ADS 1

Trực tuyến: Blog, Mạng xã hội và kỳ vọng của người dùng

mxh2.jpg

Trực tuyến: Blog, Mạng xã hội và kỳ vọng của người dùng
ICTnews - Chương trình giao lưu trực tuyến “Nhân vật - sự kiện thông tin và truyền thông” tháng 3 với chủ đề “Blog, mạng xã hội và những kỳ vọng của người dùng”.
Một bàn tròn thảo luận với những trao đổi sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm về mạng xã hội tại Việt Nam. Một góc nhìn với những câu chuyện thú vị xung quanh thế giới mạng gắn liền với cộng đồng đa kết nối tại nước ta.
Chương trình Nhân vật - sự kiện thông tin và truyền thông tháng 3 với chủ đề “Blog, mạng xã hội và những kỳ vọng của người dùng” với sự có mặt của các vị khách mời: Ông Đàm Đức Anh – GĐ truyền thông Yahoo!Việt Nam; ông Phan Sào Nam, lãnh đạo Go.vn và ông Vương Quang Khải – Phó TGĐ VNG sẽ mang đến cho khán giả truyền hình và độc giả trực tuyến những cái nhìn đa chiều về Blog và mạng xã hội tại Việt Nam.
Chương trình đang được truyền hình trực tiếp từ lúc 9h00 đến 11h00 trên Kênh VTC2, VTC HD3 – Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, đồng thời trực tuyến trên các báo điện tử ICTnews (Báo Bưu điện VN), VTC News, Vietnamnet, VnMedia và trang tin điện tử Bộ TT & TT.
Nội dung chính của chương trình
Phạm Minh Phương (Nam, 18 tuổi): Go online đã dự định là mạng của các loại mạng, đến nay câu chuyện này đã phát triển như thế nào rồi, thưa ông?     
 
-Ông Phan Sào Nam: Nếu chúng ta phân tích rõ hơn về khái niệm  mạng xã hội thì mục tiêu đơn giản của mạng xã hội là nơi  tập hợp của cộng đồng. Với Go.vn có 1 cộng đồng 3 triệu người dùng. Vì vậy,  có rất nhiều thông tin để trao đổi với nhau
 
MC: Vây còn mạng Yahoo với những con số của yahoo 360 trước đây và 360 Plus hiện tại , thưa ông Đàm Đức Anh?
 
-Ông Đàm Đức Anh: Chúng ta đều thấy 360 đã có số lượng người dùng lớn với 2 triệu người dùng, nhưng rất ngạc nhiên là 360 Plus hiện nay có tới hơn 5 triệu người dùng một năm.
 
Hải Thắng, Nam - 20: Mạng xã hội Go.vn là  một mạng xã hội thuần việt nhưng lại có cái tên là Go – một tên tiếng Anh. Ông Phan Sào Nam có thể lý giải đôi chút về điều này?       
 
-Ông Phan Sào Nam: Mạng xã hội chỉ là một phần của Go.vn. Go và Online đều là những từ phổ biến. Định hướng phát triển Go.vn với 3 nội dung
 
+ Giáo dục
 
+ Giao tiếp
 
+ Giải trí
 
MC: Go đã chính thức cán mốc 3 triệu thành viên và chính thức sử dụng tên miền 2 ký tự Go.VN. So với mục tiêu ban đầu đặt ra thì đến thời điểm này, còn mục tiêu nào mà Go vẫn đang dở dang chưa thể thực hiện được, thưa ông?
-Ông Phan Sào Nam: Chúng tôi xác định đây là cuộc chiến trường kỳ có rất nhiều thứ thay đổi trong thời đại CNTT Internet. Ngưỡng 3 triệu người dùng của Go.vn  đạt vào tháng 2/2011, đây là cột mốc đáng nhớ. Bản thân sản phẩm Go.vn phải thay đổi nhiều.
Truc-tuyen.jpg
Các vị khách mời tại trường quay VTC. (Ảnh: VTC News)

MC: Bức tranh mạng xã hội Việt Nam liệu vẫn còn là một bức tranh dang dở?         
 
-Ông Đàm Đức Anh: Xu thế thế giới số thay đổi không ngừng, luôn biến đổi, ngày hôm nay chúng ta ngồi đây chúng ta có sản phẩm này, ngày mai lại có sản phẩm khác yêu thích hơn. Nếu doanh nghiệp không cải tiến nâng cao sản phẩm của mình, doanh nghiệp đó sẽ bị bỏ lại đằng sau.
 
Trong bức tranh toàn cảnh của mạng xã hội Việt Nam, Yahoo tiếp tục hoàn thiện và thời gian sẽ nói lên tất cả.
 
Phạm Trung Dũng, Nam – 27 tuổi: Các ông đánh giá sao về việc Việt Nam hiện có khá nhiều các mạng xã hội? Liệu Việt Nam có cần nhiều mạng xã hội như thế không?   
 
-Ông Đàm Đức Anh: Việc mà có nhiều mạng xã hội là điều đáng mừng, người dùng có nhiều lựa chọn hơn và bản thân các nhà cung cấp cũng phải cạnh tranh với đối thủ của mình, tiện ích và cách thức giao tiếp sẽ được nâng cao để mang đến những trải nghiệm cho người dùng.
 
MC: Cũng nhân ý hỏi của khán giả Phạm Trung Dũng, tôi muốn hỏi ông Phan Sào Nam là để có một mạng xã hội hoàn chỉnh đúng nghĩa thì cần những tiêu chí như thế nào? Và một mạng xã hội mang tính bản địa cao như Go Online thì còn cần những điều gì đặc biệt hơn nữa, thưa ông?   
 
-Ông Phan Sào Nam: Câu trả lời nằm ở người dùng. Họ là người quyết định số lượng mạng xã hội. Không có định nghĩa nào về chuẩn mực của mạng xã hội nhưng cần phải đáp ứng nhu cầu người dùng và tạo điều kiện cho người dùng liên kết với nhau. Go.vn cố gắng cung cấp cho người dùng những dịch vụ tốt nhất và Go.vn hướng  vào giáo dục, giải trí.
 
“Trên diễn đàn GameK có người nói rằng, Zing Me dùng tiểu xảo kích view để tạo ra con số ảo về lượng thành viên và lượng truy cập còn Go Online ép game thủ làm thành viên. Điều này có đúng không?           
 
-Ông Phan Sào Nam: Go Online không ép game thủ làm thành viên, chắc chắn không ép. VTC cung cấp rất nhiều dịch vụ về game và số tài khoản đăng ký là 5 triệu tài khoản, 13 triệu khách hàng sử dụng hàng tháng
 
Tuy nhiên thực tế mới chỉ có 3 triệu người sử dụng thường xuyên
 
Hoàng Tuấn, Nam - 22: Yahoo đã đóng cửa blog cũ, thì có mở blog mới hay không? Phải chăng Yahoo không còn theo đuổi dịch vụ blog nữa? 
 
-Ông Đàm Đức Anh: Câu hỏi này khá thú vị, bạn đã thể hiện sự quan tâm tới sản phẩm trước đây của Yahoo đó là 360, có lẽ tôi cũng xin chia sẻ lại về con số Yahoo đóng cửa 360 khi đó số thành viên là 2 triệu, và đến khi 360 Plus ra đời thì hiện nay tổng số thành viên sử dụng là 5,6 triệu, điều này cũng gây ngạc nhiên với chúng tôi là những nhà cung cấp dịch vụ, đấy là tín hiệu rất đáng mừng. Chính vì vậy, yahoo tiếp tục lắng nghe ý kiến của người dùng và tiếp tục hoàn thiện hơn.                             

MC: Đã có sự cạnh tranh mạng xã hội nội và ngoại phải không?
 
-Ông Vương Quang Khải: Trong 1 thị trường có sự cạnh tranh nhất định, mỗi mạng xã hội phụ thuộc vào sự đầu tư khác nhau.
- Ông Phan Sào Nam: Có sự cạnh tranh quyết liệt từ các mạng xã hội và trong tương lai: Sự cạnh tranh sẽ tiếp tục quyết liệt. Các doanh nghiệp cần có thêm sự nỗ lực để giành giật khách hàng.
-Ông Đàm Đức Anh: Có lẽ chúng ta nhớ lại hình ảnh vườn Địa Đàng để liên tưởng đến mạng xã hội, khi chỉ có Adam và Eva thì tình yêu của Eva chỉ dành riêng cho Adam mà thôi.
Tuy nhiên, sau này khi có nhiều người đàn ông khác thì Eva có nhiều sự lựa chọn hơn. Chúng ta có thể nhìn vào bức tranh toàn cảnh của mạng xã hội Việt Nam cũng vậy, người dùng có nhiều lựa chọn hơn và những chàng Adam đó phải cạnh tranh với nhau để có được tình cảm của Eva, nhưng như thế dịch vụ sẽ phải tốt hơn để chiếm được cảm tình của người dùng.           
Truong-quay.jpg
Phòng giao lưu trực tuyến đang chuyển tại nội dung cuộc trò chuyện đến độc giả
Maithi34@gmail.com, Nữ - 22: Tôi là một thành viên của mạng xã hội. Nhưng tôi vẫn thích blog, nơi tôi được viết để thể hiện mình. vậy với sự phát triển rầm rộ của mạng xã hội hiện nay do đánh đúng vào nhu cầu liên kết, blog liệu đáng bị lãng quên? Yahoo Plus thực sự không còn thu hút tôi như ngày xưa. 
-Ông Đàm Đức Anh: Theo thời gian, chúng ta lớn lên và chúng ta thay đổi, nhưng điều đó không có nghĩa rằng blog không còn chỗ đứng trong lòng độc giả, điều đó thể hiện trong số lượng người dùng blog hiện nay. Khi mạng xã hội ra đời thì blog vẫn tồn tại và phát triển, khi nhìn vào bức tranh oàn cảnh, chúng ta có thể thấy rằng blog không bị lãng quên.                             
Hoàng Linh Anh, Nam - 25: Go và Zing định làm thế nào để cạnh tranh với các mạng xã hội nước ngoài đang phổ biến tại Việt Nam?  
-Ông Phan Sào Nam: Ở VN các doanh nghiệp phải dùng tiềm lực mạnh mẽ, Go.vn đang cố gắng sử dụng lợi thế của mình để cạnh tranh dựa vào khách hàng, hạ tầng thanh toán, truyền thông, trong thời gian tới, giáo dục sẽ phát triển bền vững và tạo ra sản phẩm của riêng mình. Về nhu cầu người dùng chưa thể xác định trong 1 thời gian ngắn.
Việt Nguyễn, Nam - 20: Tôi thấy Zing và Go đều tự gọi mình là mạng xã hội của Việt Nam. Thiết nghĩ, bản địa hóa là điều tốt nhưng bản địa hóa một mạng xã hội thì có nên không vì thực ra đây là công cụ kết nối toàn cầu. Đã là kết nối toàn cầu thì chúng ta phải trưng ra cái gì để cho cả thế giới này cùng tiếp cận được chứ? 
-Ông Phan Sào Nam: Dịch vụ phát triển dần dần, hiện Go.vn tập trung vào người dùng ở VN. Tiêu chí đáp ứng nhu câu người dùng VN trước và Go.vn đang rất tập trung vào người dùng VN.  Xu hướng sẽ giảm dần tính bản địa hóa và tăng cao tính toàn cầu hóa.
Hoàng Linh Anh, Nam - 20: Go và Zing định làm thế nào để cạnh tranh với các mạng xã hội nước ngoài đang phổ biến tại Việt Nam?
-Ông Vương Quang Khải: Chúng tôi chọn cho mình hướng cạnh tranh từ địa phương, không làm theo phương thức của đối thủ và xem người dùng có những nhu cầu gì. Blog là một phần quan trọng của người dùng và chúng tôi tìm hiểu xem thế mạnh địa phương của mình là gì.
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Nga đều có mạng xã hội riêng. Nhu cầu bản địa hóa và quốc tế hóa là song song. Zing Me có nhiều dịch vụ quốc tế và nhu cầu kết nối là nhu cầu rất phổ biến.
Việt Lâm, Nam - 21: Các nhà phát triển mạng xã hội hiện giờ chú tâm nhiều đến giải trí và nhiều người trong giới trẻ dần quên đi những giá trị mang tính nhân bản. Và tính nhân bản, đó mới là điều cần lan tỏa trong một cộng đồng chứ?
-Ông Đàm Đức Anh: Chúng ta có thể chứng minh được rằng điều mà bạn đưa ra không phải là thực tế đang diễn ra ở mạng xã hội và blog ở Việt Nam. Tôi nói hẹp hơn 1 chút là trên mạng yahoo, đã có nhiều ví dụ về những câu chuyện cảm động.
Tôi biết câu chuyện về một cô bé mắc bệnh hiểm nghèo, là blogger của 360 plus, có một ngày cô ấy phải trải qua một cuộc phẫu thuật giữa ranh giới sống và chết, và cô viết trước những Entry đó và cô đã hẹn giờ đẩy nó lên, cứ vào 0h ngày cô định trước thì nó sẽ bật lên, đó là những entry hết sức trìu mến, ví dụ như cô viết về bà của mình, entry cuối cùng cô viết dành cho ngày sinh nhật mà cô biết là ngày cuối cùng của mình, cộng đồng mạng không biết rằng cô ấy đã không còn trên cuộc sống từ vài tháng trước, cộng đồng rất cảm động.
Hoặc tôi cũng biết, có nhiều nhóm cộng đồng trên 360 tập hợp lại để trở thành những nhóm từ thiện, giúp đỡ những số phận khó khăn hơn. 
-Ông Phan Sào Nam: Một số ví dụ thể hiện tính nhân văn của Go.vn là Đóng góp nhân đạo quốc gia, các thành viên trên mạng góp sức nhau giúp đỡ người nghèo, dân miền Trung gặp thiên tai, lũ lụt…
Thành viên thứ 1 triệu thi tiếng Anh trên mạng Go.vn trở thành 1 trong những học sinh giỏi cấp tỉnh. Chúng tôi làm 1 số hoạt động ủng hộ những thành viên gặp khó khăn. Mới đây, Go.vn tham gia chương trình Giờ trái đất.
Cộng đồng mạng cần nhiều hoạt động mang tính nhân văn. Mạng xã hội tạo điều kiện cho cộng đồng phát triển hơn. Nếu cộng đồng mạng có thêm ý tưởng nhân văn thì mạng Go.vn sẽ hỗ trợ để thực hiện ý tưởng.
-Ông Vương Quang Khải: Khi nền cung cấp dịch vụ tại VN phát triển thì chúng tôi sẽ cố gắng định hướng giới trẻ cùng cộng đồng doanh nghiệp tự nguyện đóng góp cho đồng bào lũ lụt.
Mạng xã hội Zing cũng là đơn vị đầu ngành tiên phong thực hiện giờ trái đất ở TP HCM.                                
Phan Mây, Nữ - 27: Năm 2009, đã thấy Zing Me công bố vượt Facebook. Tháng 12/2010, Facebook đạt 1,1 tỷ trang xem tại Việt Nam. Đến nay câu chuyện “vượt mặt” Facebook có còn nữa hay không?
-Ông Vương Quang Khải: 
Tháng 11/2009, Zing Me đã đạt được mốc 1 triệu người dùng, trở thành mạng xã hội số 1 Việt Nam. Đến nay chúng tôi vẫn giữ được vị trí này với 4,6 triệu người dùng và 900 triệu phút sử dụng mỗi tháng.
MC: Kỳ vọng để phát triển mạng xã hội là gì, thưa ông?
-Ông Phan Sào Nam: Chúng tôi hy vọng việc quản lý nhà nước tương đối rõ ràng về dịch vụ Internet để tạo điều kiện cho Mạng xã hội phát triển. Về hạ tầng dịch vụ: Chỉ là cơ sở hạ tầng, cộng đồng là người quyết định. Muốn có sự thay đổi, cộng đồng phải tự tạo sự thay đổi đấy.                                         
MC: Vậy mục tiêu trong tương lai?
-Ông Phan Sào Nam: Chúng tôi sẽ liên tục xây dựng và thay đổi. Mục tiêu đến năm 2015, sẽ có 4 triệu người VN thường xuyên dùng dịch vụ.
-Ông Vương Quang Khải: Zing Me sẽ giữ vững vị trí số 1 của mình, tiếp tục tập trung phát triển mạng xã hội.

ICTnews

0 comments:

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes