ADS 1

Showing posts with label Quản trị nhân lực. Show all posts
Showing posts with label Quản trị nhân lực. Show all posts

Một buổi học kỹ năng làm việc nhóm bằng các trò chơi

Thời gian : Sáng ngày 17 tháng 4 / 2011. 
Địa điểm : Công viên Nghĩa Đô.
Đơn vị tổ chức : Câu lạc bộ E plus , Tập đoàn Tâm Việt.
Thành phần Tham gia : Các bạn sinh viên khoa TMDT trường Đh Thương Mại.

Một buổi sinh hoạt rất sôi động và bổ ích. Dưới sự dẫn dắt của a. Lê Thanh Lưu  - PTGD Tập đoàn Tâm Việt -  tất cả mọi người đã tham gia những trò chơi mang tính đồng đội cao qua đó rút ra được kinh nghiệm và cách thức phối hợp để có thể làm việc trong nhóm một cách hiệu quả.

Đầu Tiên là màn " Kích thích tinh thần".

Ai trong chúng ta muốn trở thành một người lãnh đạo


Tiếp theo là tự giới thiệu về bản thân và "Đội" của mình



Cùng làm quen và xem chúng ta ấn tượng với nhau bởi những gì


Một màn khởi động chuẩn bị vào những cuộc thi giữa các đội.





1. Trò chơi bắn số : Mỗi người sẽ điểm danh theo vòng trong từ 1 đến hết, sẽ phải nhớ số thứ tự của mình. 
Luật chơi : Khi có một người "bắn" số của mình , mình phải "bắn" luôn mã số của người khác , không được "bắn" số của 2 người bên cạnh, không đọc số của người vừa "bắn" số mình. 




2. Trò kết chùm, một trò chơi quen thuộc 
Luật chơi : Người điều hành đưa ra một con số, và những người còn lại sẽ phải tìm được nhóm cho mình với số người đúng với con số đó.
  Độ khó được nâng lên khi đưa ra các yêu cầu, 5 người 4 chân, 3 người 2 chân , v ..vv

Nghỉ ngơi uống nước, tranh thủ nháy ảnh chút xíu ^^, chuẩn bị bước vào cuộc chơi thực sự. 







Hiệp II.

3. Trò chơi : Gỡ rối.
Luật chơi : Mỗi đội gồm 8 người đứng thành cong tròn, giơ tay trái lên cao, nắm lấy tay một người bất kỳ và không phải người bên cạnh mình. Tiếp theo đến tay phải cũng làm như vậy. Sau đó phải tìm cách gỡ rối tạo thành một vòng tay tròn. Không được rời tay nhau khi gỡ rối.





4. Trò chơi Nấm lùn di động:
Mỗi đội 8 người Nam Nữ đứng vòng tròn xem kẽ , Tìm cách nào đó tạo thành một khối tròn thấp nhất, nhỏ nhất, và có thể di chuyển được.



5. Trò chơi nhẩy số : Có một ô hình chữ nhật , bên trong có những con số. Các đội chơi tìm cách cho các thành viên của mình đạp vào các con số đó với mục tiêu càng nhanh càng tốt. Trong một lúc không được có 2 người ở trong phạm vi vạch kẻ của hình chữ nhật. Mỗi lần có người thứ 2 chạm vạch sẽ bị tính thêm 5s.


6. Trò chơi gỡ mìn. Mỗi đội có một quả mìn được đánh số theo mã số của đội đã được giấu đi xung quanh khu vực chơi trò chơi. Và nhiều quả mìn giả khác. Nhiệm vụ là đi gỡ những quả mìn đó phải hoàn thành trong 3 phút.




7. Trò chơi đua thuyền trên cạn. 2 đội chơi. Xếp hàng dọc. Nam nữ xen kẽ, người đằng sau gác chân lên bụng người đằng trước. Người đằng trước cởi giầy cho người đằng sau.
Trò chơi bắt đầu : 2 đội di chuyển lên phí trước , trong quá trình di chuyển, nếu chân người phía sau rời ra khỏi bụng người phía trước, đội đó sẽ bị thua.






Niềm vui của đội chiến thắng.




Và đây là kết quả của những thất bại, phải nộp tiền phạt , hihi



Và cả nhà lấy tiền đó để đi ăn kem thui ^^.



Bạn thích trò chơi nào nhất trong những trò chơi trên, theo bạn để giành được chiến thắng trong mỗi trò chơi trên cần những yếu tố nào.?.................

Viết bảng mô tả công việc hiệu quả

Viết bảng mô tả công việc hiệu quả
writing-effective-JD.jpg
Nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn tìm được nhân viên xuất sắc. Thế nhưng nhiều người không đánh giá đúng tầm quan trọng của bảng mô tả công việc để rồi phải tuyển “nhầm” ứng viên. Làm thế nào để tránh sai lầm đáng tiếc này?
Bảng mô tả công việc chỉ đơn giản tóm tắt những trách nhiệm và kỹ năng cần thiết cho vị trí ứng tuyển. Nhưng đáng tiếc, rất nhiều nhà tuyển dụng ”tuyển nhầm” nhân viên chỉ vì không chú trọng hoặc không biết cách viết bảng mô tả công việc hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây để thấy rõ tầm quan trọng của bảng mô tả công việc trong quá trình tuyển dụng. Một công ty nọ cần “một người có khả năng trả lời điện thoại và đánh máy nhanh.” Và họ dễ dàng tìm được một ứng viên đáp ứng được yêu cầu đơn giản ấy; nhưng vài tuần sau, người này bỏ việc vì anh ta không làm đúng công việc được trao đổi khi ứng tuyển. “Một người có khả năng trả lời điện thoại và đánh máy nhanh” như yêu cầu ban đầu hóa ra được mong đợi là “một nhân viên hành chánh năng động, có kinh nghiệm và khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc.” Thế là, họ phải tuyển một nhân viên khác. Không những chi phí tuyển dụng lần trước “đổ sông đổ bể”, hiệu suất công việc của phòng ban tuyển nhân viên này đã bị ảnh hưởng. Đó chỉ là ví dụ về một vị trí thường thường, chứ chưa bàn đến hậu quả có thể xảy ra đối với các vị trí cấp cao.
Khi viết một bảng mô tả công việc, bạn cần chú ý các yêu cầu cơ bản sau đây:
* Viết cụ thể và chi tiết: bạn cần mô tả rõ ràng và cụ thể những kỹ năng cần thiết và nhiệm vụ chính mà ứng viên được tuyển sẽ đảm trách. Hạn chế tối đa việc dùng các thuật ngữ chuyên ngành.
* Nêu rõ vai trò của vị trí cần tuyển: mô tả rõ vai trò của vị trí ứng tuyển trong bộ máy vận hành của công ty.
* Quảng bá sự hấp dẫn của vị trí đăng tuyển: ngoài sự hấp dẫn của mức lương cạnh tranh, bạn nên mô tả sự tốt đẹp của môi trường làm việc và văn hóa công ty.
Viết cụ thểHậu quả của việc viết bảng mô tả công việc chung chung là ứng viên sẽ không hiểu rõ được công việc và bạn phải mất thời gian giải thích lại trong buổi phỏng vấn. Một bản mô tả công việc chung chung sẽ khiến cho ứng viên hiểu lầm và ứng tuyển vào vị trí không hề phù hợp với họ. Ví dụ, nếu bạn yêu cầu ứng viên “có tay nghề kỹ thuật để phát triển các dòng sản phẩm”, ứng viên có thể hiểu rằng bạn đang cần một kỹ sư hay một chuyên gia phần mềm. Bạn cũng nên nhấn mạnh các kỹ năng cần thiết để ứng viên tự đánh giá năng lực bản thân trước khi nộp đơn ứng tuyển.
Đừng lạm dụng những “sáo ngữ” như yêu cầu ứng viên có “tinh thần hợp tác” hay “khả năng lãnh đạo”. Bạn hãy đi thẳng vào vấn đề: mô tả chi tiết những kỹ năng cần thiết để tìm được ứng viên phù hợp nhất.
Nêu rõ vai trò của vị trí cần tuyểnỨng viên rất muốn biết họ sẽ đóng vai trò nào trong công ty. Đây là cơ sở để ứng viên xác định liệu vị trí ứng tuyển có giúp họ phát triển và đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai, và liệu những kỹ năng và kinh nghiệm của họ có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Bạn cũng nên cho ứng viên biết họ sẽ báo cáo trực tiếp cho ai trong vị trí mới.
Ngoài ra, bạn nên nêu hướng phát triển của ứng viên trong tương lai. Có thể vị trí bạn muốn tìm chỉ ở tầm trung nhưng trong vòng 1 hay 2 năm tới, ứng viên sẽ có cơ hội được đề bạt lên vị trí cao hơn. Hãy thu hút ứng viên bằng những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Quảng bá sự hấp dẫn của vị trí đăng tuyển, giới thiệu về môi trường làm việc và văn hóa công ty
Có thể nôm na so sánh viết bảng mô tả công việc như chuẩn bị một món ăn. Bạn cần biết cách trình bày cho món ăn thật đẹp thật hấp dẫn để “chiêu dụ” được người tài. Vì vậy, ngoài khoản lương bổng hấp dẫn, bạn nên dành vài dòng mô tả về văn hóa công ty. Đây là yếu tố rất quan trọng, vì không ai muốn làm việc ở một nơi mà đồng nghiệp sẵn sàng “đâm sau lưng chiến sỹ”. Bạn có thể nêu thông tin sơ lược về văn hóa công ty, nhấn mạnh những ưu điểm nổi bật của văn hóa đó như sự cạnh tranh lành mạnh, nhiều cơ hội thăng tiến cho những ai có năng lực.
Đặc biệt, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội “tiếp thị” những thế mạnh của công ty. Nếu công ty bạn là “con chim đầu đàn” trong lĩnh vực hoạt động, bạn đừng ngại ”nói tốt” cho công ty để thu hút được ứng viên giỏi nhé.
Một bảng mô tả công việc đầy đủ thường gồm những nội dung chính sau đây:
- Tên và địa chỉ công ty
- Chức danh
- Các trách nhiệm chính của ứng viên– Bạn cần nêu rõ những trách nhiệm và vai trò chính của vị trí cần tuyển, bắt đầu từ những nhiệm vụ quan trọng nhất. Nên nói rõ ứng viên sẽ báo cáo công việc trực tiếp cho cấp bậc nào.
- Chế độ lương bổng
- Yêu cầu học vấn/kinh nghiệm
- Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết.
Tóm lại, bạn nên đầu tư thời gian để chuẩn bị một bảng mô tả công việc hiệu quả. Dĩ nhiên việc “hành động” thật nhanh để tuyển gấp một vị trí quan trọng là bình thường. Tuy nhiên, nếu không chuẩn bị đúng mức, bạn sẽ gây thiệt hại cho công ty. Để tuyển đúng người, bạn cần định hướng để ứng viên hiểu rõ yêu cầu và nhiệm vụ chính của họ.
Bạn hãy nhớ rằng chi phí cho một nhân viên “bị tuyển nhầm” sẽ cao hơn nhiều so với chi phí thời gian bạn dành để viết một bảng mô tả công việc hiệu quả đấy.
Ngoài ra, trong trường hợp ứng viên được tuyển không hoàn thành tốt công việc được giao, bạn sẽ căn cứ vào bảng mô tả công việc để giải thích rõ lý do họ không đủ điều kiện để được tuyển dụng sau giai đoạn thử việc.

Kỹ năng cần thiết của nhân viên bán hàng



Phẩm chất cần thiết
-         Nhiệt tình, trung thực, tự tin;
-         Tác phong chuyên nghiệp, năng động lạc quan, kiên trì;
-         Có năng khiếu thẩm mỹ, có kế hoạch, có sáng kiến, hiểu biết rộng;
-         Dễ tạo thiện cảm, có trí nhớ tốt, có óc khôi hài;
-         Biết lắng nghe, dũng cảm, v.v…
Thể chất
-         Xây dựng dáng vẻ gọn gàng, dễ nhìn, nhanh nhẹn sóc vát, khỏe mạnh, trang điểm phù hợp;
-         Tạo nét dễ mến để có thể gây được thiện cảm ngay lần tiếp xúc đầu tiên;
-         Phong cách chuyên nghiệp: trang phục gọn gàng, cặp công tác, sổ ghi chép, phương tiện đi lại thể hiện tính chuyên nghiệp;
Khí chất
-         Vui vẻ, hoà đồng, thích giao tiếp, tiếp xúc mọi người;
-         Điềm tĩnh, biết kiềm chế, không nóng giận, không tranh cãi;
-         Tự tin trong giao tiếp biết cách làm cho người khác hài lòng.
Hiểu biết về văn hóa kinh doanh
-         Cách đối xử giao tiếp với khách hàng;
-         Văn hóa Công ty, văn hoá cá nhân
Bí quyết rèn luyện sự tự tin cho nhân viên bán hàng khi giao tiếp
-         Đừng lảng tránh cái nhìn của người khác;
-         Giao tiếp bằng cảm xúc rất quan trọng không kém lời nói;
-         Đừng làm điều quá quắt, nhìn chòng chọc vào mặt người đối diện;
-         Đừng dành quá nhiều thời gian và sức lực để che dấu nỗi sợ hãi;
-         Hãy trò chuyện, chủ động giao tiếp với mọi người xung quanh;
-         Hãy chủ động thiết lập quan hệ thay vì lẫn tránh;
-         Cố gắng bắt chuyện với những người không quen biết;
-         Hãy khao khát và lao vào khám phá những môi trường mới;
-         Rèn luyện khả năng thích nghi với hoàn cảnh mới;
-         Thường xuyên nghĩ mình là người tuyệt vời nhất, là người giải quyết vấn đề này tốt nhất;
-         Phải nói to để giúp khẳng định lại niềm tin;
-         Rèn luyện kỹ năng giao tiếp nhất là bằng ngôn ngữ hình thể;
-         Xây dựng mục tiêu khả thi, chia nhỏ mục tiêu, hoàn thành từng bước.
-         Phải phân tích những sai sót của mình, tìm nguyên nhân trong quá khứ, sự nghiệp và đời sống riêng tư để đề ra cách hoàn thiện bản thân.

Một bài viết khác về chủ đề này


Những kỹ năng cần có của một nhân viên bán hàng


Tìm kiếm, biết lắng nghe và giao tiếp tốt - đó là những kỹ năng không thể thiếu nếu bạn muốn thử sức với nghề sales. Ngoài ra, sự đam mê, tính trung thực và giỏi chịu đựng cũng là những yếu tố đem lại thành công.
Kỹ năng giao tiếp:
Kỹ năng giao tiếp là nhân tố quan trọng, cần thiết cho nghề này vì giao tiếp tốt sẽ tạo cho bạn có mối quan hệ tốt với khách hàng. Phát triển và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng sẽ giúp bạn có niềm tin nơi khách hàng và việc bán hàng sẽ trở nên thuận lợi hơn.
Kỹ năng lắng nghe:
Kỹ năng này nghe tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là thành phần quan trọng tạo nên quan hệ tốt đẹp giữa người bán hàng và khách hàng. Bởi vì để biết được mong muốn của khách hàng để chỉ tập trung vào những nhu cầu đó thì bạn phải là người “lắng nghe” giỏi và nhận biết nhanh. Từ đó bạn mới có thể nhận được sự quan tâm từ phía khách hàng.
Đoán biết được nhu cầu của khách hàng:
Nếu bạn biết được tâm lý và nhu cầu của khách hàng thì bạn sẽ có thể giới thiệu ra những sản phẩm làm vừa lòng họ. Ngược lại, công việc của bạn sẽ không đạt kết quả gì nếu bạn không “đánh trúng” vào tâm lý của khách hàng. Ngoài khả năng nghe những yêu cầu của khách bạn cần phân tích những thông tin của khách hàng và phán đoán theo nhiều chiều hướng để hiểu được tâm lý của họ. Có triển vọng trong nghề này hay không phụ thuộc rất nhiều vào óc phán đoán của bạn.
Nếu bạn biết được tâm lý và nhu cầu của khách hàng thì bạn sẽ có thể giới thiệu ra những sản phẩm làm vừa lòng họ. Ngược lại, công việc của bạn sẽ không đạt kết quả gì nếu bạn không “đánh trúng” vào tâm lý của khách hàng. Ngoài khả năng nghe những yêu cầu của khách bạn cần phân tích những thông tin của khách hàng và phán đoán theo nhiều chiều hướng để hiểu được tâm lý của họ. Có triển vọng trong nghề này hay không phụ thuộc rất nhiều vào óc phán đoán của bạn.
Xoay chuyển tình thế:
Tuy nhiên, nếu bạn đã đưa ra đề nghị không hợp với ý khách hàng thì bạn không nên dừng lại, tiếp tục nói về sản phẩm đã đưa ra là lựa chọn của một nhân viên giỏi. Hãy giới thiệu những tính năng và thông tin cơ bản về sản phẩm cho khách hàng nhưng không đề cập đến việc mời họ ký hợp đồng mua bán. Khi bạn hoàn thành xong phần trình bày hãy đợi ý kiến từ phía khách hàng là cách tốt nhất.
Giới thiệu sản phẩm với phong cách tự tin:
Một phong cách tự tin trong giao tiếp sẽ quyết định bạn thành công hay không. Ví dụ, nếu khách hàng có những câu hỏi như “Sản phẩm hãng bạn đang bán có gì vượt trội hơn so với sản phẩm của các hãng khác?”. Một câu trả lời hoàn hảo là cách nói tự tin và rõ ràng, sau đó đưa ra những tính năng của sản phẩm hướng vào nhu cầu của khách khi mua loại sản phẩm đó.

Nguồn: Dân Trí
 Đề xuất tham khảo

Kinh Thánh Về Nghệ Thuật Bán Hàng

 

Ebook ; Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới Og Mandino

 

Bí quyết trở thành nhân viên bán hàng bậc thầy

 

 

 

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes