ADS 1

Người Tiêu Dùng Việt Nam Vẫn Chi Trong Tình Trạng Lạm Phát

Tháng Hai vừa qua, người dân Việt Nam ăn mừng dịp Tết Nguyên Đán trên khắp cả nước. Như thường lệ và dịp này, mọi người đón xe và tàu lửa về quê để chung vui cùng gia đình. Tuy nhiên năm nay, phong bao lì xì của mọi người dường như nhẹ hơn, và quà cáp cũng khiêm tốn và ít hơn về số lưỡng so với trước. Không có nghi ngờ gì, khi ảnh hưởng của tình trạng giá cả thực phẩm và các mặt hàng tăng cao Trong 12 tháng vừa qua đã ảnh hưởng đến suy nghĩ của nhiều người Việt Nam.

Nguồn: Nielsen
Dù sao thì, nền kinh tế của Việt nam đã phát triển trên tất cả các mặt – chỉ cần dạo một vòng quanh thành phố Hồ Chí Minh & thủ đô Hà Nội, chúng ta có thể thấy sự phát triển của các bất động sản mới – bằng chứng cho thấy quốc gia này đang ở trong giai đoạn phát triển bùng nổ. Và người tiêu dùng Việt nam đã bắt đầu tận hưởng thành quả lao động của mình với mức thu nhập tăng cao – kết quả có được từ sự phát triển của tầng lớp trung lưu thành thị. Áp lực lạm phát diễn ra là một sản phẩm phụ tất yếu của việc tăng trưởng.

Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam thì trong năm 2010, chỉ số giá cả tiêu dùng đã tăng thêm 11,75%. Trong vòng 2 tháng đầu năm 2011, lạm phát đã chạm mức 12.24%, so với cùng kỳ năm trước đó. Danh mục mặt hàng thực phẩm gặp khó khăn khi giá cả tăng hơn 16%, giá gạo tăng thêm 1/3 so với giá cũ. Đầu tháng Ba, giá xăng dầu tăng gần 18%, trong đó dầu diesel tăng vọt thêm 24% và giá điện tăng 15%.

Theo phân tích của công ty Nielsen, doanh số hàng tiêu dùng nhanh ở cấp độ bán lẻ tại Việt Nam đã tăng 27.3% so với năm 2010 – và đây là chỉ số tăng trưởng cao nhất trong 13 thị trường khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Hơn 70% tỷ lệ tăng trưởng của ngành hàng có được từ việc tăng giá. Trong quý IV năm 2010, doanh số bán lẻ của các mặt hang FMCG đã tăng 31% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó hơn 1/3 là nhờ tăng giá. Rõ ràng sự tăng trưởng của ngành hàng này được thúc đẩy phần lớn nhờ lạm phát, nhưng người tiêu dùng vẫn rất lạc quan khi tiếp tục chi tiêu vào đây.

Khi những lo lắng liên quan đến lạm phát dần hình thành, thì mức độ sẵn sàng chi tiêu, tình trạng tài chính cá nhân và việc sử dụng tiền mặt dự phòng của người tiêu dùng có thể sẽ bắt đầu thay đổi khi họ để ý đến tác động của lạm phát đến đời sống và nền kinh tế. Các dữ liệu của Nielsen cho thấy có thể một mức tăng ở chỉ số tự tin của người tiêu dùng CCI của quốc gia này sẽ xuất hiện. Trong năm 2010, chỉ số này đã đạt trên mức trung bình 100 điểm, cho chúng ta thấy một viễn cảnh lạc quan.
Để đối phó với mức giá tăng vọt của các mặt hang hằng ngày, người tiêu dùng có thể cắt giảm các khoản chi không cần thiết như vui chơi giải trí bên ngoài, mua sắm các mặt hàng công nghệ hoặc quần áo mới. Khi người tiêu dùng Việt Nam vẫn tiếp tục chi tiêu như bây giờ, họ sẽ hướng về mặt giá trị nhiều hơn, và có thể buộc phải chuyển sang các sản phẩm nhãn hiệu riêng (private label products) hoặc sản phấm có giá thấp hơn như là chiến lược mở rộng ngân sách chi tiêu cho gia đình của họ. Họ cũng có thể phân bổ nhiều hơn vào các dịp chi tiêu thuận tiện.

Tất cả những yếu tố trên đặt các nhà sản xuất hàng tiêu dùng đóng gói vào một vị thế khó khăn: ở một số mặt, họ có thể sẽ cần phải đẩy chi phí nguyên liệu và sản xuất tăng thêm cho người tiêu dùng mà không gây ra mất mát quá nhiều về khối lượng doanh thu. Họ, cùng với các nhà bán lẻ, sẽ phải đẩy mạnh nỗ lực đổi mới tiếp thị và sản xuất: những người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm về giá sẽ tìm kiếm các chương trình khuyến mại để mở rộng ngân sách chi tiêu cho gia đình; kích thước gói hàng và các thành phần nguyên liệu có thể được điều chỉnh. Điều quan trọng là các nhà bán lẻ và nhà sản xuất có cách tiếp cận chiến lược với môi trường lạm phát cao này để có thể cân bằng nhu cầu của họ với nhu cầu người tiêu dùng.

Tất nhiên Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất gặp áp lực lạm phát, việc tăng giá nhanh chóng đã được nhìn nhận nhiều ở các nước xung quanh khu vực và trên thế giới. Năm 2011 này, Chính phủ Việt Nam đã sửa đổi mức dự đoán về tăng trưởng GDP xuống còn 6,5-7%, từ dự đoán trước đó là 7-7,5%. Họ đã tuyên bố ưu tiên hàng đầu của mình là cuộc chiến chống lạm phát ưu tiên hàng đầu của mình cho dù tiền Đồng đang mất giá, và các biện pháp kiềm chế lạm phát hiện đang được thực hiện, bao gồm cắt giảm mục tiêu thâm hụt ngân sách, hạn chế tăng trưởng tín dụng và tăng lãi suất. Những động thái này nhằm thẳng vào việc kiềm chế lạm phát trong khi vẫn tiếp tục khuyến khích tăng trưởng, sẽ làm nên sự khác biệt cho người tiêu dùng và nền kinh tế Việt Nam.
Darin Williams – Giám đốc điều hành công ty Nielsen tại Việt Nam
Kim Anh – Sưu tầm và lược dịch từ Blog.nielsen.com
Nguồn VietnamBranding

0 comments:

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes