiếc smartphone cũng nói cho người ta biết nhiều về chủ nhân của nó hơn là 1 chiếc máy tính để bàn. Model của chiếc smartphone phần nào hé lộ độ tuổi và tính cách, giá thành "tố cáo" độ dày hầu bao, và quan trọng nhất, là smartphone luôn đi kèm với người nên vị trí của smartphone là vị trí của người sử dụng. Thử tưởng tượng bạn tìm thông tin về 1 chỗ bán laptop, nếu có 1 quảng cáo về 1 cửa hàng đang hạ giá 20% và chỉ cách chỗ bạn đang đứng 200m, bạn có muốn ghé qua xem thử?

5. Tóm lại, Google kiếm tiền từ Android như thế nào?

Có lẽ nói đến đây bạn đã phần nào mường tượng ra mục đích của Google khi tạo ra Android. Nói ngắn gọn, Google là 1 công ty quảng cáo, để quảng cáo trúng đích, Google phải có thông tin về đối tượng xem những quảng cáo đó. Họ thu thập các thông tin này bằng nhiều cách, và Android đơn giản là 1 công cụ hỗ trợ Google điều tra người dùng.

Bản thân các thiết bị chạy Android cũng là những quầy trưng bày quảng cáo của Google. Bạn có nhớ khi chơi Angry Bird thi thoảng vẫn thấy các mẩu quảng cáo nho nhỏ hiện lên? Các ứng dụng miễn phí trên Android cũng đi kèm quảng cáo. Phần tiền thu được từ các quảng cáo này được Google và người phát triển ứng dụng đó cưa đôi. Nói 1 cách khác, khi cầm theo 1 chiếc smartphone Android trong túi, bạn đang mang theo 1 tên gián điệp luôn tìm cách "nhồi nhét" vào đầu bạn những đoạn quảng cáo mà nó nghĩ rằng bạn sẽ cảm thấy hứng thú. 

Quảng cáo trong Angry Birds.
Bên cạnh quảng cáo, Google còn một vài cách nữa để làm tiền từ Android. Mà đầu tiên là từ việc bán các ứng dụng như Gmail, Google Search cho các nhà sản xuất thiết bị. Cụ thể là những hãng sản xuất như HTC, Motorola... muốn đưa các ứng dụng của Google như Gmail, Google Search vào sản phẩm của mình thì phải trả 1 khoản phí cho Google. 

Tất nhiên khoản phí cho các Google Apps này trên mỗi thiết bị là không đáng kể, nhưng nếu nhân với 130 triệu thiết bị Android từng xuất xưởng (Tính đến 04-2011), đó vẫn sẽ là 1 con số khổng lồ. Triết lý của Google vẫn là: HĐH thì miễn phí, nhưng ứng dụng phải trả tiền và bên phải móc túi là hãng sản xuất. Tất nhiên các hãng có thể chọn không bổ sung các ứng dụng này vào sản phẩm của mình, tuy nhiên với sự tiện dụng của các Google Apps, 1 smartphone Android sẽ mất đi rất nhiều sự hấp dẫn nếu thiếu chúng.

Bên cạnh đó, Android Market cũng là 1 nguồn thu của Google. Cũng giống như Apple, Google thu 1 khoản phí trên mỗi ứng dụng bán được. Mặc dù với tình hình kinh doanh bết bát của Android Market, có lẽ số tiền này cũng không thực sự lớn. Và kể cả trong trường hợp ứng dụng không bán được, Google vẫn thu được tiền vì 1 lập trình viên muốn đăng tải ứng dụng trên Android Market thì phải trả 1 khoản phí gia nhập, và khoản phí này tất nhiên là sẽ chảy vào túi Google.

6. Kiếm được bao nhiêu tiền?

Năm ngoái Google tuyên bố mình tạo ra khoảng 1 tỉ USD thu nhập từ Android. 1 con số khá khiêm tốn nếu so với 23,73 tỉ USD mà Apple kiếm được từ iPhone. Tuy nhiên nếu bạn suy xét cả đến việc Google không bán phần cứng của Android, con số trên hoàn toàn không hề nhỏ.

Cũng trong năm 2010, người ta ước tính, Google kiếm được khoảng 5.9 USD/năm ở mảng quảng cáo trên mỗi thiết bị chạy Android xuất xưởng, và con số này sẽ tiếp tục tăng đến mức 10 USD trong năm 2012. Với 130 triệu thiết bị chạy Android hiện có mặt trên thị trường, chắc chắn Google đang kiếm đều đặn 760 triệu USD mỗi năm, và tỉ suất lợi nhuận trong số thu nhập trên chắc chắn rất cao. 

Thử so sánh với con số 3 triệu máy Windows Phone 7 ra lò và 15$ mà Microsoft kiếm được từ mỗi máy chạy Windows Phone 7 chúng ta sẽ thấy rõ ràng Google kiếm tiền từ Android cũng nhanh chẳng kém gì những hãng bán bản quyền HĐH, thậm chí có phần còn nhanh hơn vì lượng người dùng Android vẫn đang "trương nở" với tốc độ chóng mặt: 300.000 thiết bị kích hoạt mới mỗi ngày.

Kết

Android cũng giống như tất cả các sản phẩm khác của Google, không hề miễn phí như người ta vẫn tưởng. Mặc dù không trực tiếp móc túi khách hàng, nhưng Google luôn tìm cách che mắt người sử dụng 1 cách khéo léo để họ không nhận ra rằng mình đang bị Google "chăn dắt". Nhưng nói cho cùng, không có gì miễn phí hoàn toàn, và Android cũng không phải ngoại lệ. Và sự thực là với những gì mà Google đã làm với Android, rõ ràng họ xứng đáng được hưởng phần của mình. Câu hỏi chỉ còn là: Liệu bạn có thể "chung sống" với tên gián điệp Android hay không mà thôi.

Android hiện tại vẫn chưa phải là cỗ máy in tiền của Google, và có lẽ hãng này cũng không định hướng Android trở thành công cụ kiếm tiền chính của mình. Android trong thời điểm này, và có thể là cả tương lai nữa, sẽ vẫn chỉ là 1 công cụ giúp Google bước vào kỷ nguyên hậu-PC và để gã khổng lồ hiểu tường tận hơn về những khách hàng mà hãng này đang phải nhắm đến hoặc phục vụ.

10 triệu người dùng goole + sau 2 tuần

Con số khủng khiếp này liệu có trang web nào có thể vượt qua được, hic

Google+ chính thức đạt 10 triệu người dùng
ICTnews - Mạng xã hội sinh sau đẻ muộn của Google trở thành mạng xã hội phát triển nhanh nhất với 10 triệu người dùng sau hơn 2 tuần ra mắt.
Google + đạt mức 10 triệu người dùng

Thực tế, con số 10 triệu người dùng đã được công bố từ đầu tuần từ các bên thứ 3. Tuy nhiên, hôm nay Larry Page – CEO của Google mới chính thức xác nhận tại cuộc họp tổng kết quý 2 của công ty.
Page phát biểu trong cuộc họp: “Tôi thực sự phấn khích vì phản ứng của công chúng tới Google+.” Larry cũng mong muốn công ty sẽ tạo ra nhiều hơn nữa những sản phẩm dễ dàng sử dụng và độc đáo như Google+, với các tính năng Circles hay Hangouts rất gần với các tương tác trong đời sống thực.
Google+ được tung ra hôm 28/6 nhưng chỉ được cung cấp giới hạn cho một số người dùng, sau đó họ có thể mời người khác gia nhập Google+. Page nhấn mạnh dịch vụ này mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm, với nhiều rào cản, tuy nhiên công ty đang tiếp tục mở rộng phạm vi người dùng. Con số 10 triệu người chính là “thành tựu tuyệt vời” cho những nỗ lực của đội phát triển Google+.
Không chỉ bùng nổ dân số, Google+ còn chứng kiến hàng tấn thông tin được chia sẻ mỗi ngày từ người dùng. Thành tích này được hỗ trợ bởi nút +1, đang được sử dụng 2,3 tỉ lượt duyệt web một ngày.
Larry Page tham vọng “muốn tạo ra những sản phẩm mà mọi người sẽ sử dụng 2 lần/ngày, giống như kem đánh răng vậy. Chúng tôi đã phát triển G+ theo cách đó, và kết hợp cùng kinh nghiệm chia sẻ từ các sản phẩm, dịch vụ trước của Google.”
Hiện tại, theo thống kê của Socialstastic.com, CEO Google đứng thứ 2 trong danh sách những người được “theo đuôi” nhiều nhất trên Google+. Larry xếp sau Robert Scoble – người vừa giành ngôi vị đầu bảng từ tay Mark Zuckerberg sau khi CEO Facebook đóng tài khoản G+ của mình.
Du Lam
Theo Cnet

Cũng theo ICT News giá cổ phiếu của google tăng đến 11% sau khi hãng này cho ra mắt google +
in.reuters.com.jpg
Google sẽ ra sao với Google+?
ICTnews - Lợi nhuận của Google Inc và mạng xã hội mới Google+ sẽ là điểm gây chú ý cao độ đối với các nhà đầu tư.
Google sẽ báo cáo các kết quả theo quý sau phiên đóng cửa thị trường vào ngày thứ 5 (14/7).
Công ty tìm kiếm số 1 thế giới này đã phải chi tiêu rất nhiều và “dấn mình” vào một cuộc chơi nhằm kiếm lợi trong những tháng gần đây khi đối đầu với các đối thủ như Facebook, Apple Inc, Microsoft Corp và Groupon.
Chi tiêu tăng trong quý trước đã “ăn” vào phần lợi nhuận của Google, kéo cổ phiếu của công ty này giảm 8% sau khi nó công bố kết quả kinh doanh của quý đó.
Sameet Sinha, một nhà phân tích của B. Riley & Co cho biết, mạng xã hội mới ra gần đây của Google, Google+, có thể giảm nhiệt cho những chi tiêu của công ty này và khiến các nhà đầu tư phố Wall cảm thấy thoải mái hơn đối với ông Lary Page nhà đồng sáng lập Google, người giữ cương vị CEO hồi tháng 4.
Sinha cho biết: “ Google+ đang đạt được một số thành quả”. Từ khi Google cho ra mắt Google+ vào cuối tháng 6, cổ phiếu của công ty đã tăng gần 11%, đóng cửa ở mức  538,26 USD vào hôm thứ 4 (13/7).
Các nhà phân tích đang tìm kiếm một lợi nhuận net, mà nó không bao gồm phí Google chi trả cho các trang mạng đối tác, 6,54 tỷ USD trong quý 2.
Theo SmartEstimate của StarMine, Google có thể cho đăng mức tiền lãi đã được điều chỉnh là 7,76 USD/cổ phiếu, thấp hơn 10 cent so với mức mong đợi trung bình của các nhà phân tích cho EPS là 7,86 USD.
Các nhà đầu tư cũng đang rất trông đợi được biết các chi tiết về cuộc điều tra của Hội đồng Thương Mại Liên Bang Hoa Kỳ về các hoạt động kinh doanh của Google cũng như những nhận xét về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu đến kinh doanh quảng cáo.
Phạm Khánh
Theo Reuters

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes