ADS 1

Quy luật thời gian trong Marketing trên Internet

Quy luật thời gian trong Marketing trên Internet

Quy luật thời gian trong Marketing trên Internet Hãy làm những gì mình muốn. Nhưng hãy nhanh chân lên! Hãy là người đầu tiên và tập trung vào đúng trọng tâm.
Nếu muốn thành công trong kinh doanh, trong xây dựng nhãn hiệu hay trong cuộc sống, trước hết ta phải xâm nhập được vào tâm trí của đối tượng. Xin lưu ý, chúng tôi nói “Tâm trí” chứ không phải “thị trường”. Một chiến lược được nhiều công ty lớn áp dụng là tóm lấy ý tưởng của những công ty nhỏ hơn. Và với nguồn lực mạnh hơn, những công ty này thường thắng trong cuộc chiến “Chiếm lĩnh tâm trí khách hàng” và tạo ra nhận thức của khách hàng rằng họ là công ty đầu tiên về ngành này trên trị trường.
Nếu bạn là CEO (Tổng giám đốc điều hành) của một công ty nhỏ, hãy cẩn thận. Bạn cần di chuyển đặc biệt nhanh. Không nhanh là chết. Thuyết sinh tồn trên thương trường là: kẻ nào nhanh kẻ ấy sống sót!
Chiếm lĩnh vị trí đầu tiên trong tâm trí người tiêu dùng không có nghĩa là xâm nhập tâm trí sớm nhất. Đã có rất nhiều công ty tự hài lòng với việc “là một trong những nhãn hiệu đầu tiên” trong ngành hàng đó. Tuy nhiên việc này không đồng nhất với việc trở thành nhãn hiệu đầu tiên xâm nhập tâm trí khách hàng và tạo ra được khái niệm rằng nhãn hiệu của bạn là nhãn hiệu hàng đầu. Có mặt đầu tiên trên thị trường sẽ chẳng có ý nghĩa gì trừ phi bạn có thể có mặt đầu tiên trong tâm trí người tiêu dùng.
Có sự khác biệt lớn giữa việc nảy ra một ý nghĩ vẩn vơ vào một buổi chiều Chủ nhật và có một thương hiệu thành công trên Internet vào sáng Thứ hai. Những ý tưởng (và những suy nghĩ vẩn vơ là nguồn gốc của nó) kiểu đó thực ra cũng chẳng nghĩa lý gì nếu như không có lao động cật lực và quan trọng hơn là việc khẩn trương đưa ý tưởng đó lên Internet.
Không thể chần chừ. Ý chúng tôi là đừng có đợi qua hàng loạt các thử nghiệm, các nhóm làm việc tập trung và các cuộc điều tra thị trường. Đây là vấn đề đặc trưng đối với một nhãn hiệu trên Internet.
Một điển hình là Yahoo. Yahoo tận dụng phần mềm của các hãng khác để phục vụ công nghệ tìm kiếm của chính mình, trước tiên từ Open Source, sau đó từ Alta Vista trước khi định vị sau cùng tại Inktomi. Công cụ tìm kiếm hàng đầu không phát triển công nghệ tìm kiếm của riêng mình. Điều này có làm người ta ngạc nhiên không? Đừng ngạc nhiên. Bạn không thắng đối thủ vì hoàn hảo hơn họ. Bạn thắng chỉ vì bạn là người đầu tiên. Yahoo! thành công vì đã nhanh chóng đưa ý tưởng của họ lên mạng.
Ngày nay hãng Microsoft sẽ ở đâu nếu như Bil Gates không bỏ học ở trường Harvard ngay từ năm đầu tiên để đến Albuquerque, bang New Mexico, để phát triển một hệ điều hành cho máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới?
Khởi nghiệp ở vị trí thứ 2 đã đủ khó khăn. Tình hình còn tệ hơn nếu khởi nghiệp sau hàng loạt đối thủ. Trong rất nhiều trường hợp, việc khởi nghiệp này gần như vô vọng. Nếu tham gia vào một trò chơi muộn, bạn sẽ phải thu hẹp phạm vi hoạt động của mình.
Nhưng nếu chỉ tiến hành nhanh mà không có ý tưởng cơ bản tốt thì cũng chưa đủ:
Time Warner là một trong những công ty hàng đầu xây dựng trang web của mình trên Internet. Do đó, họ lấy tên là Pathfinder.  Nhưng Pathfinder là gì? Đây là một trang tập hợp thông tin từ nhiều tạp chí khác nhau của Time Warner như Time, People, Fortune, Money, Entertainment Weekly và những tạp chí khác. Sau khi đầu tư 75 triệu đô la như được công bố trên trang web, Time Warner gần đây đã đóng trang web lại. Vậy thực ra Pathfinder là gì? Nó chỉ là một ý nghĩa duy nhất là một trang web đăng các xuất bản phẩm của Time Warner.
Time Warner đã tự quảng cáo mình là “công ty truyền thông hàng đầu thế giới”. Vậy làm sao hai anh chàng sở hữu Yahoo! ở Stanford có thể đánh bại được công ty?
Rất đơn giản. Tất cả những gì cần có là một chiến lược đúng đắn và định thời điểm đúng. Cần phải có cả hai yếu tố trên để thành công trên Internet.
Có nhiều bài học của sự xuất hiện đúng thời điểm với chiến lược sai lầm. Điển hình như trong lĩnh vực việc làm - tuyển dụng: Website tuyendung.com là một trong những website về việc làm tuyển dụng ra đời sớm nhất tại Việt Nam (từ năm 2000). Cùng thời điểm với sự phát triển của các website về việc làm như Vietnamworks.com, kiemviec.com nhưng cho đến thời điểm hiện tại Website này hầu như không mang về lợi nhuận với khoản đầu tư tiêu tốn hàng triệu đô.  Nguyên nhân chính là vì không có chiến lược đúng, thiếu tập trung (Một website việc làm - tuyển dụng có cả rao bán tên miền, giới thiệu địa danh)
Thành công là có một chiến lược đúng, và sẽ càng thành công hơn nữa là chiến lược đó triển khai đúng thời điểm. Nhìn vào sự thành công của VINA Game với "Võ lâm truyền kỳ". Những điều góp phần tạo nên thành công của VINA Game tại thời điểm đó: 
  • Võ Lâm truyền kỳ là một game với cốt truyện kiếm hiệp đã được truyền bá ở Việt Nam nhiều năm.
  • Là game đã thành công ở Trung Quốc - Quốc gia có nền văn hóa rất gần với văn hóa Việt Nam. 
  • Hơn thế nữa thời điểm Võ Lâm truyền kỳ ra đời là lúc Game Online thịnh hành nhất tại thời điểm đó - MU - bị cộng đồng dân chơi Game  dần từ bỏ vì phải chơi lại từ đầu khi FPT chính thức mua bản quyền của game này tại Việt Nam. 
Môt chiến lược đúng đắn vẫn có thể thành công dù thời điểm không thuận lợi.  Vẫn là trong lĩnh vực việc làm - tuyển dụng, tuy ra đời sau nhiều năm so với website đàn anh như Vietnamworks, Kiemviec... (www.TìmViecNhanh ra đời 2007) nhưngwww.TimViecNhanh.com vẫn thành công vì đã chọn đúng chiến lược và hướng đi riêng cho mình. Xác định được phân khúc thị trường mục tiêu (Việc làm cấp trung, sơ, bán thời gian) và áp dụng hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, E- Marketing nênwww.TimViecNhanh.com đã thành công và đứng số một trên phân khúc thị trường đã chọn trong lĩnh vực việc làm tuyển dụng. 
(Tham khảo nhiều nguồn)
Internet luôn luôn thay đổi với tốc độ tính từng giây nên những quy luật này có thể thay đổi trong tương lai.  Vui lòng ghi rõ ngày tháng năm và trích nguồnwww.interbrandmedia.com của bài viết này. (19/05/2009).

0 comments:

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes