Theo số liệu báo cáo của các tỉnh, thành phố, hiện nay cả nước có hơn 9.000 siêu thị, trung tâm thương mại và chợ (trong đó có 571 siêu thị, 96 trung tâm thương mại và 8.528 chợ).
Các loại hình cửa hàng bán lẻ hiện đại có lợi thế là được vận hành kinh doanh theo kiểu chuỗi với mạng lưới cửa hàng khắp nơi, mở ra một kênh phân phối rộng khắp cho các nhà sản xuất. Đồng thời, với yêu cầu cao về chất lượng, lớn về số lượng và đa dạng về mẫu mã..., các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại sẽ kích thích các nhà sản xuất thường xuyên đầu tư cải tiến chất lượng để nâng cao tính cạnh tranh.
Cơ sở hạ tầng khang trang hiện đại, phục vụ tiên tiến và thái độ văn minh của các loại hình bán lẻ hiện đại mang lại tiện ích cho người tiêu dùng. Với lợi thế của việc tổ chức mua hàng theo chuỗi nên các loại hình bán lẻ hiện đại không những có thể tự cắt giảm cho phí kinh doanh mà còn giúp cho nhà sản xuất đưa hàng hóa đến với người tiêu dùng một cách dễ dàng với chi phí thấp, giá bán hạ. Vì vậy, các loại hình bán lẻ hiện đại mang lại hiệu quả kép và tiết kiệm chi phí cho xã hội và kích thích tiêu dùng.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết dưới góc độ của người tiêu dùng, hàng hóa trong các siêu thị hay trung tâm thương mại nhìn chung có nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác rõ ràng. Qua đó, người tiêu dùng được cung cấp thông tin theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Về chất lượng hàng hóa tại các siêu thị, người tiêu dùng có thể yên tâm hơn so với bên ngoài; giá cả được niêm yết rõ ràng và đặc biệt không phải mặc cả. Bên cạnh đó, khi đến các điểm mua hàng này, người tiêu dùng có thể mua được nhiều mặt hàng khác nhau, không phải mất thời gian đi lại nhiều như khi mua ở ngoài. Vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm hiện nay là vệ sinh an toàn thực phẩm. Họ thường tìm đến siêu thị mua hàng hóa, mặc dù giá có thể đắt hơn so với bên ngoài. Tuy nhiên, tại một vài siêu thị khi các cơ quan chức năng kiểm tra vẫn còn tình trạng sản phẩm như trái cây vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc một số sản phẩm có nhãn mác bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú cho rằng bảo vệ người tiêu dùng là tiền đề cơ bản để các doanh nghiệp, siêu thị và các doanh nghiệp bán lẻ mở rộng và phát triển. Việc thực hiện tốt công tác này sẽ là bước quan trọng trong việc đưa Luật bảo vệ người tiêu dùng đi vào cuộc sống và cũng là điểm mấu chốt để thể hiện sự ưu việt của hình thức bán lẻ tại các siêu thị so với các hình thức bán lẻ khác.
Để Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực sự đi vào cuộc sống, sắp tới Bộ Công Thương sẽ ký các thỏa thuận bảo vệ người tiêu dùng xuyên biên giới. Các công dân nước ngoài được quyền khởi kiện, khi mua hàng hóa mua ở Việt Nam bị hỏng trong thời gian bảo hành hoặc kém chất lượng, kể cả sau khi đã về nước.
Bộ Công Thương hiện cũng đang xây dựng hai nghị định về thực hiện công tác bảo vệ người tiêu dùng để trình Chính phủ. Đó là Nghị định chung hướng dẫn thực hiện và Nghị định xử lý vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng.
Các loại hình cửa hàng bán lẻ hiện đại có lợi thế là được vận hành kinh doanh theo kiểu chuỗi với mạng lưới cửa hàng khắp nơi, mở ra một kênh phân phối rộng khắp cho các nhà sản xuất. Đồng thời, với yêu cầu cao về chất lượng, lớn về số lượng và đa dạng về mẫu mã..., các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại sẽ kích thích các nhà sản xuất thường xuyên đầu tư cải tiến chất lượng để nâng cao tính cạnh tranh.
Cơ sở hạ tầng khang trang hiện đại, phục vụ tiên tiến và thái độ văn minh của các loại hình bán lẻ hiện đại mang lại tiện ích cho người tiêu dùng. Với lợi thế của việc tổ chức mua hàng theo chuỗi nên các loại hình bán lẻ hiện đại không những có thể tự cắt giảm cho phí kinh doanh mà còn giúp cho nhà sản xuất đưa hàng hóa đến với người tiêu dùng một cách dễ dàng với chi phí thấp, giá bán hạ. Vì vậy, các loại hình bán lẻ hiện đại mang lại hiệu quả kép và tiết kiệm chi phí cho xã hội và kích thích tiêu dùng.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết dưới góc độ của người tiêu dùng, hàng hóa trong các siêu thị hay trung tâm thương mại nhìn chung có nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác rõ ràng. Qua đó, người tiêu dùng được cung cấp thông tin theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Về chất lượng hàng hóa tại các siêu thị, người tiêu dùng có thể yên tâm hơn so với bên ngoài; giá cả được niêm yết rõ ràng và đặc biệt không phải mặc cả. Bên cạnh đó, khi đến các điểm mua hàng này, người tiêu dùng có thể mua được nhiều mặt hàng khác nhau, không phải mất thời gian đi lại nhiều như khi mua ở ngoài. Vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm hiện nay là vệ sinh an toàn thực phẩm. Họ thường tìm đến siêu thị mua hàng hóa, mặc dù giá có thể đắt hơn so với bên ngoài. Tuy nhiên, tại một vài siêu thị khi các cơ quan chức năng kiểm tra vẫn còn tình trạng sản phẩm như trái cây vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc một số sản phẩm có nhãn mác bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú cho rằng bảo vệ người tiêu dùng là tiền đề cơ bản để các doanh nghiệp, siêu thị và các doanh nghiệp bán lẻ mở rộng và phát triển. Việc thực hiện tốt công tác này sẽ là bước quan trọng trong việc đưa Luật bảo vệ người tiêu dùng đi vào cuộc sống và cũng là điểm mấu chốt để thể hiện sự ưu việt của hình thức bán lẻ tại các siêu thị so với các hình thức bán lẻ khác.
Để Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực sự đi vào cuộc sống, sắp tới Bộ Công Thương sẽ ký các thỏa thuận bảo vệ người tiêu dùng xuyên biên giới. Các công dân nước ngoài được quyền khởi kiện, khi mua hàng hóa mua ở Việt Nam bị hỏng trong thời gian bảo hành hoặc kém chất lượng, kể cả sau khi đã về nước.
Bộ Công Thương hiện cũng đang xây dựng hai nghị định về thực hiện công tác bảo vệ người tiêu dùng để trình Chính phủ. Đó là Nghị định chung hướng dẫn thực hiện và Nghị định xử lý vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng.
Đỗ Nguyên
0 comments:
Post a Comment