ADS 1

Showing posts with label Tin tức TMDT. Show all posts
Showing posts with label Tin tức TMDT. Show all posts

Để khảo sát khách hàng trực tuyến hiệu quả



 Khách hàng của bạn có đang thật sự hạnh phúc và hài lòng với những sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp cho họ? Khảo sát trực tuyến là một phương thức không mới nhưng rất có hiệu quả để tìm hiểu cảm nghĩ của họ. Do nhiều người không thích tham gia trả lời khảo sát trực tuyến, bạn nên tìm chọn những cách thức hữu ích để thu nhận được ý kiến chân thành từ các khách hàng của mình theo vài chỉ dẫn dưới đây.

Tận dụng khảo sát trực tuyến tích cực hơn. Hãy đính kèm trong bất kỳ thư điện tử quảng cáo, bản tin định kỳ hoặc hóa đơn bán hàng trên mạng một đường link truyền đến bản khảo sát trực tuyến mà bạn đã đăng.

Nên tìm hiểu về những công cụ khảo sát trực tuyến miễn phí và dễ dàng sử dụng hiện có hoặc học tập cách ứng dụng tân tiến của trang Survey Monkey đang khá nổi trong cộng đồng mạng.

Thực hiện cuộc bình chọn trực tuyến. Lý do khiến việc bình chọn luôn tỏ ra phổ biến là mọi người đều muốn bộc lộ suy nghĩ của họ và cũng muốn biết người khác nói gì.

Việc bình chọn trong một chừng mực nào đó thường tỏ ra hấp dẫn hơn và ít mang tính bắt buộc, áp đặt hơn so với việc trả lời câu hỏi khảo sát. Hãy tạo ra một cuộc bình chọn trên blog hoặc website doanh nghiệp hoặc đăng tải chúng trên trang Facebook của công ty mình.
Hiện tại, Facebook cũng đang cung cấp một công cụ “siêu dễ” để tiến hành thăm dò quan điểm của nhiều người về nhiều vấn đề khác nhau.

Đổi mới cách tiếp cận. Các doanh nghiệp đều lo thu thập thông tin phản hồi về những sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng đã được cung cấp, đều muốn trò chuyện, thảo luận với khách hàng về những việc khác có liên quan.
Vấn đề là bạn có thể mở ra một cách tiếp cận mới lôi cuốn hơn không để đề xuất ý tưởng phục vụ khách hàng nhiệt tình hơn, từ đó xây dựng một hướng kinh doanh mới.
Đưa ra giải thưởng. Nhiều cuộc khảo sát đạt được thành công lớn khi kết hợp cùng một cuộc trao thưởng hào phóng, chẳng hạn bất kỳ ai đưa ra những câu hỏi hoặc câu trả lời hấp dẫn nhất đều có cơ hội trúng một giải thưởng có giá trị.
Đơn giản hơn, khách hàng có thể sử dụng miễn phí một giờ dịch vụ tư vấn, một buổi ăn trưa miễn phí hoặc được tặng mẫu sản phẩm mới nhất mà bạn chuẩn bị tung ra thị trường.

Tặng quà cho những người trả lời nghiêm túc và sớm nhất. Nên tặng món quà đặc biệt này cho vài khách hàng gửi trả lời của họ đầy đủ nhất trong vòng 24 giờ. Đây là cách rất hữu hiệu để tìm hiểu xem khách hàng đang suy nghĩ về điều gì, từ đó bạn có thêm ý tưởng thiết kế ra những mẫu sản phẩm mới. 

Không chỉ nắm bắt rõ những vấn đề rắc rối mà khách hàng đang mắc phải, cách khảo sát này còn giúp bạn gắn kết hơn với khách hàng và nâng cao lòng trung thành của họ với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Tìm hiểu ý kiến phản hồi trên các kênh truyền thông khác.
 Nếu bạn bán hàng trên eBay hoặc Amazon.com hay bán những sản phẩm có thể lấy được nhận xét của người sử dụng trên Yelp, hãy chú ý xem xét phản hồi của khách hàng.
Đồng thời, cũng nên tham khảo thêm trên Twitter, LinkedIn hoặc Facebook xem có những đề cập nào đến doanh nghiệp của bạn hoặc tên sản phẩm, dịch vụ, cũng như những than phiền, thắc mắc nếu có.

Tạo ra một cộng đồng. Một trong những cách tốt nhất để biết mọi người có đang thật sự nghĩ về bạn không chính là chủ động lắng nghe và dõi theo họ.
Bằng cách tạo ra một diễn đàn cộng đồng trên website, trên Facebook hoặc trang truyền thông xã hội khác, bạn có thể đọc được những ý kiến trên diễn đàn để nhận biết các khách hàng có đang sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn không và họ có cảm nhận gì.
Lợi thế lớn nhất tại diễn đàn chính là việc khảo sát thị trường luôn mang đến một cái nhìn ít công khai hơn từ phía nhà cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, do đó khách hàng thường tỏ ra thẳng thắn và chân thành khi tranh luận cùng bạn.

Xu hướng phát triển bán lẻ điện tử tại Việt Nam

Từ vài năm nay một số nhà bán lẻ trên bãi biển Nha Trang đã gợi ý khách quen và nhân viên dịch vụ lưu số điện thoại của cửa hàng vào danh mục để họ có thể nhắn tin khi hàng về hoặc mời tham dự các sự kiện. Một tiến trình điện tử hóa ngành bán lẻ đã được bắt đầu.









Điện tử hóa kinh doanh bán lẻ là xu hướng đang phát triển ở Việt Nam với nhiều cấp độ. Các cửa hiệu nhỏ khai thác những tính năng và ứng dụng thương mại điện tử mới của các loại điện thoại di động thông minh trong khi các doanh nghiệp bán lẻ và nhà phân phối chú ý đầu tư cho trang web riêng hay đăng ký quầy hàng trên các chợ trực tuyến. Theo các chuyên gia, thị trường bán lẻ ở Việt Nam chưa đi đến giai đoạn phát triển có sự tranh giành khách hàng giữa người bán hàng truyền thống và nhà phân phối trực tuyến. Ngược lại, đang có khuynh hướng kết hợp hai trong một với việc nhiều nhà kinh doanh bán lẻ lớn nhỏ hiện nay khai thác thêm công cụ thương mại điện tử để tăng doanh số và giảm nhẹ chi phí.
thuong mai dien tu
Vị thế mới của doanh nghiệp bán lẻ
Trong thương mại truyền thống doanh nghiệp bán lẻ đóng vai trung gian (intermediary) giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. Một doanh nghiệp bán lẻ có thể bán hàng của chính mình hoặc nhận hàng từ một hay nhiều nhà sản xuất và bán trực tiếp qua hệ thống cửa hiệu hay siêu thị mà họ lập ra hoặc qua trung gian hệ thống đại lý và cửa hàng bán lẻ độc lập.
Doanh nghiệp bán lẻ càng lớn thì hệ thống tổ chức càng phức tạp, càng cồng kềnh với nhiều khâu trung gian và các dịch vụ kho bãi hay vận chuyển, trong trường hợp này việc kiểm soát hệ thống rất khó và chi phí bán hàng cũng tăng cao. Trong một đề án của Bộ Công Thương, các nhà hoạch định chính sách đã dự trù tỷ lệ bán lẻ hiện đại sẽ nâng lên đến 10% vào cuối năm nay, trong khi đó phần khối lượng chính của thị trường bán lẻ vẫn là qua chợ (40%) và qua cửa hàng bán lẻ (44%), phần còn lại (6%) được dự trù cho các nhà sản xuất tự phân phối.
Cách đây khoảng năm năm, có thể chúng ta chưa hình dung được bước tiến nhảy vọt của thương mại điện tử, nhất là từ phong trào khai thác các mạng xã hội và phương tiện di động vào mục đích kinh doanh trực tuyến. Những dẫn chứng từ thực tế cho thấy nguồn vốn toàn xã hội (chi phí đầu tư, thời gian, nhân lực) đã được huy động với một khối lượng lớn trong thời gian dài cho mục đích phát triển hệ thống cơ sở bán lẻ hiện đại (chiếm 10% kể trên) gồm các chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện dụng... trong khi đó, việc phát triển một tỷ lệ tương đương những cửa hiệu, cửa hàng bách hóa và khu mua sắm điện tử (e-storefront, e-store và e-mall) lại không tiêu tốn quá nhiều thời gian, chi phí. Nhiều nhà phân tích cho rằng sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại còn phụ thuộc rất nhiều vào những khoản đầu tư lớn của các nhà bán lẻ như Metro Cash&Carry, Co.opMart, Big C, Lotte Mart... Chính trong bối cảnh này, giới chuyên gia nhận ra rằng cái nội lực điện tử hóa kinh doanh của ngành bán lẻ truyền thống sẽ làm nên những điều kỳ diệu, nếu các nhà quản lý có những chính sách phát triển hợp lý.

Loại hình kinh doanh bán lẻ điện tử
Hiệu quả của kinh doanh bán lẻ điện tử không tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ mà vào việc doanh nghiệp đó biết chọn công cụ hay phương tiện thương mại nào cho thích hợp với từng giai đoạn phát triển. Điều này cho thấy các doanh nghiệp nhỏ vốn là thành phần chính của thị trường bán lẻ nước ta hoàn toàn có khả năng nhập cuộc theo phương thức hai trong một, dùng hệ thống cửa hiệu hay cửa hàng hiện hữu làm điểm tựa phát triển thương mại điện tử và đưa dần các nội hàm điện tử vào quản trị bắt đầu từ khâu quảng cáo đến bán hàng qua mạng và rồi đến cả thanh toán hoàn toàn trực tuyến.
Việc chọn loại hình đầu tư ban đầu rất có ý nghĩa như ta đã thấy qua các bước thăng trầm của các nhà phân phối điện tử (e-distributor) nổi tiếng như Amazon.com hay Dell.com. Được khai sinh từ 1995, ban đầu tập đoàn Amazon chỉ bán sách và vật phẩm văn hóa. Họ không đầu tư vào cơ sở vật chất mà hoàn toàn phát triển doanh thương trên môi trường mạng, kể cả đến nay khi hàng hóa của họ bao gồm hàng trăm chủng loại và các dịch vụ khác nhau.
Trước đó, năm 1985, Dell ra đời như một nhà sản xuất tự bán hàng của mình là các sản phẩm máy tính. Khi Internet được thương mại hóa vào năm 1990 và sau đó web trở nên phổ biến kể từ 1993, Dell đã nắm bắt cơ hội phát triển thị trường mạng song song với các đại lý ở các châu lục. Đến năm 2000 thì Dell qua mặt Compaq để trở thành nhà cung cấp máy tính hàng đầu. Hiện nay, với doanh số 50 tỷ đô-la Mỹ mỗi năm, Dell được Fortune xếp vào một trong năm thương hiệu được đánh giá cao nhất trên toàn cầu (most admired).
Nhưng kỹ nghệ bán lẻ qua mạng sôi động hơn với các khu mua sắm điện tử thường được gọi là e-mall. Đó là những trang web thực hiện chức năng nhà trung gian điện tử (e-broker) giúp các doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa cho người tiêu dùng. Đó không chỉ là một thứ chợ ảo thu phí hoa chi mà nhiều khi còn đóng vai người môi giới, chủ thầu gom hàng hay nhà trung gian thanh toán trực tuyến. Người mua khó phân biệt một nhà phân phối bách hóa như Amazon.com với chủ nhân các khu mua sắm điện tử như Internet Mall, Bestbook.bys.com hay Compare.net, bản thân Yahoo! hay Exite cũng có thư mục bán lẻ qua mạng. Điều này tạo điều kiện cho các nhà bán lẻ muốn chuyên nghiệp hóa kỹ thuật bán hàng qua mạng. Nhiều chuyên gia cho rằng nếu Việt Nam sớm ban hành chính sách thích ứng thì việc phát triển thị trường trung gian mua bán như eBay.vn sẽ rất khả quan và thương mại điện tử sẽ có bước tiến nhảy vọt.

Công cụ kinh doanh bán lẻ điện tử
Từ ý niệm gửi số điện thoại của cửa hiệu vào danh mục di động của khách hàng hay nhân viên phục vụ như tài xế taxi, hướng dẫn viên du lịch đến việc khai thác các công cụ chính quy của thương mại điện tử có thể là con đường không dài. Có ba loại hình công cụ đang được khai thác hữu hiệu bao gồm các trang web bán hàng, các mạng xã hội và điện thoại di động đặc trưng của thế hệ phương tiện xã hội.
Web bán hàng rất tiện dụng cho các nhà sản xuất tự bán hàng của mình đến tay người tiêu dùng qua một e-front (cửa hiệu điện tử chuyên ngành), cũng rất hữu ích cho các nhà chuyên nghiệp phân phối dưới dạng e-store (cửa hàng bách hóa điện tử), và hết sức cần thiết đối với các chợ trực tuyến gọi là e-mall (khu mua sắm điện tử) nơi mà người chủ chợ cũng là chủ nhân của trang
web dịch vụ mua bán. Công cụ này đòi hỏi ba yêu cầu gồm uy tín, giản tiện và phổ biến. Uy tín là để hạn chế rủi ro cả về chất lượng lẫn thời gian giao hàng, giản tiện là để mọi người có thể vào ra coi hàng và mua sắm, và phổ biến để có thể thu hút đông đảo người mua kẻ bán. Trên thực tế có người thích đi mua sắm ở những chợ ảo có đông người đông hàng nhưng cũng có người thích tìm tòi ở các chợ chuyên ngành như ô-tô, máy tính hay bất động sản.
Hai loại hình mạng xã hội và phương tiện xã hội đang được khai thác ở mức bùng nổ vào việc bán buôn. Người ta sẽ còn chứng kiến những thăng trầm của hai loại hình này cho tới khi chúng được định vị trong nền thương mại điện tử bằng chuẩn mực các kỹ thuật tích hợp và chính sách áp dụng nơi mỗi nước. Trong nhiều trường hợp cả hai công cụ mới này chưa thể thực hiện cùng một lúc cả ba nội hàm điện tử gồm giới thiệu quảng cáo, mua bán phân phối và thanh toán trực tuyến. Nhưng việc sử dụng chúng để hỗ trợ một phần tiến trình mua bán đủ giúp cho doanh nghiệp tăng thêm doanh số, cải thiện khả năng cạnh tranh và giảm nhẹ các chi phí nhất là lương nhân viên, kho bãi và vận chuyển dẫn tới chi phí bán hàng thấp và người tiêu dùng được mua với giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn.
Theo xpt.vn
By: minhthe

Website chuyên trao đổi đồ cũ


Đến với Cocuxi.com, người dùng có thể tham gia các hoạt động trao đổi, cho thuê, nhượng bán đồ đạc hoặc bất kì một hình thức nào khác được thỏa thuận giữa đôi bên. Mới xuất hiện cách đây không lâu, nên Cocuxi tuy chưa đa dạng nhiều sản phẩm, đồ đạc nhưng sẽ hứa hẹn trong tương lai là một mô hình hoạt động ổn định và lâu dài.


Ấn tượng đầu tiên khi truy cập vào trang web cocuxi.com là giao diện trang chủ nhìn rất trực quan và bắt mắt, phù hợp với tiêu chí vừa đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đầy đủ thông tin. 4 chức năng chính của trang web là Cho mượnTrao đổiThuê lại và Thỏa thuận được phân bố rõ ràng thành 4 mục khác nhau. Sản phẩm cũng được phân bố thành Sách, truyện và tạp chíTrang phục và phụ kiệnPhiếu, thẻ khuyến mãi…cùng một số danh mục sản phẩm khác.
 
Cocuxi hoạt động tương tự mạng xã hội, người dùng muốn tạo danh mục đồ đạc sản phẩm của mình để giao dịch trước hết phải đăng kí tài khoản và cung cấp thông tin về địa điểm của mình trên bản đồ. Điều này giúp những người khác dễ dàng xác định được vị trí của bạn hơn nếu muốn thực hiện một trao đổi nào đó. Cũng giống như các mạng xã hội, người dùng có thể cập nhật avatar cho tài khoản, kết bạn và tương tác với các thành viên khác bằng cách bình luận.
 
Người dùng muốn chia sẻ một đồ đạc nào đó có thể ấn vào “Chia sẻ” trên Trang nhà của mình. Tại đây bạn sẽ phải thực hiện lần lượt các bước sau:chọn danh mục (Sách, truyện và tạp chí, trang phục và phụ kiện…), đặt tên cho vật dụng, cập nhật tình trạng (mới hoàn toàn, còn tốt, có thể sử dụng được…), mô tả, tải ảnh và chọn hình thức giao dịch (Trao đổi, Cho Thuê, Cho mượn…). Vật dụng của bạn sau khi đăng lên sẽ được xếp vào danh sách phù hợp trên Cocuxi.
 
 
Mới chỉ xuất hiện chưa đầy một tháng, nên số lượng giao dịch tại Cocuxi vẫn chưa nhiều và chưa đa dạng. Tuy nhiên có thể hi vọng rằng trong tương lai, website này sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn và trở thành một “điểm hẹn” hấp dẫn của cư dân mạng khi muốn trao đổi đồ đạc.
 
(Theo: genk.vn)
By: Lan Nguyễn

Đấu giá sốc với “Apple Day” trên eBay.vn

Trong tháng 8 này tại Sàn giao dịch thương mại điện tử Việt Nam Chợđiệntử - eBay.vn diễn ra nhiều chương trình “Đấu giá shock” với nhiều sản phẩm hấp dẫn và có giá trị vào thứ năm hàng tuần.
Khởi động cho chuỗi hoạt động này sẽ là chương trình đấu giá các sản phẩm cao cấp của “Quả táo cắn dở” với tên gọi “Apple day” vào ngày 4/8. Chương trình Đấu giá Shock với chủ đề “Apple Day”.
Theo đó, vào ngày 4/8 (còn gọi là Thứ năm may mắn) sẽ tiến hành đấu giá các sản phẩm chính hãng của Apple nhập trực tiếp từ eBay Mỹ như: Macbook Air 2011, Apple iPod Nano 8G (thế hệ 6), máy nghe nhạc Apple iPod Touch 8GB (thế hệ 4), dây đeo đồng hồ cho iPod Nano, bao da cho iPad2 và ốp lưng mạ Chrome dành cho iPhone 4. Các sản phẩm này được đấu giá với mức khởi điểm chỉ 10.000, 50.000 và 100.000 đồng.
Mỗi sản phẩm được đấu giá trong vòng 1 giờ đồng hồ tương ứng với 6 khung giờ vàng và kết thúc giá nào cũng bán.
Những siêu phẩm của Apple luôn là niềm mơ ước của nhiều người vì tính thời thượng và chức năng tuyệt vời của nó. Đặc biệt, trong chương trình có đấu giá kiệt tác siêu mỏng của Apple Macbook Air 2011 với giá khởi điểm chỉ 100.000 đồng. Đây là model mới nhất với với thiết kế siêu mỏng, nhẹ , được nâng cấp vi xử lý Sandy Bridge đồng thời trang bị cổng kết nối tiên tiến Thunderbolt.
Bên cạnh đó, các loại máy nghe nhạc iPod Nano, iPod Touch, đồ phụ kiện cho iPod và iPad2 cũng luôn hấp dẫn những tín đồ của Apple. Đây đều là những sản phẩm mới và đang Hot trên thị trường.
Chương trình “Đấu giá shock” diễn ra trong vòng 1 tháng với 4 chủ đề khác nhau vào thứ 5 hàng tuần.
Thông tin chương trình xem chi tiết tại đây.

Đã có Facebook cho doanh nghiệp


fb2.jpg


ICTnews - Facebook đã ra địa chỉ Facebook.com/business, hướng dẫn cụ thể từng bước giúp các doanh nghiệp nhỏ sử dụng mạng xã hội để xây dựng thương hiệu.
Đây là “trung tâm trực tuyến” hướng dẫn cho các doanh nghiệp cách thiết lập một trang hồ sơ (profile), tạo ra các mục quảng cáo hướng đối tượng (targeted ad) và tương tác với thông tin phản hồi từ khách hàng trên mạng trực tuyến.
facebook2.jpg
Một điều khá thú vị là trang hỗ trợ ra mắt đúng 1 tuần sau khi Google bắt đầu đóng tất cả các hồ sơ công ty trên mạng xã hội Google+. Google giải thích công ty thực hiện chính sách này để hạn chế truy cập Google+ ở đối tượng người dùng cá nhân – một lập trường gây nhiều tranh cãi trong những ngày gần đây.
Trang web dành cho doanh nghiệp của Facebook không có thêm tính năng gì mới, chỉ đơn giản giúp các doanh nghiệp nhỏ có nơi giới thiệu thông tin. Có lẽ điều quan trọng nhất là Facebook muốn nhấn mạnh rằng không giống như Google+, Facebook khuyến khích các công ty sử dụng dịch vụ của họ để xây dựng thương hiệu.
Đây là lần thứ 2 trong một tháng Facebook không đứng yên sau khi Google+ tung ra tính năng mới. Vào đầu tháng 6, Facebook công bố hợp tác cùng Skype để tích hợp tính năng chat video cho trang mạng xã hội – chỉ một tuần sau khi Google gây được sự chú ý với tính năng chat Hangouts.
Phạm Duyên
Theo Gigaom

Google kiếm tiền từ Android như thế nào?

Có bao giờ bạn từng thắc mắc: Phải chăng Google đang "làm từ thiện" khi ném ra hàng trăm triệu USD để phát triển Android rồi lại "phân phát" HĐH này hoàn toàn miễn phí? Sự thật đằng sau những mánh khóe "làm tiền" của Google.

Nếu bạn có đôi chút quan tâm đến smartphone trong vòng 1 vài năm trở lại đây, có lẽ bạn sẽ khó lòng không nghe đến cái tên Android. HĐH dành cho các thiết bị cầm tay như smartphone, tablet của Google ra đời cách đây hơn 2 năm, và đi lên từ con số 0 để trở thành hệ điều hành phổ biến nhất trên điện thoại di động. Một trong những lý do khiến Android trở nên phổ biến là việc HĐH này được Google phát hành dưới dạng mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí. Điều này có nghĩa là tất cả các hãng sản xuất như HTC, Samsung, Motorola, LG... đều có thể sản xuất smartphone Android mà không mất 1 đồng chi phí bản quyền nào trả cho Google.

Android có thực sự miễn phí như Google quảng cáo?
Trước khi Android ra mắt, người ta từng rất hào hứng với ý tưởng gã khổng lồ tìm kiếm tham gia vào thị trường điện thoại di động. Sau khi có thông tin Google mua lại 1 HĐH dành cho các thiết bị cầm tay, nhiều người đã mơ đến 1 chiếc Google Phone hoặc việc Google sẽ tham gia vào thị trường dịch vụ viễn thông. Và với truyền thống cung cấp "đồ chùa" cho cộng đồng mạng của Google, người ta mong chờ những chiếc smartphone giá rẻ bèo hoặc 1 nhà mạng cho phép gọi điện nhắn tin thoải mái mà không phải trả 1 xu nào. 

Đến hôm nay thì chúng ta biết rằng những mộng tưởng ấy đã không trở thành sự thực. Google không sản xuất phần cứng cũng như không cung cấp dịch vụ viễn thông theo kiểu truyền thống trên mạng 3G hoặc CDMA. Nhưng những gì mà Google đem đến cho người sử dụng có lẽ cũng tuyệt vời không kém: 1 HĐH di động tối tân và "hoàn toàn miễn phí".

Sự dễ dãi của Android và việc HĐH này hoàn toàn miễn phí đã giúp các hãng sản xuất dễ dàng tiếp cận với Android hơn, và kết quả là một binh đoàn các smartphone có cộp dấu Android xâm chiếm thị trường chỉ trong nháy mắt, đem đến cho người dùng cuối hàng trăm sự lựa chọn. Người sử dụng hài lòng vì có được chiếc điện thoại như ý, hãng sản xuất phần cứng thì sung sướng vì bán được hàng. 

Nhưng còn Google? Liệu Google có cảm thấy sung sướng trước sự thành công của Android nếu hãng này không kiếm được 1 xu từ nó? Chắc chắn là không. Google không phải là 1 tổ chức từ thiện, Android, không nghi ngờ gì, là 1 công cụ "làm tiền" của Google. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là, liệu Google kiếm tiền từ Android như thế nào, nếu với mỗi chiếc smartphone Android xuất xưởng Google không thu được 1 đồng nào từ chính HĐH mà họ phải bỏ ra hàng trăm triệu, thậm chí có thể là hàng tỉ, USD để phát triển?

Nếu bạn từng tự hỏi mình câu đó, bài viết này sẽ cho bạn đáp án.

1. Bản chất của Google

Để trả lời được câu hỏi ở trên, chúng ta phải hiểu về bản chất của Google. Google kinh doanh thứ gì? Có người sẽ nói Google là 1 công ty công cụ tìm kiếm(Google Search), người lại bảo Google là công ty cung cấp dịch vụ email (Gmail), người thì cho rằng Google chuyên cung cấp dịch vụ giải trí (Youtube)... Google có chân rết ở nhiều lĩnh vực đến mức đôi khi người ta quên mất chức năng chính của Google: Một công ty quảng cáo.

Nếu bạn chưa biết, thì chính những mẩu quảng cáo nho nhỏ gắn trong email, kết quả tìm kiếm mà bạn vẫn đang xem hằng ngày, là nguồn sống chính của Google. Chính những dòng chữ trông có vẻ đơn giản và vô hại ấy đã nuôi sống và gây dựng cả 1 đế chế Google hùng mạnh như ngày hôm nay.

Những mẩu quảng cáo nhỏ bé như thế này đã xây dựng nên gã khổng lồ Google.
Google được các công ty khác trả tiền để chèn những mẩu quảng cáo trên vào các kết quả tìm kiếm hoặc trang email của người sử dụng dịch vụ của Google. Vấn đề là, Google đã tìm được cách chèn những quảng cáo ấy khéo léo đến mức người sử dụng đôi khi không hề nhận ra sự hiện diện của chúng.

2. Quảng cáo trúng đích

Điều làm nên thành công của Google là quảng cáo do Google làm rất trúng vào nhu cầu của người xem. Một ví dụ một quảng cáo trên ti vi chẳng hạn như về máy lọc nước Kangaroo. Rõ ràng trong vài chục triệu người Việt Nam xem đoạn quảng cáo đêm hôm đó, chỉ có 1 phần rất nhỏ có nhu cầu mua máy lọc nước. 

Và một khi không có nhu cầu thì quảng cáo đó dù hay tới đâu cũng chỉ như "nước đổ đầu vịt", không hiệu quả. Trong khi đó đơn cử như khi tôi tìm kiếm trên Google bằng từ khóa "học tiếng anh", lập tức 1 loạt các quảng cáo được Google khéo léo chèn vào kết quả tìm kiếm về các trung tâm Anh ngữ ở gần nơi tôi sinh sống. Chắc chắn xác suất tôi cảm thấy hứng thú với mẩu quảng cáo đó sẽ cao hơn nhiều. Và như thế tức là tôi đã "cắn câu" của Google.

Như vậy, quảng cáo càng trúng đối tượng sẽ càng đem lại hiệu quả cao. Thử tưởng tượng nếu Google có thể biết được bạn đang quan tâm đến thứ gì, ở độ tuổi bao nhiêu, đang ở địa điểm nào, mức thu nhập ra sao... những quảng cáo của Google sẽ "đáng sợ" đến mức nào. 

Vấn đề là ở chỗ, làm sao để Google có thể thu thập các thông tin ấy của người sử dụng? 

3. Cách làm khôn khéo

Có thể Google đã dính rất nhiều vụ kiện cáo liên quan đến việc thu thập thông tin cá nhân của người sử dụng và vi phạm quyền riêng tư của họ. Nhưng thực tế cho thấy, mỗi lần vấp ngã là 1 lần Google "khôn" ra, và cách thu thập các thông tin kể trên của hãng này càng ngày càng kín đáo, tinh vi.

Google theo dõi thói quen duyệt web của người sử dụng thông qua 1 công cụ miễn phí là Google Analytics (GA). GA là 1 công cụ được Google cung cấp "miễn phí" cho các quản trị website để theo dõi các thông số về lưu lượng hoạt động trên website của họ, đem lại những thông tin rất quí giá cho người quản trị. 

Đồng thời GA cũng đóng vai trò là 1 "gián điệp 2 mang", đem về cho Google những thông tin về thói quen duyệt web của người dùng internet. Với 1 cơ sở dữ liệu đủ lớn từ GA, Google có thể vẽ ra cả 1 "bản đồ internet" về thói quen tiêu dùng và sự quan tâm của người dùng ở từng độ tuổi, vùng miền để làm cho các quảng cáo được chính xác hơn.

Tương tự như vậy, Google Chrome cũng là 1 sản phẩm theo kiểu "mồi ngon" của Google. Rất nhanh, rất tiện dụng nhưng cũng là 1 công cụ để Google giám sát thói quen duyệt web của người sử dụng. Chưa hết, nếu bạn đang sử dụng Google DNS (8.8.8.8) để vào Facebook ở Việt Nam, bạn cũng đang "cúng" không cho Google những thông tin về việc bạn đang quan tâm đến sản phẩm gì, đang duyệt những website như thế nào. Từ đó Google sẽ biết để dễ bề "mồi chài" bạn bằng các quảng cáo của mình hơn.

4. Bước vào kỷ nguyên "hậu-PC"

Nhưng tất cả những mánh khóe kể trên đều là ở trong thời kỳ mà các PC, laptop đang thống trị thị trường. Giờ đây, khi loài người đang bước vào kỷ nguyên hậu-PC, những phương pháp trên tỏ ra lỗi thời hoặc thiếu hiệu quả. Với sự ra đời của smartphone, rất nhiều người đã chuyển rất nhiều việc tìm kiếm sang các thiết bị cầm tay vốn có ưu điểm là luôn "dính" vào người mọi lúc, mọi nơi. Chẳng hạn như khi tìm kiếm 1 cây xăng khi đang đi trên đường, hoặc 1 mốc ATM gần nơi mình đang đứng, chỉ có duy nhất smartphone mới có thể đáp ứng được nhu cầu này của người dùng trong khi cả các laptop nhỏ gọn nhất cũng không thể giở ra giữa đường được.

Quảng cáo trong 1 ứng dụng miễn phí của Android.  Quảng cáo cũng là nguồn thu chính của các ứng dụng kiểu này.
Và 1 chiếc smartphone cũng nói cho người ta biết nhiều về chủ nhân của nó hơn là 1 chiếc máy tính để bàn. Model của chiếc smartphone phần nào hé lộ độ tuổi và tính cách, giá thành "tố cáo" độ dày hầu bao, và quan trọng nhất, là smartphone luôn đi kèm với người nên vị trí của smartphone là vị trí của người sử dụng. Thử tưởng tượng bạn tìm thông tin về 1 chỗ bán laptop, nếu có 1 quảng cáo về 1 cửa hàng đang hạ giá 20% và chỉ cách chỗ bạn đang đứng 200m, bạn có muốn ghé qua xem thử?

5. Tóm lại, Google kiếm tiền từ Android như thế nào?

Có lẽ nói đến đây bạn đã phần nào mường tượng ra mục đích của Google khi tạo ra Android. Nói ngắn gọn, Google là 1 công ty quảng cáo, để quảng cáo trúng đích, Google phải có thông tin về đối tượng xem những quảng cáo đó. Họ thu thập các thông tin này bằng nhiều cách, và Android đơn giản là 1 công cụ hỗ trợ Google điều tra người dùng.

Bản thân các thiết bị chạy Android cũng là những quầy trưng bày quảng cáo của Google. Bạn có nhớ khi chơi Angry Bird thi thoảng vẫn thấy các mẩu quảng cáo nho nhỏ hiện lên? Các ứng dụng miễn phí trên Android cũng đi kèm quảng cáo. Phần tiền thu được từ các quảng cáo này được Google và người phát triển ứng dụng đó cưa đôi. Nói 1 cách khác, khi cầm theo 1 chiếc smartphone Android trong túi, bạn đang mang theo 1 tên gián điệp luôn tìm cách "nhồi nhét" vào đầu bạn những đoạn quảng cáo mà nó nghĩ rằng bạn sẽ cảm thấy hứng thú. 

Quảng cáo trong Angry Birds.
Bên cạnh quảng cáo, Google còn một vài cách nữa để làm tiền từ Android. Mà đầu tiên là từ việc bán các ứng dụng như Gmail, Google Search cho các nhà sản xuất thiết bị. Cụ thể là những hãng sản xuất như HTC, Motorola... muốn đưa các ứng dụng của Google như Gmail, Google Search vào sản phẩm của mình thì phải trả 1 khoản phí cho Google. 

Tất nhiên khoản phí cho các Google Apps này trên mỗi thiết bị là không đáng kể, nhưng nếu nhân với 130 triệu thiết bị Android từng xuất xưởng (Tính đến 04-2011), đó vẫn sẽ là 1 con số khổng lồ. Triết lý của Google vẫn là: HĐH thì miễn phí, nhưng ứng dụng phải trả tiền và bên phải móc túi là hãng sản xuất. Tất nhiên các hãng có thể chọn không bổ sung các ứng dụng này vào sản phẩm của mình, tuy nhiên với sự tiện dụng của các Google Apps, 1 smartphone Android sẽ mất đi rất nhiều sự hấp dẫn nếu thiếu chúng.

Bên cạnh đó, Android Market cũng là 1 nguồn thu của Google. Cũng giống như Apple, Google thu 1 khoản phí trên mỗi ứng dụng bán được. Mặc dù với tình hình kinh doanh bết bát của Android Market, có lẽ số tiền này cũng không thực sự lớn. Và kể cả trong trường hợp ứng dụng không bán được, Google vẫn thu được tiền vì 1 lập trình viên muốn đăng tải ứng dụng trên Android Market thì phải trả 1 khoản phí gia nhập, và khoản phí này tất nhiên là sẽ chảy vào túi Google.

6. Kiếm được bao nhiêu tiền?

Năm ngoái Google tuyên bố mình tạo ra khoảng 1 tỉ USD thu nhập từ Android. 1 con số khá khiêm tốn nếu so với 23,73 tỉ USD mà Apple kiếm được từ iPhone. Tuy nhiên nếu bạn suy xét cả đến việc Google không bán phần cứng của Android, con số trên hoàn toàn không hề nhỏ.

Cũng trong năm 2010, người ta ước tính, Google kiếm được khoảng 5.9 USD/năm ở mảng quảng cáo trên mỗi thiết bị chạy Android xuất xưởng, và con số này sẽ tiếp tục tăng đến mức 10 USD trong năm 2012. Với 130 triệu thiết bị chạy Android hiện có mặt trên thị trường, chắc chắn Google đang kiếm đều đặn 760 triệu USD mỗi năm, và tỉ suất lợi nhuận trong số thu nhập trên chắc chắn rất cao. 

Thử so sánh với con số 3 triệu máy Windows Phone 7 ra lò và 15$ mà Microsoft kiếm được từ mỗi máy chạy Windows Phone 7 chúng ta sẽ thấy rõ ràng Google kiếm tiền từ Android cũng nhanh chẳng kém gì những hãng bán bản quyền HĐH, thậm chí có phần còn nhanh hơn vì lượng người dùng Android vẫn đang "trương nở" với tốc độ chóng mặt: 300.000 thiết bị kích hoạt mới mỗi ngày.

Kết

Android cũng giống như tất cả các sản phẩm khác của Google, không hề miễn phí như người ta vẫn tưởng. Mặc dù không trực tiếp móc túi khách hàng, nhưng Google luôn tìm cách che mắt người sử dụng 1 cách khéo léo để họ không nhận ra rằng mình đang bị Google "chăn dắt". Nhưng nói cho cùng, không có gì miễn phí hoàn toàn, và Android cũng không phải ngoại lệ. Và sự thực là với những gì mà Google đã làm với Android, rõ ràng họ xứng đáng được hưởng phần của mình. Câu hỏi chỉ còn là: Liệu bạn có thể "chung sống" với tên gián điệp Android hay không mà thôi.

Android hiện tại vẫn chưa phải là cỗ máy in tiền của Google, và có lẽ hãng này cũng không định hướng Android trở thành công cụ kiếm tiền chính của mình. Android trong thời điểm này, và có thể là cả tương lai nữa, sẽ vẫn chỉ là 1 công cụ giúp Google bước vào kỷ nguyên hậu-PC và để gã khổng lồ hiểu tường tận hơn về những khách hàng mà hãng này đang phải nhắm đến hoặc phục vụ.

Chợ rau xanh online

Trong xu hướng mua sắm online ngày một phát triển, mặt hàng vốn chỉ được mua ngoài chợ với giá vài nghìn như rau muống, xà lách... cũng được giao đến tận nhà các bà nội trợ chỉ qua một vài cú click chuột.

Trước nay, khi nói đến việc mua sắm qua mạng, ít người nghĩ họ có thể mua được một bó rau muống, quả cà chua hay cải ngọt..., lại được giao tận nhà hẳn hoi. Ngày nay, dịch vụ bán rau xanh trên mạng đã bắt đầu xuất hiện. Việc đi chợ vì thế cũng dễ dàng hơn cho các bà nội trợ, nhất là giới văn phòng.
Nổi bật trong xu hướng kinh doanh mới mẻ này là trang web choxanh chuyên bán rau, củ quả đang chạy thử bản beta và sẽ ra mắt chính thức vào ngày 15/6. Tương tự, vatgia cũng có rất không ít shop bán rau củ quả.
Với choxanh, ngoài giá bán được ghi rất rõ như cải ngọt: 7.000 đồng túi 500 g, cà chua 8.000 đồng túi 500 g, người mua có thể tìm hiểu thêm thông tin về tác dụng và thành phần của rau như cải ngọt chứa nhiều axit folic, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu và hồng cầu... Với vatgia, rau muống được rao bán với giá 4.500 đồng.
Kinh doang rau trên mạng là hình thức mới mẻ ở VIệt Nam. Ảnh: chụp màn hình
Kinh doang rau trên mạng là hình thức mới mẻ ở VIệt Nam. Ảnh: chụp màn hình.
Hiện tại, choxanh đã có 49 mặt hàng rau củ quả, với vatgia là 50 gian hàng. Theo đại diện vatgia, ì dù khá mới mẻ nhưng mỗi tháng cũng có hàng chục đơn đặt mua cho các mặt hàng này.
Choxanh đầu tiên sẽ bán tại Hà Nội, miễn phí giao hàng tại quận Hoàng Mai, trong nội thành thêm phí 10.000 dồng một lần. Vatgia sẽ chia ra từng khu vực, gần là 10.000 đồng, xa hơn tính 20.000 đồng mỗi lần giao đến tận nhà.
Các nhà kinh doanh rau xanh online cho rằng, ngoài vấn đề vận chuyển, nếu muốn thành công phải thay đổi thói quen người tiêu dùng. Cụ thể, người mua rau quả củ quan tâm hàng đầu là chất lượng, vì lâu nay thói quen nội trợ là ra tận chợ, nhìn tận mắt rồi chọn cho mình loại nào xanh, tươi.
"Choxanh đảm bảo cung cấp rau củ quả có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Theo tôi, khác biệt lớn nhất giúp mọi người có thể mua hàng online đó là biết được và tin vào những tiêu chuẩn chất lượng", ông Bùi Thanh Bình, Phó giám đốc Công ty TNHH Giải pháp phần mềm trực tuyến (FDM) thuộc FPT, người trực tiếp phụ trách hướng kinh doanh choxanh cho biết.
Theo ông Bình, tất cả sản phẩm của choxanh đều được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Đây là một tiêu chuẩn bao gồm các quy định về sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, nguồn nước, thời gian thu hoạch...
Các chuyên gia thương mại điện tử nhận xét kinh doanh rau sạch ở Việt Nam còn rất mới mẻ. Ông Bình phân tích: "Một công ty khá thành công ở Nhật thành lập năm 2000 kinh doanh rau quả củ online, đến nay khách hàng thường xuyên đóng góp tới 80% doanh số là minh chứng cho việc ngay cả khó tính như người Nhật cũng chấp nhận".
Theo ông Bình, vấn đề lớn nhất nằm ở khâu vận chuyển và bảo quản hàng hóa. "Khó khăn ở đây không phải là giải pháp bảo quản hàng hóa mà cần có một hệ thống để đảm bảo việc vận chuyển và bảo quản với chi phí hợp lý để người tiêu dùng có thể chấp nhận được", anh Bình nói.
Đại diện vatgia thì cho rằng thông tin cập nhật liên tục, hỗ trợ khách hàng trực tuyến, giao hàng nhỏ lẻ... là một trong những tiêu chí để thành công trong hướng kinh doanh mới này.
Kiên Cường

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes