ADS 1

Những sản phẩm nào thường được tìm mua trên mạng

Forrester Research (1998) đã chia thị trường bán lẻ trực tuyến thành ba: các vật dụng tiện ích, các hàng hoá bổ sung và các dịch vụ, hàng hoá liên quan tới nghiên cứu. Các vật dụng tiện ích là những thứ như sách, nhạc, quần áo và hoa. Sự đa dạng của sản phẩm, vận chuyển dễ dàng và khuyến mại bán lẻ với cường độ cao sẽ làm tăng sự phổ biến của việc bán trực tuyến của những loại hàng hoá này. Hàng hoá bổ sung được mua thường xuyên nhất là hàng tạp hoá và các vật dụng chăm sóc cá nhân. Chi phí dành cho chúng là khiêm tốn nhưng chúng rất cần thiết hàng ngày. Bị cản trở do thiếu một hệ thống phân phối khả thi và chậm chạp trong ứng dụng thương mại điện tử của người tiêu dùng, thị trường này được dự báo sẽ chỉ tăng trưởng trong phạm vi những loại thực phẩm chuyên dụng hoặc các sản phẩm y tế. Các dịch vụ và hàng hoá liên quan tới nghiên cứu có chi phí cao hơn nhiều so với hai loại kia và là được lên kế hoạch mua dựa trên thông tin; chúng bao gồm: vé máy bay, máy tính và xe hơi. Việc tìm kiếm thông tin trực tuyến và bán hàng trong nhóm này được kỳ vọng sẽ tăng đáng kể.
Người tiêu dùng mua gì qua mạng
-          Các sản phẩm liên quan tới máy tính
-          Sách
-          CD
-          Đồ điện tử tiêu dùng
-          Du lịch
-          Phim, video
-          Đăng ký dài hạn các ấn phẩm trực tuyến
Nguồn: Ernst and Young, Nghiên cứu về mua sắm trên Internet (1998)
Người ta dự đoán rằng những khu vực tăng trưởng chính trong thương mại điện tử sẽ là ngành truyền thông và giải trí toàn cầu, du lịch (bao gồm khách sạn và hàng không), các dịch vụ chuyên nghiệp và tài chính, bảo hiểm và bán lẻ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những yếu tố liên quan tới thành công của sản phẩm bao gồm thương hiệu mạnh, sản phẩm độc đáo và giá cạnh tranh trên mạng.
Cần lưu ý rằng chưa có đủ nghiên cứu được thực hiện dựa trên tâm lý người tiêu dùng trực tuyến để quyết định tại sao một số phân đoạn người tiêu dùng và doanh nghiệp mua các sản phẩm và dịch vụ và tại sao họ không làm vậy. Vào tháng Bảy năm 1998, Đại học Wayne ở Detroit, Michigan khảo sát 113 công ty. Khoảng 87% chỉ ra rằng họ chưa mua một sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến nào trong vòng 6 tháng qua. Có vẻ như sự ngần ngại của người tiêu dùng và, ở một khía cạnh ít hơn, của các doanh nghiệp, trong việc tìm kiếm hoặc mua các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến, vượt xa những lo ngại về sự an toàn trong các giao dịch tài chính. Có một số nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu những yếu tố này là gì.
Một câu hỏi thú vị là mức độ có thể thay đổi những thói quen mua hàng của người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Có lẽ các doanh nghiệp dễ thay đổi hơn để có thể giảm chi phí, nâng cao tiến độ giao hàng, liên lạc với các nhà cung cấp, và đơn giản là đạt được hiệu quả trong việc đặt hàng, chuyển hàng và giao hàng. Hơn nữa, mức độ mua hàng giữa các doanh nghiệp với nhau  có thể cao hơn  vì nó hoàn toàn khác với kinh nghiệm  mua sắm cá nhân truyền thống. Rất cần đặt câu hỏi rằng nó có trái với ý muốn tự nhiên của người tiêu dùng muốn lang thang trong những khu mua sắm lớn, các cửa hàng ở khu trung tâm thành phố, khu thương mại, các cửa hàng tạp hoá, hay họ sẽ thích mua sắm trực tuyến để có thể dành nhiều thời gian hơn cho những việc khác như thể thao hay gia đình.

0 comments:

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes