ADS 1

Rủi ro và rủi ro kinh doanh (ERM) và Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro



Bài viết này đưa ra lời giới thiệu ngắn gọn về Quản trị rủi ro. Bài viết cũng nhằm giải thích một số thuật ngữ và quan điểm ở phạm vi rộng hơn nhằm hỗ trợ cho những nghiên cứu của bạn.


Rủi ro và rủi ro kinh doanh (ERM) và Quản trị rủi ro là gì?

Theo các tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp hội Kiểm toán nộ bộ quốc tế (IIA) định nghĩa Rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra và sẽ có ảnh hướng đến việc đạt được các mục tiêu. Rủi ro được đánh giá dựa trên sự tác động và khả năng xảy ra.

Trong các doanh nghiệp, quản trị rủi ro là vấn đề trọng tâm của hệ thống quản trị doanh nghiệp  và quản trị chiến lược hiệu quả. Nếu hệ thống quản trị rủi ro được thiết lập, có cơ cấu phù hợp, và được xác lập liên tục trong toàn hệ thống doanh nghiệp từ việc xác định, đánh giá, ra quyết định đến việc phản hồi, tổng hợp thông tin về các cơ hội cũng như mối đe dọa ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Điều này được gọi là quản trị rủi ro doanh nghiệp hay ERM.

Đối với hầu hết các doanh nghiệp, quản trị rủi ro xem xét đến những khía cạnh tích cực và tiêu cực của rủi ro. Nói cách khác, quản trị rủi ro được sử dụng để đánh giá các cơ hội có thể đem lại các lợi ích cho doanh nghiệp (tác động tích cực) cũng như quản trị những nguy cơ có thể có tác động bất lợi đến doanh nghiệp (tác động tiêu cực). Điều này có nghĩa là quản trị rủi ro có thể không chỉ được áp dụng theo một cách chung chung mà nó có thể được sử dụng từ việc đưa ra các chiến lược ban đầu, đến các dự án và các quyết định đầu tư cho đến các quy trình và các hoạt động thực hiện.

Quá trình quản trị rủi ro hoạt động như nào và ai chịu trách nhiệm?

ruiro.JPG

Tất cả mọi người trong doanh nghiệp đóng góp một vai trò vào sự thành công của quản trị rủi ro và ERM nhưng trách nhiệm chính trong việc đảm bảo rằng những rủi ro được quản trị thì thuộc về hội đồng quản trị. Trên thực tế, hội đồng quản trị có thể đặt ra những kỳ vọng trong tương lai có xem xét đến một chính sách rủi ro. Chính sách này được xây dựng và thực hiện theo các chiến lược và khung quản trị rủi ro cho các nhà quản lý cấp cao, những người có thể thiết lập đội ngũ quản lý làm việc với sự hợp tác và đồng thời quản lý các hoạt động của dự án.

Vai trò của kiểm toán nội bộ là gì?
Cũng theo hiệp hội Kiểm toán nội bộ quốc tế, quy định rõ vai trò của kiểm toán nội bộ trong quản trị rủi ro doanh nghiệp và đã được công nhận trong Văn bản hướng dẫn của IPPF. Văn bản này cung cấp chi tiết về các vai trò khác nhau mà kiểm toán nội bộ có thể thực hiện tùy thuộc vào sự phát triển của văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Hiệp hội đã đưa ra cách tiếp cận để thực hiện Kiểm toán nội bộ dựa trên rủi ro và phương pháp luận để đánh giá sự gia tăng rủi ro trong doanh nghiệp, việc chuẩn bị kế hoạch kiểm toán định kỳ và các hợp đồng dịch vụ đảm bảo cá nhân.

Có một định nghĩa và cách tiếp cận thống nhất về quản trị rủi ro và ERM hay không?

Sự đa dạng các ý tưởng và sự ứng dụng rộng rãi của quản trị rủi ro có nghĩa là không có định nghĩa hoặc cách tiếp cận chính xác được công nhận toàn cầu , mặc dù theo tiêu chuẩn ISO 31000 đã có các công nhận rộng rãi hơn trong những năm gần đây.

Mỗi tiêu chuẩn trong khung tài liệu cung cấp cách phân loại rủi ro để hỗ trợ quá trình xác định, nhận xét và đánh giá rủi ro. Các loại rủi ro khác nhau được phát hiện có thể sử dụng  cách tiếp cận phù hợp với từng doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn khi xác định và đánh giá rủi ro. Một nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi AIRMIC và Đại học Nottingham Marsh về Tư vấn rủi ro đã đưa ra một số lời khuyên và ví dụ. Một báo cáo có tên là “Nghiên cứu về định nghĩa và ứng dụng khái niệm đánh giá rủi ro” và một loạt các hướng dẫn của Treasury có tên là “Suy nghĩ về rủi ro” đã đặt ra một số quan điểm và một số bài tập tình huống, đồng thời cung cấp những hỗ trợ thực tế cho các doanh nghiệp.

Nguồn svvn.vn

1 comments:

Đạt Nguyễn said...

a

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes