ADS 1

Showing posts with label Kinh doanh. Show all posts
Showing posts with label Kinh doanh. Show all posts

Trà xanh C2 : thương hiệu thành công với chiến lược định giá thâm nhập


Cuộc chiến trên thị trường trà xanh Việt Nam hiện nay hứa hẹn rất nhiều kịch tính khi các đại gia nước giải khát đã tham gia vào thị trường này.
URC (Universal Robina Corporation) là một trong những  công ty tiên phong của Philippin với thâm niên 40 năm hoạt động trong lãnh vực kinh doanh sản xuất thực phẩm, đó là một trong những tập đoàn thực phẩm lớn nhất Philippines.
Họ cũng có mặt tại thị trường bánh kẹo của 25 nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Mỹ, Italia, Nhật Bản và một số nước Trung Đông. URC hiện đang giữ 30% thị trường khoai tây chiên tại Singapore, 33% tại Malaysia; 28% thị trường bánh xốp tại Thái Lan; và 22% thị trường bánh snack mặn tại Hongkong….
Các sản phẩm có tiếng tăm của URC là bánh snack Jack&Jill, sôcôla Cloud 9 và Nips, kẹo XO và Maxx, mì Payles và Nissin Các sản phẩm của công ty hết sức đa dạng như: bánh snacks, kẹo, bánh biscuits, cà phê hòa tan, mì ăn liền, nước xốt cà chua, mì sợi, ngoài ra còn có cả các lọai kem…
Công ty URC Việt Nam là một công ty trực thuộc tập đoàn URC quốc tế. URC Việt Nam được thành lập và sản xuất bánh kẹo từ 2005 tại Khu công nghiệp Việt - Sing, tỉnh Bình Dương. Ngoài các sản phẩm như bánh, kẹo… thì sản phẩm nổi bật nhất của URC trên thị trường Việt Nam chính là trà xanh C2.
Trà không phải là thức xa lạ với ẩm thực và văn hóa Việt Nam cũng như các nước Á đông khác, nhưng trong cuộc sống hiện đại với nhiều mối lo về sức khỏe và người ta cũng hiểu được những lợi ích của trà xanh, thì vị thế của cây trà mới được đề cao đến thế trong cuộc sống. Vì vậy tốc độ tăng trưởng của mặt hàng nước giải khát trà xanh luôn đạt mức cao (trên 30%/ năm).

Riêng năm qua, mức tăng trưởng đạt đến  97% (trong khi thị trường hàng tiêu dùng nhanh nói chung chỉ tăng trưởng 11% - theo nguồn TNS ). Đây là một mức phát triển mà không có một loại nước giải khát nào đạt được, chứng tỏ nhu cầu của người tiêu dùng đang rất lớn và đây thực sự là một thị trường rất giàu tiềm năng.
Như chúng ta đã biết, đi tiên phong trong thị trường ( First mover) trà xanh là Tân Hiệp Phát Group với sản phẩm trà xanh Không độ. Nên mặc dù là thương hiệu trà xanh số 1 tại thị trường Philipine, nhưng tại thời điềm ra mắt thị trường Việt Nam, C2 dường như rơi vào tình thế bị động vì đến sau, và trà xanh Không Độ khi đó được trợ giúp mạnh mẽ bởi các họat động truyền thông rầm rộ đã nhanh chóng chiếm được thị trường béo bở này.
Mãi đến tháng 9/2008, C2 mới gia tăng nỗ lực marketing thông qua việc quảng cáo trên truyền hình, kết hợp quảng cáo với chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm gia tăng thị phần, nhưng do bị rơi vào thế bị động vì  đến sau và do những chiến lược định vị không hợp lí nên C2 vẫn không thể qua mặt sản phẩm Không độ trên thị trường trà xanh.
Tuy vậy, trà xanh C2 vẫn chiếm một thị phần lớn trong thị trường nước giải khát trà xanh đóng chai và là đối thủ chính của Không Độ. Nguyên nhân thành công này là nhờ C2 đã xây dựng được  kênh phân phối hiệu quả và một chiến lược định giá thâm nhập rất hợp lí.
Định giá thâm nhập (Penetration pricing)  là chiến lược đặt giá ban đầu của một sản phẩm hay dịch vụ thấp hơn giá phổ biến trên thị trường. Các công ty sử dụng chiến lược này với kì vọng sản phẩm của mình sẽ được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn. Đó là thị trường của những khách hàng chưa từng mua sản phẩm hoặc những khách hàng trung thành với đối thủ cạnh tranh.
Định giá thâm nhập làm tối đa hoá doanh số bán trên đơn vị sản phẩm và tạo ra doanh thu theo thị phần, nhưng lại làm ảnh hưởng đến tỉ lệ lợi nhuận. Tuy nhiên trong một số trường hợp, lợi nhuận thấp có thể ngăn cản đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường.

Như phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy  giá cả có tác động mạnh mẽ đến chi tiêu như thế nào, đó thường là tiêu chuẩn quan trọng trong việc mua và lựa chọn của khách hàng.
Trong khi đối thủ cạnh tranh lớn nhất của C2 là trà xanh Không Độ định giá sản phẩm cao hơn khoảng 20% so với giá trung bình của thị trường (7000VNĐ/ Chai 500ml) thì C2 đã chọn cho mình một chiến lược  định giá thâm nhập hợp lí ( 3500đ/ chai 330 ml), nhờ vậy C2 nhanh chóng chiếm được thị phần lớn trong thị trường trà xanh đóng chai Việt Nam.
Cuộc chiến trên thị trường trà xanh Việt Nam hiện nay hứa hẹn rất nhiều kịch tính khi các đại gia nước giải khát (Lipton Pure Green của Pepsi, Wormdearm, Shinki của San Miguel…) đã tham gia vào thị trường này. Nhưng với lợi thế về kênh phân phối và chiến lược giá hợp lí, chắc chắn trà xanh C2 sẽ đứng vững và ngày càng phát triển tại thị trường Việt Nam
Quang Minh  - 

Google kiếm tiền từ Android như thế nào?

Có bao giờ bạn từng thắc mắc: Phải chăng Google đang "làm từ thiện" khi ném ra hàng trăm triệu USD để phát triển Android rồi lại "phân phát" HĐH này hoàn toàn miễn phí? Sự thật đằng sau những mánh khóe "làm tiền" của Google.

Nếu bạn có đôi chút quan tâm đến smartphone trong vòng 1 vài năm trở lại đây, có lẽ bạn sẽ khó lòng không nghe đến cái tên Android. HĐH dành cho các thiết bị cầm tay như smartphone, tablet của Google ra đời cách đây hơn 2 năm, và đi lên từ con số 0 để trở thành hệ điều hành phổ biến nhất trên điện thoại di động. Một trong những lý do khiến Android trở nên phổ biến là việc HĐH này được Google phát hành dưới dạng mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí. Điều này có nghĩa là tất cả các hãng sản xuất như HTC, Samsung, Motorola, LG... đều có thể sản xuất smartphone Android mà không mất 1 đồng chi phí bản quyền nào trả cho Google.

Android có thực sự miễn phí như Google quảng cáo?
Trước khi Android ra mắt, người ta từng rất hào hứng với ý tưởng gã khổng lồ tìm kiếm tham gia vào thị trường điện thoại di động. Sau khi có thông tin Google mua lại 1 HĐH dành cho các thiết bị cầm tay, nhiều người đã mơ đến 1 chiếc Google Phone hoặc việc Google sẽ tham gia vào thị trường dịch vụ viễn thông. Và với truyền thống cung cấp "đồ chùa" cho cộng đồng mạng của Google, người ta mong chờ những chiếc smartphone giá rẻ bèo hoặc 1 nhà mạng cho phép gọi điện nhắn tin thoải mái mà không phải trả 1 xu nào. 

Đến hôm nay thì chúng ta biết rằng những mộng tưởng ấy đã không trở thành sự thực. Google không sản xuất phần cứng cũng như không cung cấp dịch vụ viễn thông theo kiểu truyền thống trên mạng 3G hoặc CDMA. Nhưng những gì mà Google đem đến cho người sử dụng có lẽ cũng tuyệt vời không kém: 1 HĐH di động tối tân và "hoàn toàn miễn phí".

Sự dễ dãi của Android và việc HĐH này hoàn toàn miễn phí đã giúp các hãng sản xuất dễ dàng tiếp cận với Android hơn, và kết quả là một binh đoàn các smartphone có cộp dấu Android xâm chiếm thị trường chỉ trong nháy mắt, đem đến cho người dùng cuối hàng trăm sự lựa chọn. Người sử dụng hài lòng vì có được chiếc điện thoại như ý, hãng sản xuất phần cứng thì sung sướng vì bán được hàng. 

Nhưng còn Google? Liệu Google có cảm thấy sung sướng trước sự thành công của Android nếu hãng này không kiếm được 1 xu từ nó? Chắc chắn là không. Google không phải là 1 tổ chức từ thiện, Android, không nghi ngờ gì, là 1 công cụ "làm tiền" của Google. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là, liệu Google kiếm tiền từ Android như thế nào, nếu với mỗi chiếc smartphone Android xuất xưởng Google không thu được 1 đồng nào từ chính HĐH mà họ phải bỏ ra hàng trăm triệu, thậm chí có thể là hàng tỉ, USD để phát triển?

Nếu bạn từng tự hỏi mình câu đó, bài viết này sẽ cho bạn đáp án.

1. Bản chất của Google

Để trả lời được câu hỏi ở trên, chúng ta phải hiểu về bản chất của Google. Google kinh doanh thứ gì? Có người sẽ nói Google là 1 công ty công cụ tìm kiếm(Google Search), người lại bảo Google là công ty cung cấp dịch vụ email (Gmail), người thì cho rằng Google chuyên cung cấp dịch vụ giải trí (Youtube)... Google có chân rết ở nhiều lĩnh vực đến mức đôi khi người ta quên mất chức năng chính của Google: Một công ty quảng cáo.

Nếu bạn chưa biết, thì chính những mẩu quảng cáo nho nhỏ gắn trong email, kết quả tìm kiếm mà bạn vẫn đang xem hằng ngày, là nguồn sống chính của Google. Chính những dòng chữ trông có vẻ đơn giản và vô hại ấy đã nuôi sống và gây dựng cả 1 đế chế Google hùng mạnh như ngày hôm nay.

Những mẩu quảng cáo nhỏ bé như thế này đã xây dựng nên gã khổng lồ Google.
Google được các công ty khác trả tiền để chèn những mẩu quảng cáo trên vào các kết quả tìm kiếm hoặc trang email của người sử dụng dịch vụ của Google. Vấn đề là, Google đã tìm được cách chèn những quảng cáo ấy khéo léo đến mức người sử dụng đôi khi không hề nhận ra sự hiện diện của chúng.

2. Quảng cáo trúng đích

Điều làm nên thành công của Google là quảng cáo do Google làm rất trúng vào nhu cầu của người xem. Một ví dụ một quảng cáo trên ti vi chẳng hạn như về máy lọc nước Kangaroo. Rõ ràng trong vài chục triệu người Việt Nam xem đoạn quảng cáo đêm hôm đó, chỉ có 1 phần rất nhỏ có nhu cầu mua máy lọc nước. 

Và một khi không có nhu cầu thì quảng cáo đó dù hay tới đâu cũng chỉ như "nước đổ đầu vịt", không hiệu quả. Trong khi đó đơn cử như khi tôi tìm kiếm trên Google bằng từ khóa "học tiếng anh", lập tức 1 loạt các quảng cáo được Google khéo léo chèn vào kết quả tìm kiếm về các trung tâm Anh ngữ ở gần nơi tôi sinh sống. Chắc chắn xác suất tôi cảm thấy hứng thú với mẩu quảng cáo đó sẽ cao hơn nhiều. Và như thế tức là tôi đã "cắn câu" của Google.

Như vậy, quảng cáo càng trúng đối tượng sẽ càng đem lại hiệu quả cao. Thử tưởng tượng nếu Google có thể biết được bạn đang quan tâm đến thứ gì, ở độ tuổi bao nhiêu, đang ở địa điểm nào, mức thu nhập ra sao... những quảng cáo của Google sẽ "đáng sợ" đến mức nào. 

Vấn đề là ở chỗ, làm sao để Google có thể thu thập các thông tin ấy của người sử dụng? 

3. Cách làm khôn khéo

Có thể Google đã dính rất nhiều vụ kiện cáo liên quan đến việc thu thập thông tin cá nhân của người sử dụng và vi phạm quyền riêng tư của họ. Nhưng thực tế cho thấy, mỗi lần vấp ngã là 1 lần Google "khôn" ra, và cách thu thập các thông tin kể trên của hãng này càng ngày càng kín đáo, tinh vi.

Google theo dõi thói quen duyệt web của người sử dụng thông qua 1 công cụ miễn phí là Google Analytics (GA). GA là 1 công cụ được Google cung cấp "miễn phí" cho các quản trị website để theo dõi các thông số về lưu lượng hoạt động trên website của họ, đem lại những thông tin rất quí giá cho người quản trị. 

Đồng thời GA cũng đóng vai trò là 1 "gián điệp 2 mang", đem về cho Google những thông tin về thói quen duyệt web của người dùng internet. Với 1 cơ sở dữ liệu đủ lớn từ GA, Google có thể vẽ ra cả 1 "bản đồ internet" về thói quen tiêu dùng và sự quan tâm của người dùng ở từng độ tuổi, vùng miền để làm cho các quảng cáo được chính xác hơn.

Tương tự như vậy, Google Chrome cũng là 1 sản phẩm theo kiểu "mồi ngon" của Google. Rất nhanh, rất tiện dụng nhưng cũng là 1 công cụ để Google giám sát thói quen duyệt web của người sử dụng. Chưa hết, nếu bạn đang sử dụng Google DNS (8.8.8.8) để vào Facebook ở Việt Nam, bạn cũng đang "cúng" không cho Google những thông tin về việc bạn đang quan tâm đến sản phẩm gì, đang duyệt những website như thế nào. Từ đó Google sẽ biết để dễ bề "mồi chài" bạn bằng các quảng cáo của mình hơn.

4. Bước vào kỷ nguyên "hậu-PC"

Nhưng tất cả những mánh khóe kể trên đều là ở trong thời kỳ mà các PC, laptop đang thống trị thị trường. Giờ đây, khi loài người đang bước vào kỷ nguyên hậu-PC, những phương pháp trên tỏ ra lỗi thời hoặc thiếu hiệu quả. Với sự ra đời của smartphone, rất nhiều người đã chuyển rất nhiều việc tìm kiếm sang các thiết bị cầm tay vốn có ưu điểm là luôn "dính" vào người mọi lúc, mọi nơi. Chẳng hạn như khi tìm kiếm 1 cây xăng khi đang đi trên đường, hoặc 1 mốc ATM gần nơi mình đang đứng, chỉ có duy nhất smartphone mới có thể đáp ứng được nhu cầu này của người dùng trong khi cả các laptop nhỏ gọn nhất cũng không thể giở ra giữa đường được.

Quảng cáo trong 1 ứng dụng miễn phí của Android.  Quảng cáo cũng là nguồn thu chính của các ứng dụng kiểu này.
Và 1 chiếc smartphone cũng nói cho người ta biết nhiều về chủ nhân của nó hơn là 1 chiếc máy tính để bàn. Model của chiếc smartphone phần nào hé lộ độ tuổi và tính cách, giá thành "tố cáo" độ dày hầu bao, và quan trọng nhất, là smartphone luôn đi kèm với người nên vị trí của smartphone là vị trí của người sử dụng. Thử tưởng tượng bạn tìm thông tin về 1 chỗ bán laptop, nếu có 1 quảng cáo về 1 cửa hàng đang hạ giá 20% và chỉ cách chỗ bạn đang đứng 200m, bạn có muốn ghé qua xem thử?

5. Tóm lại, Google kiếm tiền từ Android như thế nào?

Có lẽ nói đến đây bạn đã phần nào mường tượng ra mục đích của Google khi tạo ra Android. Nói ngắn gọn, Google là 1 công ty quảng cáo, để quảng cáo trúng đích, Google phải có thông tin về đối tượng xem những quảng cáo đó. Họ thu thập các thông tin này bằng nhiều cách, và Android đơn giản là 1 công cụ hỗ trợ Google điều tra người dùng.

Bản thân các thiết bị chạy Android cũng là những quầy trưng bày quảng cáo của Google. Bạn có nhớ khi chơi Angry Bird thi thoảng vẫn thấy các mẩu quảng cáo nho nhỏ hiện lên? Các ứng dụng miễn phí trên Android cũng đi kèm quảng cáo. Phần tiền thu được từ các quảng cáo này được Google và người phát triển ứng dụng đó cưa đôi. Nói 1 cách khác, khi cầm theo 1 chiếc smartphone Android trong túi, bạn đang mang theo 1 tên gián điệp luôn tìm cách "nhồi nhét" vào đầu bạn những đoạn quảng cáo mà nó nghĩ rằng bạn sẽ cảm thấy hứng thú. 

Quảng cáo trong Angry Birds.
Bên cạnh quảng cáo, Google còn một vài cách nữa để làm tiền từ Android. Mà đầu tiên là từ việc bán các ứng dụng như Gmail, Google Search cho các nhà sản xuất thiết bị. Cụ thể là những hãng sản xuất như HTC, Motorola... muốn đưa các ứng dụng của Google như Gmail, Google Search vào sản phẩm của mình thì phải trả 1 khoản phí cho Google. 

Tất nhiên khoản phí cho các Google Apps này trên mỗi thiết bị là không đáng kể, nhưng nếu nhân với 130 triệu thiết bị Android từng xuất xưởng (Tính đến 04-2011), đó vẫn sẽ là 1 con số khổng lồ. Triết lý của Google vẫn là: HĐH thì miễn phí, nhưng ứng dụng phải trả tiền và bên phải móc túi là hãng sản xuất. Tất nhiên các hãng có thể chọn không bổ sung các ứng dụng này vào sản phẩm của mình, tuy nhiên với sự tiện dụng của các Google Apps, 1 smartphone Android sẽ mất đi rất nhiều sự hấp dẫn nếu thiếu chúng.

Bên cạnh đó, Android Market cũng là 1 nguồn thu của Google. Cũng giống như Apple, Google thu 1 khoản phí trên mỗi ứng dụng bán được. Mặc dù với tình hình kinh doanh bết bát của Android Market, có lẽ số tiền này cũng không thực sự lớn. Và kể cả trong trường hợp ứng dụng không bán được, Google vẫn thu được tiền vì 1 lập trình viên muốn đăng tải ứng dụng trên Android Market thì phải trả 1 khoản phí gia nhập, và khoản phí này tất nhiên là sẽ chảy vào túi Google.

6. Kiếm được bao nhiêu tiền?

Năm ngoái Google tuyên bố mình tạo ra khoảng 1 tỉ USD thu nhập từ Android. 1 con số khá khiêm tốn nếu so với 23,73 tỉ USD mà Apple kiếm được từ iPhone. Tuy nhiên nếu bạn suy xét cả đến việc Google không bán phần cứng của Android, con số trên hoàn toàn không hề nhỏ.

Cũng trong năm 2010, người ta ước tính, Google kiếm được khoảng 5.9 USD/năm ở mảng quảng cáo trên mỗi thiết bị chạy Android xuất xưởng, và con số này sẽ tiếp tục tăng đến mức 10 USD trong năm 2012. Với 130 triệu thiết bị chạy Android hiện có mặt trên thị trường, chắc chắn Google đang kiếm đều đặn 760 triệu USD mỗi năm, và tỉ suất lợi nhuận trong số thu nhập trên chắc chắn rất cao. 

Thử so sánh với con số 3 triệu máy Windows Phone 7 ra lò và 15$ mà Microsoft kiếm được từ mỗi máy chạy Windows Phone 7 chúng ta sẽ thấy rõ ràng Google kiếm tiền từ Android cũng nhanh chẳng kém gì những hãng bán bản quyền HĐH, thậm chí có phần còn nhanh hơn vì lượng người dùng Android vẫn đang "trương nở" với tốc độ chóng mặt: 300.000 thiết bị kích hoạt mới mỗi ngày.

Kết

Android cũng giống như tất cả các sản phẩm khác của Google, không hề miễn phí như người ta vẫn tưởng. Mặc dù không trực tiếp móc túi khách hàng, nhưng Google luôn tìm cách che mắt người sử dụng 1 cách khéo léo để họ không nhận ra rằng mình đang bị Google "chăn dắt". Nhưng nói cho cùng, không có gì miễn phí hoàn toàn, và Android cũng không phải ngoại lệ. Và sự thực là với những gì mà Google đã làm với Android, rõ ràng họ xứng đáng được hưởng phần của mình. Câu hỏi chỉ còn là: Liệu bạn có thể "chung sống" với tên gián điệp Android hay không mà thôi.

Android hiện tại vẫn chưa phải là cỗ máy in tiền của Google, và có lẽ hãng này cũng không định hướng Android trở thành công cụ kiếm tiền chính của mình. Android trong thời điểm này, và có thể là cả tương lai nữa, sẽ vẫn chỉ là 1 công cụ giúp Google bước vào kỷ nguyên hậu-PC và để gã khổng lồ hiểu tường tận hơn về những khách hàng mà hãng này đang phải nhắm đến hoặc phục vụ.

Kinh doanh cafe chụp ảnh ở Hà Nội

Kinh doanh cafe pose ảnh ở Hà Nội

Từ một vài cửa hàng trang trí lạ mắt để hút khách tới uống cafe, giờ đây Hà Nội có tới hàng chục nơi như vậy và có thêm thu nhập từ phí chụp ảnh.

Những cửa hàng cafe có backgrond đẹp thường đống khách suốt cả ngày, những đôi uyên ương thường chọn đến đây để chụp những bức ảnh thật tự nhiên
Những cửa hàng cafe có không gian đẹp thường thu hút rất nhiều khách hàng. Mỗi lần pose ảnh với cây hoa anh đào, khách hàng phải trả 400.000 đồng. Lượng khách đến cửa hàng đông hơn hẳn trước đó, có những hôm cửa hàng phải xin lỗi khách vì hết chỗ.
Chi phí cho mỗi lần chụp ảnh tại cuqar hàng là 500.000 đồng, tuy nhiên số lượng khách đến vẫn đông
Cửa hàng đầu tư phần lớn cho không gian, thuê thiết kế và vẽ kín những bức tường. Mỗi tầng, mỗi phòng có những bức vẽ khác nhau, tạo nên những không gian khác nhau trong cùng một cửa hàng. bàn ghế của cửa hàng đơn giản, nhưng phá cách, tiết kiệm được diện tích.
ảnh cửa hàng
Chi phí chụp ảnh tại cửa hàng là 500.000, nhưng mỗi ngày cửa hàng cũng có tới 5, 6 đôi uyên ương đăng ký chụp ảnh, dù không phải mùa cưới. Vừa không phải ra ngoại thành Hà Nội, lại có không gian lãng mạn làm nền nên nhiều bạn trẻ cho rằng 500.000 đồng mỗi lượt là không đắt. Mỗi tháng cửa hàng này thu được trên 70 triệu từ phí chụp ảnh.
Quán cafe ngày càng thu hút khách bới background đẹp
Không gian cửa hàng còn thu hút nhiều bạn trẻ mở tiệc sinh nhât, họp nhóm, giao lưu. Khách hàng còn được pose ảnh làm kỷ niệm miễn phí. Cửa hàng ngày càng đông hơn, nên phải tuyển thêm nhân viên phục vụ.
Chi phí
Không gian lãng mạn, nhiều đôi uyên ương chọn cửa hàng làm nơi chụp ảnh cưới. Ngoài ra, nhiều ngôi sao điện ảnh, những bạn tuổi teen cũng đến cửa hàng thực hiện cả chùm ảnh để khoe trên facebook cá nhân.
các bạn tuổi teen không thể bỏ qua những dịp pose ảnh khi đến cửa hàng
Những bộ bàn ghế trắng trên nền bức tường màu đỏ tại cửa hàng cafe này thu hút các bạn tuổi teen "diễn" và pose ảnh. Những cửa hàng cafe này luôn có khách từ sáng đến tối, đông nhất vào buổi tối và các ngày cuối tuần.
Cửa hàng cafe có bacground rất thu hút
Phông nền để pose ảnh là những bức tường trang trí bắt mắt, bàn ghế được đơn giản hóa và có phần phá cách, vừa tiết kiệm diện tích lại tạo nét mới mẻ hấp dẫn khách hàng. Có gần 50 cửa hàng cafe như vậy khắp Hà Nội, và nhiều cửa hàng khác cũng đang sửa sang không gian nhằm thu hút khách hàng.
Những chiếc ghế trắng dài, bức tường vẽ cột điện và những chiếc lá bay tạo cho khách hàng cảm giác rất lạ. Ảnh: Thanh Hoa
Ban đầu, khách hàng chỉ chụp ảnh làm kỷ niệm, những ngày liên hoan, sinh nhật, họp nhóm. Nhưng 2 năm trở lại đây, pose ảnh đã trở thành trào lưu. Nắm bắt xu hướng này, các cửa hàng cafe đã nhanh chóng thay đổi, tạo phông nền bắt mắt nhằm thu hút khách hàng. Nhờ đó những cửa hàng cafe này đều tăng doanh thu đáng kể, gấp đôi thậm chí gấp 3 trước đó.
Không gian xanh, thoáng đãng ngay giữa lòng Hà Nội cũng thu hút rất nhiều các bạn teen đến pose ảnh. Ảnh: Thanh Hoa
Cửa hàng cafe này lại đầu tư một không gian cây cối xanh mướt giữa lòng Hà Nội. Ban ngày, khách đến đông hơn. Các bạn teen đến đây để pose ảnh đầy nắng, hoa và cây cối mà không phải ra ngoại thành.
ảNH QUÁN CA FE CỰC TEEN................
Những bức tường "đáp ứng" đúng nhu cầu của các bạn teen tại các cửa hàng cafe. Không gian cổ tích tại các cửa hàng này thu hút phần lớn các bạn tuổi teen. Một số cửa hàng thuê các sinh viên mỹ thuật, kiến trúc vẽ nhằm giảm bớt chi phí, mỗi bức tường do sinh viên vẽ có thể rẻ từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Các bạn tên
Gần đây, các bạn trẻ không chỉ đi cafe để tán chuyện, hội họp, nhiều bạn ăn mặc, trang điểm để pose ảnh. Những cửa hàng cafe nhỏ thường không thu phí, đồ uống chỉ từ 15.000 đồng đến 40.000 đòng mỗi cốc. Mỗi nhóm thanh toán chỉ hết khoảng 160.000 đồng, và được pose ảnh miễn phí.
ảnh
Những chiếc ghế trắng dài, bức tường vẽ cột điện và những chiếc lá bay tạo cho khách hàng cảm giác thích thú, giống như ngoài công viên lại không quá ồn ào. Cửa hàng đầu tư lớn cho chi phí thiết kế và vẽ tường tạo không gian. Chi phí vẽ tường cả 3 tầng cửa hàng lên tới hơn 15 triệu đồng.
Thanh Hoa

Lợi ích của hệ thống bán lẻ hiện đại

(Tamnhin.net) - Khi hệ thống bán lẻ hàng hóa trở nên văn minh hiện đại, không chỉ các nhà sản xuất mà cả người tiêu dùng đều hưởng lợi.

Theo số liệu báo cáo của các tỉnh, thành phố, hiện nay cả nước có hơn 9.000 siêu thị, trung tâm thương mại và chợ (trong đó có 571 siêu thị, 96 trung tâm thương mại và 8.528 chợ).

Các loại hình cửa hàng bán lẻ hiện đại có lợi thế là được vận hành kinh doanh theo kiểu chuỗi với mạng lưới cửa hàng khắp nơi, mở ra một kênh phân phối rộng khắp cho các nhà sản xuất. Đồng thời, với yêu cầu cao về chất lượng, lớn về số lượng và đa dạng về mẫu mã..., các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại sẽ kích thích các nhà sản xuất thường xuyên đầu tư cải tiến chất lượng để nâng cao tính cạnh tranh.

Cơ sở hạ tầng khang trang hiện đại, phục vụ tiên tiến và thái độ văn minh của các loại hình bán lẻ hiện đại mang lại tiện ích cho người tiêu dùng. Với lợi thế của việc tổ chức mua hàng theo chuỗi nên các loại hình bán lẻ hiện đại không những có thể tự cắt giảm cho phí kinh doanh mà còn giúp cho nhà sản xuất đưa hàng hóa đến với người tiêu dùng một cách dễ dàng với chi phí thấp, giá bán hạ. Vì vậy, các loại hình bán lẻ hiện đại mang lại hiệu quả kép và tiết kiệm chi phí cho xã hội và kích thích tiêu dùng.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết dưới góc độ của người tiêu dùng, hàng hóa trong các siêu thị hay trung tâm thương mại nhìn chung có nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác rõ ràng. Qua đó, người tiêu dùng được cung cấp thông tin theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Về chất lượng hàng hóa tại các siêu thị, người tiêu dùng có thể yên tâm hơn so với bên ngoài; giá cả được niêm yết rõ ràng và đặc biệt không phải mặc cả. Bên cạnh đó, khi đến các điểm mua hàng này, người tiêu dùng có thể mua được nhiều mặt hàng khác nhau, không phải mất thời gian đi lại nhiều như khi mua ở ngoài. Vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm hiện nay là vệ sinh an toàn thực phẩm. Họ thường tìm đến siêu thị mua hàng hóa, mặc dù giá có thể đắt hơn so với bên ngoài. Tuy nhiên, tại một vài siêu thị khi các cơ quan chức năng kiểm tra vẫn còn tình trạng sản phẩm như trái cây vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc một số sản phẩm có nhãn mác bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt.

Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú cho rằng bảo vệ người tiêu dùng là tiền đề cơ bản để các doanh nghiệp, siêu thị và các doanh nghiệp bán lẻ mở rộng và phát triển. Việc thực hiện tốt công tác này sẽ là bước quan trọng trong việc đưa Luật bảo vệ người tiêu dùng đi vào cuộc sống và cũng là điểm mấu chốt để thể hiện sự ưu việt của hình thức bán lẻ tại các siêu thị so với các hình thức bán lẻ khác.

Để Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực sự đi vào cuộc sống, sắp tới Bộ Công Thương sẽ ký các thỏa thuận bảo vệ người tiêu dùng xuyên biên giới. Các công dân nước ngoài được quyền khởi kiện, khi mua hàng hóa mua ở Việt Nam bị hỏng trong thời gian bảo hành hoặc kém chất lượng, kể cả sau khi đã về nước.

Bộ Công Thương hiện cũng đang xây dựng hai nghị định về thực hiện công tác bảo vệ người tiêu dùng để trình Chính phủ. Đó là Nghị định chung hướng dẫn thực hiện và Nghị định xử lý vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng.

Đỗ Nguyên

Teen kiếm được hàng trăm ngàn USD nhờ iPhone 4 trắng

Teen kiếm được hàng trăm ngàn USD nhờ iPhone 4 trắng
(Dân trí) - Fei Lam, một học sinh trung học phổ thông ở New York, Mỹ đã biến “cơn khát” iPhone trắng thành một công việc kinh doanh trị giá hàng trăm ngàn USD. Chỉ trong vòng 6 tháng, Fei Lam đã kiếm được 130.000 USD nhờ bán bộ vỏ iPhone 4 trắng chính hãng.
Fei Lam rao bán iPhone 4 trắng trên trang web của mình.

Tiết lộ với tờ Observer, Fei Lam cho biết “Tôi biết một người từ một vài năm trước, người này có quan hệ với một số nhân viên tại Foxconn”. Foxconn là nhà sản xuất điện thoại iPhone cho Apple tại Trung Quốc. Cho nên, Lam đã nhờ người này chuyển cho mình các bộ kit chuyển đổi có khả năng biến iPhone màu đen sang phiên bản màu trắng với giá từ 135 USD đến 279 USD.

Lam đã tạo ra một trang web có địa chỉ whiteiphonefournow.com để bán hàng. Khách hàng của Fei Lam chính là những người muốn sở hữu một chiếc iPhone 4 trắng nhưng lại quá mệt mỏi với việc phải chờ đợi vì Apple đã nhiều lần “lỗi hẹn” tung mẫu điện thoại này ra thị trường.
Fei Lam đã kiếm được 130.000 USD nhờ iPhone 4 trắng.

Trong tháng đầu tiên, Lam chỉ bán được một hoặc hai bộ kit nhưng công việc kinh doanh của Lam bắt đầu gây được sự chú ý của những trang công nghệ lớn như TechCrunch, CNET và CNN. Nhờ đó, Lam đã kiếm được 130.000 USD từ tháng 8 vừa qua. Với số tiền này, Lam hy vọng sẽ vào học trường Đại học New York hoặc học về khoa học máy tính hay kinh doanh.

Tuy nhiên, Lam vừa nhận được một lá thư đáng ngại “Tôi nhận được một email của một nhà điều tra cá nhân cáo buộc tôi bán những mặt hàng bị ăn cắp. Nhưng tôi đảm bảo 100% là không phải như vậy”

Hành vi bán đồ ăn cắp trên mạng có thể rất nghiêm trọng. Hồi tháng 9 vừa qua, một phụ nữ ở Kansas đã bị bắt vì rao bán những hàng hóa bị ăn cắp trên eBay. Người này phải đối mặt với bản án 5 năm tù giam và nộp phạt 250.000 USD.

Võ Hiền
Theo Gizmodo/Observer

Walmart ông vua bán lẻ toàn cầu

Các nhà phân tích kinh tế vẫn thường nói rằng cho dù nền kinh tế Mỹ và thế giới có suy thoái ra sao, thì những nhân viên của Wal-Mart -tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới - chưa bao giờ phải lo lắng về

Các nhà phân tích kinh tế vẫn thường nói rằng cho dù nền kinh tế Mỹ và thế giới có suy thoái ra sao, thì những nhân viên của Wal-Mart -tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới - chưa bao giờ phải lo lắng về việc mình có bị sa thải hay không do những tác động tiêu cực tới doanh thu và lợi nhuận.
Đã từ lâu khi nhắc đến hệ thống cửa hàng bán lẻ ở Mỹ không thể không nhắc đến hai đại gia trong lĩnh vực này đó là Kmart và Wal-mart. Năm 2001, Kmart với hệ thống hàng chục cửa hàng bán lẻ đã tuyên bố phá sản, chỉ còn lại một mình "người khổng lồ" Wal-mart trụ lại.Nhưng trải qua hàng chục năm, Wal-Mart luôn có tốc độ tăng trưởng đều đặn. Năm 2006, doanh thu của Wal-Mart tăng 15% đạt gần 300 tỷ USD. Wal-Mart Stores Inc. luôn đứng đầu trong bản “Danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới” của tạp chí Fortune.
Bí quyết của Wal-Mart
Cuốn sách của Sam Walton xuất bản năm 1992 với tiêu đề Made In America (Sản xuất tại Mỹ) đã miêu tả rất chi tiết về những thăng trầm trong lịch sử của Wal-mart và những bài học quý giá về Đánh giá giá trị của một đồng Đôla, nhưng cũng rất tổng quát rằng: Wal-Mart biết rõ và vận hành có hiệu quả nghệ thuật Tiếp thị quan hệ (Relationship marketing).
Nguyên tắc thứ 8 trong số “10 nguyên tắc xây dựng kinh doanh của Sam Walton” đã thể hiện rõ bí quyết này. Sam Walton nói: " Đáp ứng trên mức mong đợi của khách hàng. Nếu bạn làm được như vậy họ sẽ mãi mãi là khách hàng của bạn. Hãy đem lại cho họ những gì họ muốn và thêm một chút nữa, hãy để họ thấy rằng bạn rất coi trọng khách hàng, hãy làm tốt để khắc phục những lỗi lầm của mình và đừng bao giờ để phải nói lời xin lỗi. Hãy chịu trách nhiệm với những gì bạn làm, Điều quan trọng nhất mà tôi đã viết là dòng chữ trên tấm biển hiệu đầu tiên của Wal-mart:Bảo đảm sự hài lòng của khách hàng".
Vậy những gì Wal-Mart thực hiện có cho thấy họ luôn cảm kích các khách hàng không? Trước đây, khi chưa có ứng dụng Thương mại điện tử vào hình thức bán hàng Wal-Mart sử dụng chiến thuật tiếp thị quan hệ trực tiếp từng người một, được thực thi bởi toàn bộ nhân viên Wal-Mart, đặc biệt là một đội ngũ các nhân viên chuyên chào mời khách hàng.
Những câu chào mời và đón mừng tại Wal-Mart là một cách thức cơ bản được người khổng lồ trong ngành bán lẻ sử dụng triệt để nhằm thể hiện sự quan tâm của họ với các khách hàng.
Những nhân viên Wal-Mart tại cửa ra vào luôn nói lời cảm ơn các khách hàng đã ghé thăm, giúp đỡ họ lấy giỏ hàng và cuối cùng là câu nói “tạm biệt, xin cảm ơn quý khách” khi mọi người rời cửa hàng. Thậm chí, một vài người cao tuổi ở địa phương với sự thân thiện tuyệt vời trong bộ trang phục vest màu xanh đã truyền tải thành công tình cảm nồng ấm tới mọi người khách đến hay rời cửa hàng Wal-Mart.
Ngày này, khi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, Thương Mại điện tử được ứng dụng rộng rãi Wal-mart đã chủ động liên kết với các website và tân dụng hệ thống bán hàng trực tuyến phát triển. Wal-Mart tăng cường hệ thống TMĐT bằng việc liên minh với AOL vào năm 2001 để cũng cấp internet đến vùng ngoại ô và nông thôn đặc biệt là những vùng chưa có cửa hàng của Wal-Mart. Mục đích của Wal-Mart là thu hút những phân đoạn thị trường mới và giảm tác động đối với các cửa hàng hiện tại
. Wal-Mart cũng sử dụng mô hình bán lẻ thích hợp kết hợp giữa TMĐT và TM truyền thống.(Mô hình Click-Mortal: Vừa kinh doanh online vừa kinh doanh offfline).
Vậy tại sao các công ty khác không áp dụng chiến thuật tiếp thị đơn giản này?
Một vài công ty đã làm vậy. Các cửa hàng bán lẻ của hãng Meijer cũng đã có những nhân viên chuyên chào hỏi, hoan nghênh các khách hàng. Nhiều nhà hàng, khách sạn,…. đã bắt đầu triển khai các hành động tương tự.
Song đây là thiểu số. Hầu hết các công ty còn chưa thực sự quan tâm tới yếu tối này bởi vì Tiếp thị quan hệ không hề đơn giản. Nó đòi hỏisự gắn kết tình cảm hoàn toàn khác biệt so với các hoạt động tiếp thị truyền thống cùng hoạt động Thương mại điện tử Online.
Bốn cấu thành then chốt của Tiếp thị quan hệ
Cá nhân hoá: Việc cá nhân hoá có thể đạt được bằng những hành động kiểu như direct mail, gọi điện thoại hay gửi email cá nhân. Hiển nhiên, những cái bắt tay và nụ cười thân thiện trên khuôn mặt các nhân viên Wal-Mart cũng góp phần cá nhân hoá quan hệ.
Trọng điểm: Wal-Mart đầu tư tiền bạc vào việc duy trì các mối quan hệ với những khách hàng hiện tại. Bằng việc hướng tới nhóm khách hàng này, Wal-Mart xây dựng được các mối quan hệ lâu dài với những người mua sắm trung thành nhất của mình. Việc đặt trọng tâm vào những khách hàng hiện tại thông qua các chương trình phần thưởng khách hàng trung thành có thể đem lại những kết quả kinh doanh tuyệt vời.
Thực sự ý nghĩa: Thông điệp tiếp thị của bạn phải có tình cảm. Nếu các nhân viên chào hỏi của Wal-Mart không nhìn thẳng vào mắt bạn khi nói lời “xin chào”, việc chào hỏi này chắc chắn sẽ không tạo ra được những tác động tích cực nào cả.
Yếu tố tương tác: Rất nhiều nhân viên chào hỏi tại Wal-Mart nhớ rõ tên những khách hàng thường xuyên. Wal-Mart.com, một công ty con của Wal-Mart Stores Inc., đã tạo dựng được các mối quan hệ trực tuyến bằng việc khuyến khích mọi người cung cấp cho công ty các địa chỉ email.
Việc xây dựng những mối quan hệ giao tiếp qua lại trong Tiếp thị quan hệ là rất quan trọng nếu bạn muốn nhận được những phản hồi từ phía khách hàng, xác định xem những gì hiệu quả và những gì cần phải thay đổi.
Những yếu tố cấu thành trên rất cần thiết trong các chương trình Tiếp thị quan hệ, thậm chí cả khi các khách hàng mục tiêu của bạn không phải là những người mua sắm hàng hoá bán lẻ mà Wal-Mart muốn thu hút.
Bốn chiến thuật xây dựng Tiếp thị quan hệ
Phát triển quan hệ bằng việc phối kết hợp kiến thức với sự vui vẻ: Bạn hãy lên kế hoạch tổ chức các sự kiện cho khách hàng hiện tại và tiềm năng vừa góp phần củng cố lòng trung thành của khách hàng vừa đưa ra được những giây phút giải trí và giao tiếp xã hội thoải mái nhất.
Gửi đi các eNewsletter hay eZine (tạp chí điện tử sản phẩm) định kỳ hàng tháng với những nội dung bổ ích nhằm liên kết chặt chẽ với các khách hàng của bạn: Chiến thuật này sẽ cho các khách hàng thấy bạn quan tâm tới họ và coi trọng thời gian của họ khi cung cấp cho họ những thông tin bổ ích nhất. Hãy tránh xa những lời chào hàng sáo rỗng hay những thông tin quá thiên về việc đề nghị mua hàng. Thay vào đó, bạn hãy đưa ra những thông tin sản phẩm, thông tin ngành kèm theo một vài yếu tố giải trí nào đấy.
Khởi xướng chương trình cảm ơn khách hàng: Bạn hãy gửi tới các khách hàng các tấm thiệp cảm ơn hay món quà nhỏ sau khi họ mua hàng. Bạn cũng có thể gửi món quà cảm ơn để thể hiện sự cảm kích của bạn vào một ngày kỷ niệm đặc biệt nào đó.
Tìm kiếm những phương thức giúp đỡ các khách hàng ngoài phạm vi công việc của bạn: Hãy giới thiệu họ tới những nhà cung cấp có chất lượng, chia sẻ các bài báo có liên quan tới khách hàng, hay giới thiệu cho họ một ai đó có thể giúp đỡ họ khắc phục các khó khăn. Hành động này sẽ giúp bạn tiến một bước rất dài trong việc xây dựng những mối quan hệ khách hàng thân thiện.
Gọi điện thoại.Email là rất dễ dàng nhưng việc nhấc điện thoại lên và trực tiếp nói lời cảm ơn tới một ai đó đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn sẽ có hiệu quả lớn hơn rất nhiều. Bạn đừng quên giá trị của những cuộc hội thoại trực tiếp hay gặp gỡ mặt đối mặt.
Rõ ràng, việc Wal-Mart tuyển dụng tới hơn 164.000 nhân viên có độ tuổi từ 55 trở lên để chào mừng các khách hàng ngay tại cửa là rất dễ hiểu.
www.thegioiphangVN.net

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes