ADS 1

Showing posts with label Mạng xã hội. Show all posts
Showing posts with label Mạng xã hội. Show all posts

Doanh nghiệp Việt chưa sử dụng Facebook, Youtube nhiều


Có đến 35% người dùng Internet tại Việt Nam từng tham khảo thông tin từ Facebook, Youtube... trước khi sử dụng dịch vụ hay đi mua hàng. Nhưng chỉ 1% doanh nghiệp Việt Nam marketing qua những mạng xã hội này.

Theo nghiên cứu của Vinalink (một công ty chuyên về dịch vụ khảo sát, marketing trực tuyến), có đến 35% số người dùng Internet tại Việt Nam từng tham khảo thông tin trên forum và 25,5% từng xem thông tin từ bạn bè, fanpage, quảng cáo... trên các mạng xã hội trước khi mua hàng hay sử dụng dịch vụ.
Tuy nhiên, chỉ có 0,4% doanh nghiệp Việt Nam dùng Facebook (khoảng 2.000 doanh nghiệp) để quảng cáo; 0,07% dùng Youtube; và khoảng 0,2% còn lại dành cho các mạng xã hội khác. Có khoảng 5.000 doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội bao gồm cả forum, blog (chiếm 1%).
35% số người dùng Internet tại Việt Nam từng tham khảo thông tin doanh nghiệp từ Facebook, Youtube...
35% số người dùng Internet tại Việt Nam từng tham khảo thông tin doanh nghiệp từ Facebook, Youtube...
Trong khi đó, xu hướng sử dụng mạng xã hội để tiếp thị, bán hàng ở nước ngoài rất phổ biến. Phó giáo sư Marc Divine (trường IEA Paris) người có nhiều năm nghiên cứu về mạng xã hội, đã tiến hành khảo sát với 200 công ty quốc tế như IBM, L’Oreal, Unilever. Kết quả cho thấy, hơn một nửa trong số các công ty này đã sử dụng mạng xã hội làm công cụ trong hoạt động tiếp thị. Còn tại Mỹ có 70,3% doanh nghiệp dùng Facebook để quảng cáo, 58% dùng Linkedin, 40% dùng Twitter và 26,8% dùng Youtube.
Trong khi rất ít doanh nghiệp Việt dùng mạng xã hội để quảng bá thì những đơn vị từng sử dụng đã thu được kết quả khá tốt. Các clip quảng cáo của Vinamilk trên Youtube đã thu hút hơn 10 triệu lượt xem trong khi chi phí bỏ ra bằng không.
Ông Hà Tuấn, Giám đốc Vinalink nhận xét, nếu biết sử dụng đúng cách mạng xã hội, hiệu quả kinh doanh sẽ rất lớn. Việt Nam có đến 15 triệu người sử dụng Internet, và con số này sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai. Thông qua mạng xã hội, doanh nghiệp sẽ dễ dàng truyền tải thông tin sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng mục tiêu (có thể phân khúc theo độ tuổi, giới tính, trình độ...). Hơn nữa chi phí cho công tác truyền thông này rất thấp, dễ dàng đo lường hiệu quả. Một lợi thế của kênh truyền thông này là doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thu thập các thông tin phản hồi, dễ dàng tạo dựng nhóm khách hàng trung thành.
Khảo sát của Vinalink với các giám đốc marketing cho thấy, việc sử dụng mạng xã hội để quảng bá thương hiệu ngoài việc tạo được hiệu ứng lan truyền, tìm kiếm khách hàng... còn giúp gắn kết với đội ngũ nhân viên hiện thời và thu hút các ứng viên tiềm năng. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội nhằm truyền thông cũng có những bất lợi nhất định. Facebook là mạng phổ biến nhất hiện nay, phù hợp tiếp thị truyền thông nhưng có đến 80% người dùng cho rằng khó truy cập.
Theo ông Ngô Thanh, Giám đốc Mancom (một công ty về marketing trực tuyến), nhiều chủ doanh nghiệp có lứa tuổi khá cao, hơn 50% là trên 45 tuổi. Lứa tuổi này không những khá lạc hậu về công nghệ thông tin mà còn khá bảo thủ với những trào lưu mới. Các chủ doanh nghiệp này nhìn nhận mạng xã hội giống như giới trẻ - những người chưa được họ đặt lòng tin một cách đúng mức.
Trong suy nghĩ của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, thông tin trên mạng không mang tính chính thống, thiếu sự tin cậy so với các phương tiện truyền thông khác, như tivi, đài báo. Đây là những lý do mà doanh nghiệp Việt chưa thực sự coi mạng xã hội như một công cụ truyền thông hiệu quả, nhưng cũng là thiếu sót lớn của họ trong quá trình xây dựng thương hiệu, ông Thanh nhận xét.
Trái lại, những chủ doanh nghiệp trẻ lại rất nhanh nhạy trong vấn đề này. Thời gian gần đây, sản phẩm cơm kẹp (một dạng fastfood kiểu Việt) VietMac là một ví dụ điển hình. CEO của VietMac là người thuộc thế hệ 8X đã xây dựng thị trường và thương hiệu rất nhanh, chỉ thông qua mạng xã hội.
Ông Thanh cho biết, hơn 80% khách hàng của họ biết đến VietMac thông qua Facebook và các diễn đàn. Chỉ sau ba tháng, họ đã có thể nhượng quyền cho chính những thành viên của diễn đàn mà vị CEO này tham gia.
Chị Lê Thúy Hạnh, Tổng giám đốc Digimarketing bình luận, đa số các doanh nghiệp có thói quen truyền tải cùng một thông điệp trên các mạng xã hội khác nhau thay vì phát triển các hình thức truyền đạt riêng cho mỗi trang này. Trong khi đó, mỗi trang đều có những đặc tính riêng. Cái được chấp nhận ở Tumblr có thể bị coi là spam trên Facebook. Phong cách viết có hiệu quả với Twitter có thể thất bại trên FriendFeed. Vì thế, theo chị Hạnh, để tối đa hóa tác dụng của mạng xã hội, các doanh nghiệp nên truyền tải những thông điệp khác nhau trên các phương tiện khác nhau.
Một lời khuyên nữa mà chị đưa ra đối với mạng xã hội, là các doanh nghiệp nên giảm bớt các "tuyên bố chính thức" mà hướng sâu hơn vào các thông điệp mang tính cá nhân để tạo ra sự kết nối với khách hàng.

Lại nữa : một nữ sinh có 1000 khách dự sinh nhật vì "nhầm" Facebook

Sau vụ một cô gái sợ hãi hủy tiếc sinh nhật vì lỡ lời mời trên facebook, lại thêm một nạn nhân nữahttp://hd-antonio.blogspot.com/2011/03/mot-minh-chung-cho-toc-o-lan-truyen.html
(VTC News) - Thứ sáu vừa qua, có đến hơn 1000 người tham gia bữa tiệc sinh nhật của cô gái người Đức 16 tuổi chỉ vì một nhầm lẫn tình cờ của cô trên Facebook.

Thứ sáu vừa qua là một thời khắc không bao giờ quên với cô gái 16 tuổi người Đức khi có đến hơn 1000 người tham gia bữa tiệc sinh nhật của cô chỉ sau cú click nhầm lẫn của cô trên Facebook.

Những ai có ý định dùng Facebook để gửi lời mời mọi người tham gia dự tiệc sinh nhật hay đám cưới thì nên chú ý để “những cánh thiệp hồng” ở dạng “cá nhân”.

Nếu không thì rất có thể, bạn sẽ gặp phải một đống rắc rối hệt như Thessa, một cô gái 16 tuổi người Đức- người đã có bài học sâu sắc về tình huống này. Đến tận bây giờ, cô bé vẫn chưa hết hoảng hốt, và kể lại: “cảnh sát ước tính con số người tham gia dự sinh nhật của tôi ước tính vào khoảng từ 1400 đến 1600 người”. 

 Hơn 1000 người tham gia dự sinh nhật của cô bé 16 tuổi
Thứ sáu vừa qua, với mục đích mời những người bạn thân quen đến dự bữa tiệc mừng Thessa tròn 16 tuổi, cô bé đã gửi những lời mời qua Facebook đến các bạn bè. Tuy nhiên, do tình cờ, lời mời này đã được cài đặt với chế độ “mạng xã hội”, nghĩa là ai cũng có thể xem được tin nhắn này nếu có facebook và những mối quan hệ “ảo” liên quan đến Thessa.

Cô gái trẻ đã chạy trốn về nhà, để tránh đám đông hỗn độn đang đổ xô trên đường đến nhà cô. Đã có 15000 người đồng ý chấp nhận lời mời. Không những vậy, họ còn làm lơ trước việc thông báo tạm ngừng tổ chức bữa tiệc.

Bắt chấp sự vắng mặt của “cô chủ”, hơn 1000 người vẫn cứ ùn ùn kéo đến từ 7 giờ tối đến 2 giờ sáng hôm sau. Kết quả của vụ việc này là một bữa tiệc không mấy tốt đẹp, với những vụ xô xát, nhiều người bị thương, 11 người bị cảnh sát giam giữ tạm thời, và một số vật dụng công cộng đã bị hư hỏng.

Ông Mirko Streiber, cảnh sát ở Hamburg miêu tả về bữa tiệc khủng khiếp này trong sự bất ngờ: “đã xảy ra một vài đám cháy nhỏ quanh khu vực, vài vụ đánh nhau, và một lượng rượu khổng lồ đã được tiêu thụ. Trước đây, Hamburg cũng đã có vài người tổ chức sinh nhật như một lễ hội, nhưng quả thực chưa thấy bữa tiệc nào lại đông đến vậy”.

Để giải quyết vụ việc này, 100 cảnh sát đã được điều động đến, thậm chí là có 4 người đi ngựa phi thật nhanh như là một phương án có hiệu quả nhằm giải tán đám đông. Tuy nhiên, điều đó vẫn không hề hấn gì với những người trẻ tuổi ham mê mạng xã hội này.

Dưới đây là đoạn băng ghi lại cảnh đám đông hỗn loạn trong tiệc sinh nhật Thessa:

Đây được coi là một bữa tiệc lớn của cộng đồng mạng xã hội Facebook 

Hải Vân (theo DigitalTrends)

Tại sao facebook được định giá đến 65 tỷ đô?

Facebook: 65 tỷ USD và đâu là giá trị thực?

Mới đây, Facebook được định giá kỷ lục 65 tỷ USD. Điều gì khiến cho mạng xã hội này được Forbes đánh giá cao hơn những thương hiệu nổi tiếng như Boeing, Sony, Nike…?

CôngThương - Trong cuốn sách của mình Douglas Rushkoff một chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông cho rằng “Giá trị của Facebook không phải là 65 tỷ USD. Ý tôi là, không đáng giá đến”. “Mọi người đang nghỉ, trong tương lai Facebook sẽ có giá trị hơn 65 tỷ USD, nhưng để đạt được giá trị đó, Facebook sẽ phải trở thành một đối tượng sử dụng thường xuyên của mọi người”.

Lần đầu tiên ra mắt bởi Mark Zuckerberg 7 năm trước đây tại căn phòng tập thể Harvard, Facebook chỉ là một nơi để chia sẻ cảm xúc. Hiện tại mạng xã hội này đã có hơn 600 triệu người sử dụng trên toàn thế giới, và có đủ sức ảnh hưởng để  Zuckerberg  trở thành gương mặt của năm theo bình chọn của tạp chí Time 2010. Facebook thậm chí còn đang quyên góp để giúp đỡ người dân ở khu vực Trung Đông.

Sự thành công của bộ phim “Mạng xã hội” đã càng khẳng định rằng Facebook thực sự là một gia tài lớn. Bộ phim đã có được doanh thu hơn 220 triệu USD trong thế giới nghệ thuật.

Nhưng cái giá 65 tỷ USD lại đến từ một nguồn khác, ít hào nhoáng hơn: Goldman Sachs, General Atlantic Theo thống kê, nhà đầu tư đã chi 1,5 tỷ USD  (Goldman Sachs) 2.5 tỷ USD (General Atlantic ).

Khi Goldman Sachs và Sky Telecoms định giá Facebook 50 tỷ USD (12/2010) Lise Buyer chuyên gia đến từ thung lũng Silicon đã thốt lên “Không ai có thể trả cho Facebook hơn mức giá đó” và cô đã nhầm ngày 4/3/2010 General Atlantic đã định giá Facebook lên 65 tỷ USD!

Buyer là một nhà phân tích chỉ ra công ty nào, đặc biệt là hãng internet nào đáng giá. Và cô nhận định rằng không ai ở thung lũng Silicon thực sự biết giá trị của Facebook, cho dù tất cả bọn họ đều thừa nhận nó có thể có giá trị rất lớn.

Cô cho biết: “Facebook rõ ràng rất đáng giá, bởi đó là công ty có được thông tin cá nhân của khoảng 600 triệu người, nhiều hơn bất kì công ty nào khác, và những giám đốc marketing sẽ rất thích thú với những thông tin này.

Giá trị thực của Facebook

Đây sẽ là giá trị thực của Facebook: Tiếp cận được tất cả thông tin về người tiêu dùng. Chúng ta thích thể loại nhạc và phim gì, chúng ta mua sắm ở đâu, chúng ta chi tiêu như thế nào, chúng ra ăn gì, chúng ta tổ chức các dịp lễ ở đâu, và bạn bè của chúng ta là ai.

Theo chuyên gia truyền thông Rushkoff của NYU và Đại học New School  "Người sử dụng chính giá là trị của Facebook"

Hầu hết những người sử dụng Facebook đều nghĩ rằng họ là khách hàng của mạng xã hội này. Hãy suy nghĩ lại.

 “Người sử dụng không phải là khách hàng của Facebook. Người sử dụng chính là sản phẩm,” ông nói. “Khách hàng của Facbook là những người đang trả tiền cho Facebook, và ai là những người đang trả tiền cho Facebook” – “Chính là những công ty điều tra thị trường và những nhà quảng cáo”.

Zuckerberg đã từng nói mục tiêu của Facebook là kết nối con người. Facebook cũng nhắc lại nhiều lần về việc họ cam kết bảo mật thông tin của người sử dụng.

Nhưng các nhà phân tích cho rằng việc sử dụng một cách khôn ngoan những thông tin chắc hẳn phải là nguồn thu chính của Facebook, bởi nó chấp nhận cho những quảng cáo được đặt trước những hầu hết các đối tượng sử dụng.

Đối với Facebook, đó thực sự là một mỏ vàng đầy tiềm năng – và cũng là một sự mạo hiểm. Bởi chính công ty cũng không biết công chúng sẽ phản ứng như thế nào nếu Facebook thương mại hoá tất cả các dữ liệu nó có.

Để trở thành đối tượng thường xuyên trên internet, Facebook phải chuyển đổi từ một mạng xã hội đơn thuần sang một bộ máy làm tiền. Và các nhà phân tích cho rằng điều đó sẽ phải được thực hiện một cách khéo léo.

 “Khi Facebook thực hiện điều này … bởi vì nó sẽ phải định rõ giá trị của nó, và bắt đầu rao bán chúng ta, và chúng ta sẽ rất có giá trị đối với những khách hàng thực sử của Facebook” Rushkoff nói. “Khi bạn nhìn vào cái cách mọi người thực tế đang bị giao phó cho Facebook, bạn sẽ thấy nó không mạnh đến mức mọi người không thể rời đi”

Bí mật tài chính

Tài chính của công ty vẫn còn là một điều bí ẩn. Không một ai ngoài Facebook biết giá trị thực của công ty là gì, hoặc doanh thu mà nó mang lại là bao nhiêu.

Rushkoff nói: “Họ là một công ty tư nhân vì vậy họ không cần phải tiết lộ họ đang làm gì và không làm gì … hoặc cách họ đang làm,”

Và cùng cuộc chiến xác định liệu Zuckerberg có phải là người tạo ra ‎ảo tưởng về Facebook, không một ai lên tiếng!

Khi CNN liên hệ với Goldman Sachs hỏi họ lí do vì sao họ nghĩ Facebook đáng để họ đầu tư 500 triệu USD, họ chỉ trả lời 1 cách lịch sự “Miễn bàn luận”.

Facebook đã đưa ra một câu nói: “Chúng tôi tập trung vào việc tạo nên một dịch vụ hữu ích và xây dựng việc kinh doanh lâu dài”

Tương lai lâu dài đó có thể sẽ là thách thức lớn nhất của Facebook. Hẳn mọi người còn nhớ MySpace?

Lịch sử 7 năm của Facebook là một kỳ tích của Internet, cho dù vẫn còn nhiều người mơ mộng đang cần mẫn làm việc, đặc biệt là những người ở thung lũng Silicon, đang nỗ lực để hạ bệ Facebook.

“10 năm về sau sẽ vẫn có người trong số chúng ta nhắc đến Facebook, sẽ nhắc đến trong những câu như đối với AOL, và Friendster, và MySpace” Rushkoff nói. “Bởi không có điều gì chúng ta nghĩ là vô hình và thực tế lại trở thành mốt thời thượng”.

Liệu lời tiên đoán thảm khốc này có trở thành hiện thực? Điều này phụ thuộc vào việc sẽ còn bao nhiêu người trung thành với Facebook khi nó thử thực hiện những giá trị thực của nó.
Theo Vietnamnet

CIO Tim Campos của Facebook chia sẻ 5 bài học kinh nghiệm về sự đổi mới

CIO Tim Campos của Facebook chia sẻ 5 bài học kinh nghiệm về sự đổi mới, rút ra từ những thành công cũng như thất bại của bộ phận IT do ông phụ trách.
Lòng vòng trong trụ sở chính của Facebook tại Palo Alto, California (Mỹ), bạn sẽ thấy hầu như mọi tờ áp phích trên tường đều cổ vũ cho sự đổi mới. “Tiến nhanh và phá vỡ những thứ cũ” (*) là một khẩu hiệu đặc biệt trong số đó. Theo Tim Campos, đây là bí quyết đem đến sự thành công cho bộ phận IT gồm 65 người do ông phụ trách."Facebook là đổi mới. Để dẫn đầu, chúng tôi phải đổi mới. Và tạo cho mọi người đổi mới, họ cần tự do để phạm sai lầm - nó là một phần của quá trình rèn luyện kỹ năng", ông nói.
Vị CIO 38 tuổi này nói thêm rằng, bộ phận IT của ông đã hưởng lợi nhờ hoạt động trong một doanh nghiệp đột phá như vậy. "Chúng tôi hết sức may mắn được ở cạnh nguồn ý tưởng mới và sự đổi mới tuôn trào vô tận. Chúng tác động tới cách suy nghĩ và quản lý IT của chúng tôi tại công ty này".
Từ khi gia nhập Facebook với vai trò là CIO của công ty vào tháng 8/2010, Campos đã học được vài điều về sự đổi mới - những gì đạt hiệu quả, những gì không, và làm thế nào để nuôi dưỡng một môi trường thuận lợi cho đổi mới.
Dưới đây, ông chia sẻ 5 bài học về sự đổi mới ở nơi làm việc từ những trải nghiệm ban đầu của ông, có cả thành công lẫn thất bại tại Facebook.
Bài học 1: Vai trò lãnh đạo
Campos nói rằng trong khi vai trò của IT đã thay đổi đáng kể trong 10 năm qua, xa dần việc đơn thuần giữ cho máy móc hoạt động và quản lý rủi ro – các CIO cần nhớ rằng bộ phận IT vẫn tồn tại là để công ty hoạt động hiệu quả hơn. Công việc của CIO là đảm bảo cho điều đó, ông nói.
"Khi có làn sóng thay đổi, bạn phải là người dẫn dắt thay đổi chứ không được thụ động với những tư tưởng lạc hậu làm tiến trình chậm lại. Nếu bạn không dẫn dắt thay đổi thì là ai?” Campos nói. "Không công ty nào muốn một CIO tụt hậu so với mọi người. Nếu công ty nói cho bạn biết cần phải làm gì, bạn không phải là lãnh đạo".
Bài học 2: Lên lịch đổi mới
Theo Campos, một cách để xác lập vai trò lãnh đạo là lên lịch để nhân viên tập trung sáng tạo. Facebook gọi hoạt động này là "hackathon" (ghép từ “hack” và “marathon” - cuộc thi lập trình trong một khoảng thời gian ngắn).
"Hackathon ăn sâu vào văn hóa công ty chúng tôi, diễn ra vài tuần một lần. Không có mục đích cho người thi; họ được phép thất bại", ông nói. "Bạn dành nhiều thời gian làm cái gì đó, không nhất thiết phải liên quan tới công ty. Quan trọng là để sáng tạo và đổi mới hết mức có thể. Điều đó cũng đem đến cho nhân viên tinh thần thoải mái".
Một ví dụ về một ý tưởng đã “đâm hoa kết trái” thông qua một hackathon là FaceBus. Facebook có dịch vụ xe buýt đưa đón nhân viên từ các thành phố xung quanh đến nơi làm việc, cũng như từ khu vực này sang khu vực khác tại tổng hành dinh.
Dịch vụ đưa đón vừa tiện cho nhân viên vừa có lợi cho doanh nghiệp: Từ khi nhân viên không phải lái xe đi làm, họ có thể sử dụng thời gian trong khi di chuyển để hoàn thành một số công việc. Những chuyến xe đưa đón theo tuyến cũng là một phương thức vận chuyển xanh hơn, và chúng giúp giảm tải cho bãi đậu xe. Vấn đề duy nhất là không ai biết chuyến xe buýt tiếp theo sẽ tới vào lúc nào.
Trong một hackathon, một nhóm quyết định khắc phục vấn đề này. "Chúng tôi tự hỏi tại sao không đặt vài thiết bị định vị GPS trên xe buýt để xác định vị trí xe, và sau đó tạo ra một ứng dụng mà nhân viên có thể dùng để theo dõi? " Campos nói. "Trước khi chúng tôi biết điều đó, FaceBus đã được sinh ra. Ý tưởng của các hackathon này là nghĩ ra mẫu thử nghiệm, sau đó sẽ có người (bộ phận) phát triển để nó trở thành hiện thực".
--
(*) Trong lần trả lời phỏng vấn Buseness Insider tháng 10/2009, Mark Zuckerberg có đề cập đến phương châm này và nói: "Nếu không phá vỡ những thứ cũ, bạn không thể tiến đủ nhanh về phía trước". 

CIO Tim Campos của Facebook chia sẻ 5 bài học kinh nghiệm về sự đổi mới, rút ra từ những thành công cũng như thất bại của bộ phận IT do ông phụ trách.
Bài học 3: Chấp nhận thất bại
Campos nói rằng văn hóa Facebook khác với nhiều doanh nghiệp khác ở chỗ, thay vì nản lòng vì thất bại, công ty lại khuyến khích điều đó.
"Thất bại là một phần không thể thiếu để đổi mới có hiệu quả. Khi bạn sẵn sàng chấp nhận thất bại, mọi người sẵn sàng làm những điều khác biệt. Còn nếu bạn không sẵn sàng làm những điều khác biệt, bạn bị gò bó làm sao cho đúng một cách cứng nhắc, đó không phải là sáng tạo”, ông nói.
Tại Facebook có những kỹ sư làm việc ban đêm. Những yêu cầu của họ, chẳng hạn về bàn phím hoặc chuột mới, sẽ được công ty đáp ứng ngay, Campos nói. Một giải pháp bộ phận IT nghĩ ra là đặt một ki-ốt bên ngoài phòng cấp đồ dùng cho công việc.
Như vậy, lấy ví dụ, khi nhân viên cần một thẻ nhớ hoặc một sợi dây nguồn, họ chỉ việc quét thẻ nhân viên của mình, rồi quét thứ họ lấy. Họ sẽ nhận được một email xác nhận những gì họ đã lấy. Campos cho rằng đây là một ý tưởng hay và sáng tạo về mặt lý thuyết, nhưng nhân viên sử dụng hệ thống này chỉ khoảng 5% số lần.
"Cuối cùng chúng tôi quyết định bỏ hình thức này. Đó là một thất bại tồi tệ, nhưng tôi không qui kết cho bộ phận. Vấn đề là chúng tôi có thể học được những gì từ thất bại này”, Campos nói.
"Chúng tôi hiểu là chưa xác định đúng mục tiêu. Giải pháp quá thiên về công nghệ, trong khi vấn đề không phải vậy. Thực ra chỉ việc gắn giá tiền cho mỗi món đồ nhân viên cần đổi. Chúng tôi hiểu rằng nếu chúng tôi cung cấp cho họ thông tin, họ sẽ có lựa chọn đúng”.
Bài học 4: Hãy tự hào với những thành công của bạn
Campos nói rằng dự án ông tự hào nhất là một hệ thống được bộ phận IT giới thiệu để đảm bảo nhân viên Facebook sử dụng điện thoại di động của họ (do Facebook chi trả) một cách hợp lý.
Bởi vì bộ phận IT quản lý việc thanh toán hóa đơn tiền điện thoại di động cho các nhân viên, nên nhìn chung nhân viên không nhận thức được mỗi tháng họ tiêu tốn của công ty mất bao nhiêu.
"Thay vì đặt ra các qui định chặt chẽ về sử dụng, kiểu như không được dùng vượt quá 50 USD mỗi tháng chẳng hạn, chúng tôi muốn cho các cấp quản lý và nhân viên thấy được rõ hơn việc sử dụng của họ", ông nói.
Giải pháp là một hệ thống quản lý chi phí viễn thông. Hàng tháng, nhân viên và các cấp quản lý sẽ nhận được một báo cáo về việc sử dụng điện thoại của họ so với những người khác trong cùng bộ phận và cả với những bộ phận khác.
"Trên cơ sở đó, các nhân viên có thể thấy được họ đã dùng nhiều hay ít hơn (những người khác), và sau đó hiểu được việc sử dụng điện thoại của họ như vậy đã ổn chưa", ông nói.
Kể từ khi triển khai hệ thống quản lý này, chi phí về viễn thông đã giảm "đáng kể", một đại diện của Facebook cho biết.
Campos nói sáng kiến này "thực sự cho thấy sức mạnh của thông tin, và đó chính là mục tiêu của bộ phận chúng tôi - tạo ra thông tin phục vụ quyết định kinh doanh và làm cho công ty đạt năng suất và hiệu quả hơn".
Tự hào với thành tích của mình là chìa khóa để đổi mới liên tục thành công, ông nói.
Bài học 5: Hướng tới điện toán mây
Campos nói rằng Facebook đang vận hành ở khúc cua công nghệ và đó hiện là mục tiêu hướng tới của hầu hết các công ty - điện toán mây.
"Facebook thực sự là một hành tinh khác biệt. Từ một viễn cảnh IT, Facebook đã lớn lên cùng với việc IT luôn sẵn sàng đáp ứng. Chúng tôi là một công ty công nghệ thế hệ mới tinh từ cách chúng tôi vận hành trang web qui mô của chúng tôi đến mọi thứ khác", Campos khẳng định. "Đa số các ứng dụng doanh nghiệp của chúng tôi là SaaS (phần mềm như một dịch vụ). Chúng tôi không phải đầu tư cơ sở hạ tầng như kiểu làm của các công ty khác. Nhóm điều hành của chúng tôi rất nhỏ bởi vì hầu hết cơ sở hạ tầng là từ SaaS", ông nói.
Kết quả là, Facebook tốn ít thời gian giữ cho máy móc hoạt động như nếp nghĩ truyền thống. "Chúng tôi muốn mọi người có quyền theo đuổi mọi điều", ông nói. "Đó là điều cốt lõi làm nên chúng tôi. Đó là lý do tại sao Facebook tiến nhanh. Tiến nhanh đã là gen di truyền của chúng tôi, theo đúng nghĩa của nó”.

Mạng xã hội, con đường nhanh nhất đến với người hâm mộ

Phương tiện quảng bá hình ảnh

Theo thống kê từ các nhà cung cấp Facebook và Twitter, có khoảng 250 triệu người sử dụng 2 trang mạng này mỗi ngày. Thế nên, không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều ngành kinh doanh đã coi đó là một nơi quảng bá hình ảnh chủ đạo, và thể thao không phải là ngoại lệ.

Internet đã mang tới cho các ngôi sao thể thao một cách tương tác hoàn toàn mới với những CĐV, trong khi ngành tiếp thị thể thao cũng bước vào một thời kỳ hoàn toàn mới với sự phổ cập của các trang mạng xã hội. Một trong những ngôi sao đã tận dụng mạng xã hội tốt hơn hầu hết những người khác là hoa hậu của thế giới quần vợt, Maria Sharapova. Nữ VĐV có thu nhập cao nhất thế giới trong vài năm qua đã có hơn 4 triệu NHM trên Facebook.

Sharapova đã khởi động dự án truyền thông đa phương tiện của cô với trang web http://www.mariasharapova.com, rồi sau đó là trang Facebook để giúp các CĐV theo dõi hàng ngày những hoạt động cập nhật liên tục cửa cô cả trong và ngoài sân quần vợt. Đương nhiên, kèm theo đó là cơ hội mua các sản phẩm lưu niệm trực tiếp từ thần tượng của họ.

“Khoảng 2 năm trước, tôi đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của truyền thông xã hội khi thấy có quá nhiều điều diễn ra trên internet”, Sharapova nói với hãng tin CNN. “Tôi khởi động trang web đầu tiên năm 2008”. Số người theo dõi trang Facebook của Sharapova đã tăng gấp đôi trong 2 năm qua và bằng tổng số NHM của các đối thủ nữ trong làng banh nỉ như Venus, Serena Williams, Ana Ivanovic và Caroline Wozniacki cộng lại, bất chấp việc tay vợt người Nga này đã vắng mặt khá dài trong mùa giải vừa rồi vì chấn thương.
Giao diện trang cá nhân của Sharapova
Tất nhiên, Sharapova không phải là VĐV duy nhất nhận ra sức mạnh của các mạng xã hội trong việc giúp lan tỏa hình ảnh. Thống kê của trang mạng kinh doanh media-business.biz cho thấy dẫn đầu các thương hiệu thể thao trên Facebook hiện giờ là siêu sao bóng đá người Bồ Đào Nha, Cristiano Ronaldo, với 25 triệu người theo dõi, vượt trên cả những hãng sản xuất đồ thể thao hàng đầu như Converse (17 triệu người theo dõi, hạng 2) hay Adidas (9 triệu người theo dõi, hạng 10) lẫn các đội bóng khổng lồ như Barcelona (14 triệu người theo dõi), Manchester United (13 triệu) hay chính đội bóng chủ quản của Ronaldo là Real Madrid (13 triệu). Facebook hay Twitter, với tư cách các phương tiện tương tác cá nhân, rõ ràng là nơi tuyệt vời để tôn vinh những ngôi sao, hơn là các tập thể. Thế nên, trong Top 10 còn có các ngôi sao như Michael Jordan (10 triệu người theo dõi) hay David Beckham (9 triệu).

Vì sao là mạng xã hội?

Media Business cũng chỉ ra 5 ưu thế tuyệt đối của các mạng xã hội so với những hình thức giao tiếp truyền thông khác. Thứ nhất là tính tiện dụng khi Facebook và Twitter cho phép các ngôi sao thể thao gửi tin nhắn cho toàn thể NHM của họ qua máy tính, điện thoại di động hoặc iPad khi họ đang trên xe buýt chở đội, trong phòng thay đồ hay ở nhà. Một khảo sát gần đây của hãng nghiên cứu thị trường Dan Zarella còn cho thấy 33% các tin nhắn cập nhật trên Facebook là từ điện thoại di động.

Các trang mạng xã hội cũng có tính thực tế và gần gũi rất cao. Truyền thông chính thống luôn có một dây những biên tập viên khó tính sửa lỗi chính tả, ngữ pháp và bảo vệ cho thương hiệu của tờ báo, bản tin. Trên một phương diện nào đó, nó làm mất đi cảm giác con người, trung thực và nguyên sơ mà chỉ khi đọc các tin nhắn trên Facebook hay Twitter bạn mới cảm nhận được.

Internet và Google cũng đã làm thay đổi cách thông tin qua các trang mạng xã hội, khi bạn có thể tìm ra gần như mọi thông tin và những câu chuyện lý thú về thần tượng của mình, thậm chí cả những chuyện đời tư, thâm cung bí sử, chỉ sau vài giây thay vì phải chờ bản tin thể thao hàng ngày trên truyền hình hoặc đợi báo in mỗi sáng.

Sức lan tỏa cũng khiến các trang mạng xã hội trở nên đặc biệt. Chỉ vài dòng ngắn ngủi trên trang Facebook của các ngôi sao có thể giá trị bằng nhiều bản tin dài trên báo chí, bởi lẽ đơn giản là thông tin sẽ lan đi gần như ngay lập tức giữa những NHM trung thành, không chỉ ở nơi mà ngôi sao đang sinh sống, mà tới khắp mọi ngõ ngách trên thế giới.

Cuối cùng, sức sống lâu bền của các tin nhắn trên mạng xã hội khiến chúng có ưu thế rõ rệt. Một câu chuyện trên truyền hình hay báo chí sẽ bị lãng quên ngay trong ngày hôm sau. Trong khi đó, nếu bạn muốn kiểm tra lại xem ngôi sao ưa thích nhất của mình đã làm gì vào ngày hôm qua, tuần trước, tháng trước hay thậm chí là năm trước, bạn chỉ cần dò tìm trên Facebook, Twitter hay YouTube là sẽ có được kết quả như ý.

Những tác dụng phụ

Tuy nhiên, theo cảnh báo của Drew Barrand, chuyên gia phân tích của hãng kinh doanh thể thao Sport Industry Group thì các ngôi sao thể thao cũng phải thận trọng không vượt qua lằn ranh khi tương tác với các CĐV. “Mạng xã hội mở ra cánh cửa hoàn toàn mới cho những ai muốn tương tác trực tiếp với các fan của họ. NHM thể thao rất quan tâm đến chuyện đời tư của những ngôi sao và luôn muốn theo dõi người hùng của họ”, Barrand nói, “Nhiều người muốn lợi dụng việc này và giao cho trợ lý của mình chăm sóc các trang mạng xã hội nhằm tăng lượng CĐV. Đặc biệt là với Twitter, nhưng nếu cứ để người đại diện giả vờ làm bạn, sớm muộn các fan cũng phát hiện ra và tác dụng ngược sẽ là rất bất lợi cho những ngôi sao”.

Sharapova từng trải nghiệm điều này và cô hoàn toàn đồng ý. “NHM của tôi không muốn xem quá nhiều quảng cáo trên trang Facebook, nên tôi chủ yếu cố gắng cung cấp cho họ thông tin vui về mình. Tôi kể với họ những gì tôi đang làm, về những chuyến đi, những suy nghĩ của tôi. Tôi cũng kể về những pha đánh bóng và quần áo tôi mặc. Tôi đăng những tấm ảnh của mình và nếu muốn xem thêm họ có thể ghé thăm trang web. Tương tác với các CĐV là rất quan trọng với tôi. Tôi rất biết ơn họ và muốn họ luôn được tiếp cận những thông tin đó”, Sharapova nói.

Vì tính chất cá nhân, sự hiện diện của các ngôi sao quần vợt chiếm ưu thế trên các trang mạng xã hội. Những tay vợt nam hàng đầu Rafael Nadal và Roger Federer đều có hơn 6 triệu người theo dõi trên Facebook. Trang này cũng là nơi quan trọng để họ kêu gọi và tổ chức các chiến dịch từ thiện.

10 VĐV có số fan trên Facebook lớn nhất

Cristiano Ronaldo (bóng đá) - 25 triệu fan
Michael Jordan (bóng rổ) - 10 triệu fan
David Beckham (bóng đá) - 9 triệu fan
Roger Ferderer (tennis) - 8,1 triệu fan
Kobe Bryant (bóng rổ) - 7,6 triệu fan
Rafael Nadal (tennis) - 7,5 triệu fan
Michael Phelps (bơi) - 7,3 triệu fan
LeBron James (bóng rổ) - 7,1 triệu fan
Maria Sharapova (tennis) - 6,9 triệu fan
Valentino Rossi (mô tô) - 6,8 triệu fan

Những khảo sát cực thú vị về facebook

47% người dùng chửi thề trên trang Facebook của họ. 48% thường xuyên vào xem Facebook của người yêu/chồng cũ. 48% cha mẹ kết bạn với con cái họ trên Facebook... Những con số từ Facebook tiết lộ rất nhiều về lối sống của chúng ta.
Với 600 triệu tài khoản người dùng Facebook hoạt động, nhiều khảo sát trên Facebook giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về những chuẩn mực văn hóa đang biến đổi, bao gồm các vấn đề về giá trị, đạo đức, sự thay đổi trong các mối quan hệ giữa người thay với người khác. Dưới đây là một số kết quả khảo sát như vậy.

56% người Mỹ cho rằng thật bất cẩn khi làm bạn với "sếp" trên Facebook

Facebook và những khảo sát thú vịMột khảo sát Responsibility Project của Liberty Mutual công bố trên Reuter cuối tháng 2/2011 chỉ ra, phần lớn người Mỹ không thấy có lí do xã hội nào để có thể kết bạn với "sếp" của họ trên Facebook. Khảo sát 1.000 người cho thấy nên tách biệt rõ ràng giữa công việc và cuộc sống riêng tư.
Trong khi đó, 62% các "sếp" đồng tình là không đúng khi kết bạn với nhân viên của mình trên mạng xã hội này. Và có đến 76% cho rằng chỉ nên kết bạn với những người ngang hàng về địa vị với mình, và nói giá trị thật sự của họ được đánh giá dựa trên thành tích công việc chứ không dựa vào các mối quan hệ cá nhân.

Liên kết về sex trên Facebook được chia sẻ nhiều hơn 90% mức bình thường

Từ tháng 2 đến tháng 5/2010, nhà nghiên cứu về truyền thông xã hội Dan Zarrella tiến hành xem xét 12.000 liên kết từ Facebook với các trang blog và tin tức, nhận thấy, các liên kết về sex trên Facebook có khả năng được chia sẻ nhiều hơn 90% so với bất kỳ một chủ đề nào khác. Ông cũng phát hiện các liên kết thể hiện tâm lý tích cực có nhiều khả năng được chia sẻ trên Facebook hơn so với những liên kết mang tính tiêu cực.

Người dùng độc thân ít vui vẻ hơn

Tháng 2/2010, Facebook kỉ niệm ngày lễ Tình Nhân Valentine bằng cách xem xét mối liên hệ giữa tình trạng hôn nhân của người dùng với mức độ vui vẻ của họ. So sánh này được thực hiện dựa trên mức độ tích cực/tiêu cực nhờ thông tin cập nhật về trạng thái người dùng trên Facebook. Kết quả là, những người khai báo đã kết hôn, hay đính hôn trên Facebook thường vui vẻ hơn so với những người ở trạng thái độc thân.

21% chia tay trên Facebook

Một khảo sát vào tháng 6/2010 với 1.000 người dùng, trong đó 70% là nam giới, cho thấy, 25% gặp trục trặc với vợ, người yêu (thống kê dựa trên các thông tin người dùng cập nhật trên Facebook về mối quan hệ của họ). Trong số đó, có 21% nói sẽ kết thúc mối quan hệ bằng cách chuyển tình trạng hôn nhân trên Facebook của họ thành Single (độc thân).

85% phụ nữ bị bạn Facebook quấy nhiễu

Facebook và những khảo sát thú vịNghiên cứu hồi tháng 3/2011 của Eversave cho hay, 85% người dùng nữ thừa nhận rằng họ bị bạn bè trên Facebook làm phiền. Trong đó, kiểu làm phiền được nhắc tới nhiều nhất là kiểu “lúc nào cũng phàn nàn” (61%), “chia sẻ những thông tin chính trị chẳng liên quan gì” (42%), và “khoe khoang về cuộc sống có vẻ như hoàn hảo của họ” (32%)…

25% tài khoản Facebook không dùng chế độ kiểm soát sự riêng tư

Khảo sát của Consumer Reports (6/2010) chỉ ra, 1/4 các tài khoản Facebook không sử dụng chế độ kiểm soát riêng tư, 75% còn lại không dành thời gian để tìm hiểu chế độ bảo mật này. Trong khi đó, một cuộc điều tra tương tự cho thấy 26% người dùng và cả con cái họ đều rất dễ có khả năng trở thành “miếng mồi” khi khoe ảnh và tiết lộ thông tin cá nhân của mình.

48% cha mẹ kết bạn với con cái họ trên Facebook

Theo kết quả khảo sát của Retrevo, gần 50% số phụ huynh mong muốn có thể kết bạn với chính con cái của họ trên Facebook. Khi được hỏi về độ tuổi tối thiểu cho phép sử dụng Facebook, MySpace hay các mạng xã hội khác, 26% người tham gia khảo sát cho rằng nên là 18 tuổi, 36% chọn con số 16-19 tuổi, 30% đồng ý với độ tuổi 13-15, và chỉ 8% chấp nhận con số dưới 13 tuổi. Tuy nhiên, một khảo sát khác của Consumer Reports lại tiết lộ rằng hầu như các phụ huynh có con nhỏ hơn 10 tuổi còn rất ít quan tâm đến chuyện coi cái họ có tham gia Facebook hay không.

47% chửi thề trên trang chính (wall) của họ

Reppler với khảo sát của mình ghi nhận, 47% người dùng Facebook hay chửi thề trên trang chính của họ, trong khi đó, bạn bè cũng viết hộ ở trang “nhà hàng xóm” với tần suất 56% thời gian. Điều này đồng nghĩa với việc gần 50% người dùng Facebook cảm thấy bình thường khi phát ngôn hay tiếp xúc với những lời lẽ này.

48% thường xuyên vào xem trang Facebook của người yêu/chồng cũ

Đó là kết quả khảo sát mà YouTango đã đưa ra. Có vẻ như cơ hội tìm hiểu về “tình xưa nghĩa cũ” đang rộng mở hơn với người dùng thông qua Facebook và các mạng xã hội. Điều này cũng có thể bị coi như là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với sự riêng tư.
Theo PC World VN

Số liệu internet 2010

Điều gì đã xảy ra với Internet trong năm 2010? Có thêm bao nhiêu website? Bao nhiêu email được gửi đi? Bao nhiêu người dùng Internet…?Trang blog Royal Pingdom đã sử dụng nhiều nguồn thống kê tin cậy để mang lại một bức tranh toàn cảnh về thế giới Internet năm 2010 qua những con số sống động và thú vị.
Email

107 nghìn tỷ - là số email đã được gửi đi trên Internet năm 2010.

294 tỷ email được gửi đi trung bình mỗi ngày.

1,88 tỷ - là số người dùng email trên toàn thế giới.

480 triệu – người dùng email mới trong năm 2010.

89,1% - là tỷ lệ spam chiếm hữu trong tổng số email của năm 2010.

262 tỷ – là số spam được gửi đi mỗi ngày.

2,9 tỷ – là số tài khoản email trên toàn cầu.

25% – là tỷ lệ tài khoản email doanh nghiệp.

Website

255 triệu – số website trên mạng Internet tính đến tháng 12/2010.

21,4 triệu – website ra đời trong năm 2010.

Máy chủ web

39,1% – Số lượng tăng trưởng các trang web Apache trong năm 2010.

15,3% – Số lượng tăng trưởng các trang web IIS trong năm 2010.

4,1% – Số lượng tăng trưởng các trang web nginx trong năm 2010.

5,8% – Số lượng tăng trưởng các trang web Google GWS trong năm 2010.

55,7% – Số lượng tăng trưởng các trang web Lighttpd trong năm 2010.



Tên miền

88,8 triệu – là số tên miền .com tính đến cuối năm 2010.

13,2 triệu – là tên miền .net

8,6 triệu – là tên miền .org.

79,2 triệu – là số tên miền quốc gia cấp một (như .cn; .uk;…)

202 triệu – là số tên miền quốc gia các cấp (tính đến tháng 10/2010.

7% - là tỷ lệ tên miền gia tăng trong năm 2010.

Người dùng Internet

1,97 tỷ - là số người dùng Internet trên toàn cầu (tính đến tháng 6/2010).

14% – là tỷ lệ gia tăng người dùng Internet trong năm 2010.

825,1 triệu – là số người dùng Internet ở châu Á.

475,1 triệu – là số người dùng Internet ở châu Âu.

266,2 triệu – là số người dùng Internet ở Bắc Mỹ.

204,7 triệu – là số người dùng Internet ở ở Mỹ latin/Caribbean.

110,9 triệu – là số người dùng Internet ở châu Phi.

63,2 triệu – là số người dùng Internet ở Trung Đông.

21,3 triệu – là số người dùng Internet ở châu Đại dương/Australia.


Đời sống mạng xã hội

152 triệu – là số blog tren Internet.

25 tỷ – là số tweet đã được gửi đi trên Twitter trong năm 2010.

100 triệu – là số tài khoản mới trong năm 2010 trên Twitter.

7,7 triệu – là số người theo dõi Twitter của Lady Gaga.

600 triệu – là số người dùng Facebook vào cuối năm 2010.

250 triệu – là số người dùng mới trên Facebook trong năm 2010.

30 tỷ – “mẩu” nội dung (link, bài viết, ảnh…) được chia sẻ trên Facebook mỗi tháng.

70% – là tỷ lệ người dùng Facebook ở ngoài nước Mỹ.

20 triệu – số ứng dụng Facebook được cài đặt mỗi ngày.

Thị phần trình duyệt Internet


Video

2 tỷ – là số video được xem mỗi ngày trên YouTube.

35 giờ – mỗi phút có 35 giờ video được tải lên YouTube.

186 – là số video online mà trung bình một người dùng Internet ở Mỹ xem trong một tháng.

84% - người dùng Internet tại Mỹ xem video trực tuyến.

14% - số người dùng Internet tại Mỹ tham gia tải video lên mạng Internet.

Trên 2 tỷ – là số video được xem mỗi tháng trên Facebook.

20 triệu – video tải lên Facebook mỗi tháng

Hình ảnh

5 tỷ – bức ảnh có trên Flickr (tính đến tháng 9/2010)

Trên 3.000 bức ảnh được tải lên Flickr mỗi phút.

130 triệu – bức ảnh được tải lên Flickr mỗi tháng.

Trên 3 tỷ bức ảnh tải lên Facebook mỗi tháng.

36 tỷ - bức ảnh tải lên Facebook mỗi năm.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes