ADS 1

Showing posts with label Quản trị chiến lược. Show all posts
Showing posts with label Quản trị chiến lược. Show all posts

Chiến lược xây dựng thương hiệu của tập đoàn Tân Hiệp Phát: Tập trung và Khác biệt

Đến tham dự chương trình hội thảo Vietnam marketing conference 2009. Một trong những gương mặt ấn tượng nhất trong thành phần khách mời đối với tôi  chính là T.S Trần Quý Thanh – CEO của tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP).

Tân Hiệp Phát
Ấn tượng đó không chỉ vì đơn vị tài trợ chính của chương trình chính là một  thương hiệu mới ra đời của THP: Trà thảo mộc Dr.Thanh,  mà còn bởi sự đĩnh đạc và sắc sảo trong cách diễn giải của một vị chủ tịch tập đoàn dày dặn kinh nghiệm thương trường.

Đến với Vietnam marketing conference lần này, T.S Trần Quý Thanh đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm quý báu trong cách điều hành, xây dựng thương hiệu của mình theo hướng tập trung và khác biệt  (đây cũng là chủ đề của buổi hội thảo)  với tình huống về sản phẩm Trà thảo mộc Dr.Thanh.

Dưới đây VNBD muốn nhắc lại những nội dung đã được ông chia sẻ, và đây cũng là những kinh nghiệm mà bạn đọc có thể tham khảo như một phương hướng hiệu quả để  xây dựng thương hiệu thành công.

Phần 1: FOCUS – CHIẾN LƯỢC TẬP TRUNG

Tôi xin định nghĩa về “tập trung” thế này : Tập trung là khi chúng ta làm việc với tất cả sự chú ý , quan tâm vào các vấn đề mang tính chất quan trọng có thể mang đến tác động lớn nhất hoặc lợi ích lớn nhất. Điều này cũng tương tự như qui luật Pareto 20:80 . Nghĩa là các nhà lãnh đạo marketing phải biết cái gì là ưu tiên quan trọng để có thể đạt mục tiêu.

Nhà lãnh đạo marketing sẽ nhận ra rằng họ không thể làm được tất cả mọi thứ cho khách hàng và người tiêu dùng. Vì thế, anh ta phải chọn ra cái gì quan trọng nhất để mà tập trung. Trước tiên tôi xin nói về chiến lược Tập Trung.

Như tôi đã đề cập, tập trung là một qui tắc then chốt mà chúng ta cần phải thực hiện. Tại sao chúng ta cần tập trung? Với kinh nghiệm cá nhân, tôi xin trích dẫn ra đây 3 lý do chính :

1. Nguồn lực thì có hạn trong khi có quá nhiều điều tôi muốn làm như tung thêm SKU và sản phẩm mới cùng một thời điểm, tôi nhận ra rằng hoặc là chúng tôi chạy hết công suất giống như sản phẩm Trà Xanh Không Độ vào giữa năm ngoái hoặc là toàn thể tổ chức không đủ nguồn nhân lực để có thể đảm đương tất cả mọi việc .

Tại THP,chúng tôi tăng gấp đôi số nhân viên trong năm 2008 và chúng tôi liên tục tuyển dụng để có thể triển khai các kế hoạch đầy khát vọng của mình . Do đó , Người lãnh đạo phải học cách để tập trung vào những ý tưởng lớn hơn. Trong thời kỳ bất ổn như hiện nay, chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều hạn chế về nguồn lực và chúng ta PHẢI chọn lựa cái nào chúng ta có thể làm tốt.

2. Trong lĩnh vực Marketing ,Truyền thông và định vị nhãn hiệu sẽ bị yếu đi do sự thiếu tập trung. Khi điều này xảy ra, chúng ta sẽ không xây dựng được nhận dạng thương hiệu ( brand identity) thật sự. Ví dụ , tôi đã có rất nhiều cuộc thảo luận để quyết định chúng tôi sẽ thu hẹp thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu của các nhãn hiệu cụ thể để gia tăng tính hiệu quả.

3. Việc triển khai sẽ tốt hơn khi chúng ta biết Tập Trung. Như khi Tân Hiệp Phát tung sản phẩm Trà Thảo Mộc Dr.Thanh , chúng tôi đã có rất nhiều đề xuất và ý tưởng về việc thực hiện các hoạt động kích hoạt và nhận biết nhãn hiệu. Tuy nhiên, chúng tôi quyết định chỉ chọn những chương trình thiết yếu có thể gây hiệu ứng mạnh.

Chúng tôi đã tập trung vào các chương trình lớn để xây dựng được sự hiện diện hình ảnh sản phẩm và thươnghiệu cũng như tạo sự thử nghiệm cho khách hàng nhiều hơn . Ví dụ như tập trung vào chương trình xây dựng thương hiệu tại Khu Du Lịch Đại Nam Văn Hiến tỉnh Bình Dương nhằm tối đa hóa sự hiện diện và dùng thử sản phẩm của Trà Thảo Mộc Dr. Thanh.

Trà thảo mộc Dr Thanh
Một câu hỏi quan trọng hơn là ở Tân Hiệp Phát chúng tôi đã Tập trung làm những gì ? Trong nhiều năm qua, tôi đã chiêm nghiệm ra rằng các lĩnh vực quan trọng mà chúng tôi phải tập trung, đó là Người tiêu dùng , Khách hàng , Truyền thông , Sự sẵn có của sản phẩm, Chất lượng sản phẩm, và điều cuối cùng nhưng không phải là kém quan trọng đó là Triển khai.

Có 5 lĩnh vực cần tập trung để có thể giúp chúng tôi thành công tại THP. Cho phép tôi được thảo luận cụ thể hơn về các vấn đề quan trọng này .

1. Về người tiêu dùng : Tất cả chúng ta đều biết rằng người tiêu dùng là Thượng Đế trong hoạt động kinh doanh của chúng ta. Chúng ta thành công hay thất bại thì cuối cùng người quyết định vẫn là người tiêu dùng. Chúng ta cố gắng phát hiện ra các nhu cầu tiềm ẩn của người tiêu dùng để mà chúng ta có thể thương mại hóa nhu cầu này.

Sản phẩm Trà Xanh Không Độ chai PET uống liền là một ví dụ tuyệt vời về nhu cầu tiềm ẩn của người tiêu dùng đã được chúng tôi biến thành một cơ hội kinh doanh. Uống trà chiếm một vị trí rất quan trọng trong văn hóan ẩm thực của người Việt Nam . Bước kế tiếp, chúng tôi đã sản xuất sản phẩm Trà uống liền trong một chai PET tiện dụng sau khi chúng tôi quan sát được sự thay đổi trong phong cách sống ngày càng mang tính di động và nhu cầu ngày càng lớn hơn đối với các sản phẩm thức uống có lợi cho sức khỏe

2. Về Khách hàng : Khách hàng là đối tác cực kỳ quan trọng bởi vì họ trữ hang hóa của chúng ta để bán. Sẽ không có các hoạt động marketing thành công nếu như chúng ta không xem xét đến tác động của các hoạt động đó trên khách hàng.

Các nhãn hang cuả Tân Hiệp Phát phải cạnh tranh rất gay gắt với các công ty Việt Nam và cả các công ty nước ngoài. Tại công ty Tân Hiệp Phát, chúng tôi có một bộ phận tập trung toàn diện vào việc chăm sóc khách hàng. Chúng tôi đối xử với tất cả các khách hàng của mình như các đối tác kinh doanh thật sự.

3. Về Truyền thông : Bởi vì Tân Hiệp Phát tin rằng chúng tôi chỉ bán các sản phẩm cao cấp, chất lượng tuyệt hảo nên chúng tôi phải truyền thông cho mọi người biết về hình ảnh và các lợi ích của nhãn hiệu. Điều này cực kỳ quan trọng do đó chúng tôi đã đầu tư không ít vào  truyền thông. Mức độ gia trưởng chi phí quảng cáo của chúng tôi trong một vài năm trước rất đáng kể.

Năm ngoái, Tân Hiệp Phát nằm trong số 5 công ty quảng cáo mạnh nhất tại Việt Nam và chúng tôi sẽ còn tiếp tục tăng chi phí quảng cáo của mình trong năm 2009. Cá nhân tôi rất quan tâm và trực tiếp tham dự vào việc xây dựng Chiến Lược và Kế Hoạch Truyền Thông của các nhãn hàng. Tôi làm việc rất sâu sát với các cộng sự trong bộ phận Marketing để phát triển ý tưởng sản phẩm và thiết lập mục tiêu nhận biết về nhãn hàng, dùng thử và thói quen sử dụng nhãn hàng.

4. Chất lượng sản phẩm và tính sẵn có của sản phẩm: Tại Tân Hiệp Phát chúng tôi đã đối mặt với nhiều trường hợp hết hàng ( out of stock ), nhu cầu vượt quá khả năng cung cấp của chúng tôi. Do đó đây cũng là một vấn đề cần lưu tâm trong lĩnh vực tiếp thị của chúng ta. Chúng ta cần đảm bảo tiếp tục duy trì sự hiện diện của sản phẩm với cùng một tiêu chuẩn chất lượng tuyệt hảo mọi lúc mọi nơi.

Như các bạn đã biết,chúng tôi vừa tung ra thị trường sản phẩm Trà Thảo Mộc Dr.Thanh và nhanh chóng được thị trường chấp nhận, chinh phục được khách hang cả nước. Tôi đang quan ngại liệu trong thời gian sắp tới chúng tôi có phải một lần nữa đối mặt với tình trạng hụt hàng hay không?

5. Về việc triển khai thực hiện : Tôi đã thấy có nhiều ý tưởng rất hay, có những kế hoạch rất tuyệt vời nhưng lại thất bại chỉ vì triển khai quá tệ. Thật may mắn là đối với sản phẩm Trà Thảo Mộc Dr. Thanh, chúng tôi đã có một đội ngũ được tổ chức bài bản, nhanh chóng đưa hàng ra thị trường trong một thời gian ngắn.

Tôi biết rằng việc Tung sản phẩm phải diễn ra trước Mùa Tết Nguyên Đán để chúng tôi có thể tối đa hóa mức độ ảnh hưởng đến người tiêu dùng và thị trường cả nước. Mục tiêu, vai trò nhiệm vụ và chức năng đã được thiết lập cụ thể để đảm bảo mọi người làm việc đồng bộ. Cá nhân tôi tin rằng nếu chúng tôi chậm trễ dù chỉ một ngày tung sản phẩm Trà Thảo Mộc Dr.Thanh, chúng tôi sẽ không thể nào gặt hái được kết quả tốt như ngày hôm nay.

Vì vậy, tập trung vào Người Tiêu Dùng, Khách hàng , Truyền thông , Chất lượng sản phẩm và Sự sẵn có của sản phẩm cũng như Cách thức triển khai đối với tôi là những yếu tố then chốt để dẫn đến thành công. Tôi kêu gọi các bạn hãy cân nhắc các yếu tố này khi bạn phát triển chiến lược và kế hoạch marketing của các bạn.

eBrandium.com - Theo Trích bài phát biểu của ông Trần Quý Thanh - CEO của tập đoàn Tân Hiệp Phát

Lập kế hoạch kinh doanh Thương mại điện tử

Lập kế hoạch kinh doanh Thương mại điện tử


Theo Vnemart
1. Những việc nên làm khi soạn thảo kế hoạch kinh doanh cho TMĐT/KDĐT
  • Tham khảo ý kiến chuyên môn. Nên tham khảo ý kiến chuyên môn trong khi soạn thảo kế hoạch kinh doanh - một số doanh nghiệp chuyển sang TMĐT/KDĐT là những khu vực hoàn toàn mới nên sẽ gặp khó khăn nếu không tham khảo ý kiến tốt của các nhà chuyên môn.
    Lãnh đạo doanh nghiệp tham gia thực sự vào chuyển đổi TMĐT/ KDĐT . Điều này rất quan trọng, mặc dù doanh nghiệp đã có phân công cụ thể ai? khi nào? làm gì?.. với việc chuẩn bị chuyển đổi TMĐT/KDĐT. Mọi bộ phận của doanh nghiệp (từ điều hành cho tới tài chính, marketing, sản xuất, đào tạo...) cần có lịch trình cụ thể cho việc tìm hiểu và áp dụng TMĐT/ KDĐT. Lý lịch chuyên môn của những người chủ chốt phải được đính kèm với kế hoạch kinh doanh.
  • Nghiên cứu thị trường đúng đắn, hợp lý. Kế hoạch kinh doanh tốt bao giờ cũng gồm có phần nghiên cứu thị trường đúng đắn, chi tiết, hợp lý. Nghiên cứu thị trường trực tuyến nói chung ngày càng trở nên dễ dàng hơn, cho phép dễ tìm kiếm hơn các đầu mối kinh doanh, các cơ hội xuất nhập khẩu, các kỹ thuật marketing trực tuyến, các điều kiện địa lý, dân cư, chính trị của các nước trên thế giớivà nhiều loại thông tin khác. Kỹ thuật nghiên cứu thị trường qua mạng về thực chất không có gì khác biệt so với kỹ thuật nghiên cứu thị trường thông thường. Nhìn chung, nghiên cứu thị trường trên mạng cho kết quả nhanh hơn, vì thông tin chung trên mạng nhiều hơn, khả năng thu thập thông tin đặc thù cũng cao hơn. Rào cản thấy rõ nhất có lẽ là vốn ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh, của những người trực tiếp tiến hành nghiên cứu thị trường. Các nước kém phát triển cũng có thể gặp phải cản trở do tường lửa quốc gia gây nên. Xu thế chuyển việc quản lý tường lửa ở đầu ngoài cùng của một hệ thống mạng quốc gia về quản lý tại hệ thống mạng doanh nghiệp và vùng là xu thế đúng đắn về cả chính trị, chính sách và công nghệ.
  • Phân tích kết quả nghiên cứu thị trường. Việc phân tích chi tiết và khách quan cho phép khẳng định laọi sản phẩm, dịch vụ nào có khả năng thành công trong thị trường. Việc phân tích kết quả nghiên cứu cũng cần được đánh giá thông qua nhóm đặc trưng. Phân tích kết quả cần phải gắn với các quá trính ra quyết định. Doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không phải là cơ quan nghiên cứu chung chung, nơi mà kết quả phân tích không được sử dụng ngay vào các hoạt động thực tiễn
  • Xác định luồng xuất - nhập khẩu cho các nhóm hàng và thị trường. Cần xác định nhu cầu xuất nhập khẩu của một số nước, đặc biệt là nhu cầu và khả năng xuất nhập khẩu về các loại sản phẩm nào đó. Nên sử dụng một cách hợp lý các kỹ thuật trực tuyến để xác định xem một sản phẩm của mình, nếu mang bán tại một nơi nào đó thì có thể cạnh tranh được không, hoặc nếu nhập một loại hàng nào đó, thì có thể bán nhanh tại thị trường trong nước hay không. Có rất nhiều nguồn thông tin về các cơ hội cạnh tranh, nguồn tin tốt nhất, nhưng chi phí cho nó cũng cao nhất, là các giao tiếp trực tiếp với khách hàng, với đại lý. Thư điện tử là phương tiện giao tiếp đơn giản, tương đối rẻ, khi sử dụng thư điện tử, may ra có thể chọn đúng người nhận vui lòng cho câu trả lời tốt. Hiện nay đã có một số trung tâm trong nước cũng như nước ngoài cung cấp thông tin thị trường (sản phẩm, dịch vụ, phân loại theo nước, khu vực, nhu cầu, khả năng...). Các nguồn tin của Chính phủ, của Phòng thương mại và công nghiệp đều là những nguồn có ích, tuy nhiên cần chọn lọc và cân nhắc về chi phí, chất lượng và tình thời gian của các loại thông tin.
  • Xác định giá xuất, nhập khẩu hợp lý: Định giá sản phẩm là bước quan trọng có ảnh hưởng lớn tới các yếu tố tài chính trong chiến lược TMĐT/ KDĐT. Một số nhà xuất khẩu lần đầu hoặc không thường xuyên thường bỏ qua các yếu tố giá bất thường khi hàng được bán tại nước ngoài. Nói chung, định giá nên làm cho tầm 3 – 5 năm đối với hầu hết mặt hàng dự kiến. Liên hệ trực tiếp tới phần chi phí Web chung, chúng ta cần xem xét cho các chi phí cho các khâu sau: · Thiết kế Web
    • Bổ xung, sửa đổi Web theo kỳ
    • Xử lý thư tín giao dịch
    • Xử lý các tín hiệu hoặc đơn đặt hàng
    • Marketing trên mạng
    • Tính toán chỉ tiêu thống kê
    • Tính toán hoa hồng bán hàng
    • Chi phí trung chuyển hàng
    • Chi phí tài chính
    • Chi phí xử lý thư tín dụng (L/C)
    • Phí bao bì xuất khẩu
    • Phí vận chuyển nội địa
    • Phí bốc hàng tại càng
    • Phí bảo hiểm
    • Phí dịch thuật tài liệu
    • Các điều kiện tín dụng
    • Lịch thanh toán
    • Tỷ lệ hoa hồng
    • Phí lưu kho
    • Chi phí dịch vụ sau bán hàng
    • Chi phí đổi hàng hư hỏng...
  • Biết cách khách hàng quyết định mua, bán. Cần biết về hành vi ra quyết định của khách hàng khi tiến hàng mua, bán trên mạng, để những người đọc kế hoạch kinh doanh nhận biết được rằng người viết kế hoạch kinh doanh đã đầu tư để có thể hiểu biết về khách hàng tiềm năng nước ngoài.
  • Nhấn mạnh marketing. Nhiều công ty khi mới bước vào TMĐT/ KDĐT đều tỏ ra thụ động nhiều hơn là tích cực - họ bán được hàng phần nhiều do các công ty nước ngoài liên hệ với họ, chứ họ chưa tích cực giao tiếp để tìm khách hàng. Nhiều công ty chưa bán hàng trên mạng phần nhiều có chi phí rẻ hơn nhiều so với chi phí marketing thông thường. Điều lưu ý quan trọng là “lên mạng” không có nghĩa là bỏ quên các kênh thông thường (catalog hàng địa phương, các hội chợ, triển lãm, các hiệp hội thương mại).
  • Kiểm tra độ tin cậy của khách hàng. Trước khi thỏa thuận mua, bán cần kiểm tra chất lượng và độ tin cậy của khách hàng. Nói chung, không nên kiến tạo các quan hệ làm ăn với các công ty tên tuổi chưa được biết đến, nhất là trong những trường hợp mà ta không kiểm tra được. Nếu cần, có thể bán hàng nhận thanh toán thẻ tín dụng thông qua trung gian chắc chắn.
  • Chọn các cách phân phối. Nhiều công ty đã mắc sai lầm là chỉ sử dụng các kênh điện tử để giao dịch quốc tế. Ngược lại, một trang Web tốt cho phép một doanh nghiệp nhỏ có khả năng kiểm soát tốt các công việc tài chính, marketing, tăng trưởng. .. do đó tận dụng mọi khả năng của Web để đạt hiệu quả cao nên tạo các đại lý TMĐT/KDĐT, nhờ một công ty quản lý TMĐT/ KDĐT tiến hành rao bán sản phẩm, dựng các hợp đồng liên doanh, đại lý, đại diện… Nhà xuất khẩu có thể tận dụng kinh nghiệm và các mối liên hệ mà đối tác mang đến cho họ.
2. Soạn thảo kế hoạch kinh doanh điện tử
Soạn kế hoạch kinh doanh ĐT đòi hỏi doanh nghiệp phải thận trọng và giành công sức thích hợp cho việc này. Trước hết, phải xác định chiến lược TMĐT tức là nhằm vào mục tiêu đầu tư kinh doanh lâu dài; hơn là đầu tư ngắn.
Kế hoạch kinh doanh là khâu quan trọng không thể bỏ qua đối với một doanh nghiệp. Tịa các nền kinh tế phát triển (hoặc đang chuyển đổi lành mạnh) kế hoạch kinh doanh là bằng chứng quan trọng để các nhà đầu tư, các ngân hàng.. xem xét quyết định cho vay vốn (hoặc cấp tín dụng) kinh doanh.
Nói chung kế hoạch kinh doanh trên nền TMĐT không đòi hỏi phải có hình thức khác với kế hoạch kinh doanh thông thường. Tuy vậy, kế hoạch này cũng cần nêu các nét riêng về:
  • Đặc trưng của môi trường kinh doanh trực tuyến khác môi trường khác về cạnh tranh, thiết kế sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo, mua bán và vai trò giá trị gia tăng của thông tin đối với mọi quá trình và khâu kinh doanh trên mạng.
  • Năng lực kỹ thuật và thương mại cho việc triển khai TMĐT/ KDĐT tại môi trường kinh doanh, nhấn mạnh kiến thức về loại môi trường này.
  • Sẵn sàng về sản phẩm và dịch vụ thích hợp cho TMĐT/ KDĐT.
    Trước khi soạn thảo chi tiết và hoàn thành kế hoạch kinh doanh để trình bày với các nhà đầu tư, với ngân hàng, chúng ta nên xem xét cẩn thận các vấn đề sau:
    Quản lý: Nên phân tích kỹ lưỡng tất cả các nhân tố và thực tiễn của doanh nghiệp để đảm chắc rằng quyết định về việc chuyển sang TMĐT/ KDĐT sẽ được sự ủng hộ tích cực của mọi cấp quản lý trong doanh nghiệp. Soạn chi tiết một kế hoạch hành động trong đó có sự phân công cụ thể ai làm việc gì.
    Nhân lực và đào tạo: Việc đầu tiên là phải gắn kết Internet vào hoạt động doanh nghiệp. Giao trách nhiệm cụ thể cho các nhóm cộng tác xây dựng cơ sở kỹ thuật cho TMĐT/ KDĐT (thiết kế hệ thống, nội dung, viết chương trình, tạo Web, bổ xung nội dung và hình thức, bảo trì kỹ thuật, xúc tiến, quan hệ khách hàng, trả lời yêu cầu khách hàng, hợp đồng và giao hàng, dịch vụ...). Một kế hoạch kinh doanh tốt phải xác định hợp lý tiềm năng của việc bán sản phẩm, dịch vụ trên thị trường điện tử, xác định được độ lớn đàu tư cần cho việc tạo dựng, duy trì và đạt tăng trưởng trong khu vực kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh cũng cần đưa ra các chỉ tiêu đánh giá cụ thể, các dự kiến thu nhập, hoàn vốn và chỉ tiêu tài chính khác.
Nói chung, kế hoạch kinh doanh nên có các phần sau:
Tóm tắt kế hoạch. Đây là phần quan trọng rất cần thiết cho kế hoạch kinh doanh, chỉ nên viết sau khi đã hoàn thành bản thân kế hoạch. Các nhà đầu tư và ngân hàng phần nhiều chỉ đọc phần này, do đó nó phải được viết thật rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, cuốn hút, nêu bật các vấn đề cần thiết của kế hoạch. Hãy nêu bật những điểm mạnh và thành công của mình, ví dụ mình hơn các đối thủ cạnh tranh như thế nào khi mình lên mạng, mình có những nguồn lực gì đặc biệt...
Mục tiêu. Xác định các mục tiêu dài hạn, trình bày rõ vì sao TMĐT/ KDĐT lại được sử dụng để đạt tới các mục tiêu đó.
Định hướng. Doanh nghiệp định dùng Internet như thế nào?
Tình hình hiện nay. Nêu những loại sản phẩm, dịch vụ, giải pháp mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh thành công trên mạng, giải thích tai sao doanh nghiệp sẽ thành công trên mạng...
Các tiêu chuẩn đánh giá. Gồm số khách tham quan trang Web của mình trong một tháng, số trang được khách xem, tỷ lệ số khách quay lại trong tháng, số lượng giao tiếp, loại giao tiếp, kết quả giao tiếp, số giao dịch, số lượng các đơn đặt hàng, lượng bán qua mạng hoặc liên quan tới mạng...
Xúc tiến và khuyến khích. Làm gì và làm thế nào để xúc tiến, khuyến khích Website của mình
Phân tích thị trường. Cơ hội thị trường cho TMĐT/ KDĐT của doanh nghiệp là gì, làm sao có thể mau chóng tạo chỗ đứng và lợi thế trong đó
Tình hình cạnh tranh. Phân tích cụ thể và càng rộng càng tốt về tình hình cạnh tranh hiện nay về TMĐT/ KDĐT. Cần xác định ngay trình độ và khả năng cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp mình. Nêu danh sách những Website mạnh và yếu nhất đang cạnh tranh với doanh nghiệp mình, nêu dự đoán về thị phần cho từng đối thủ cạnh tranh, các mặt mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ của họ. Xu thế phát triển của thị trường là gi?...
Khách hàng đặc thù. Bức tranh rõ nét về dân cư và xã hội học của các nhóm khách hàng mà doanh nghiệp định nhằm tới? Tại sao doanh nghiệp lại tin tưởng rằng sẽ có khách mua hàng hóa, dịch vụ.. của mình qua mạng?
Nghiên cứu nhóm mẫu. Trình bày kết quả nghiên cứu nhóm mẫu trong thị trường định hướng của mình, nêu các phản hồi cụ thể và phân tích hành vi tổng thể và chi tiết của nhóm này để có hình dung tốt hơn về khách hàng và thị trường.
Rủi ro đã được tính toán . Dự liệu cụ thể về khu vực thị trường và kết quả của doanh nghiệp trong ba hoặc năm năm tới, cả trên mạng và bên ngoài mạng
Chiến lược marketing. Làm thế nào để có khách hàng, có các nguồn cung cấp là làm thế nào để giữ họ?
Nội dung. Xác định những phần nội dung nào được đưa lên trang Web phục vụ trực tiếp và gián tiếp các hoạt động TMĐT/ KDĐT
Quảng cáo. Cần chú ý mọi yếu tố đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế và nhãn hiệu, thương hiệu, đóng gói, tiếng nước ngoài, quan hệ khách hàng, các quảng cáo liên quan tới các vấn đề văn hóa riêng và các rào cản ngôn ngữ
Quan hệ công cộng. Cần có chương trình phù hợp, lôgíc, được bổ xung theo định kỳ. Nên tạo các mảng tin điện tử, viết bài cho các báo và các phương tiện truyền thông, họp báo, hội nghị khách hàng, tổ chức thảo luận trên mạng...
Chiến lược bán hàng.
Gồm các phần:
  • Giá lợi nhuận. Thiết kế chi tiết chiến lược giá cho toàn bộ hoạt động bán hàng, phân phối và mua bán trên mạng.
  • Xử lý phiếu đặt hàng. Đặt hàng được tiến hành thế nào (qua điện thoại, fax, thư tín, Internet)...? Thanh toán xảy ra thế nào (qua điện thoại, fax, thư tín, Internet)...?
  • Phương pháp phân phối. Định ra tất cả các cách phân phối ra ngoài thế nào, khi nào nhận và gửi các laọi phiếu đặt hàng và các chứng từ khác như thế nào?
  • Chiến thuật bán hàng. Xác định xem việc bán hàng sẽ xảy ra riêng trên mạng hay sẽ kết hợp với các cách bán hàng thông thường khác?
Quan hệ kinh doanh. Nêu kế hoạch về các loại quan hệ đối tác, đại lý, quốc tế... bao gồm các nhân tố đa văn hóa.
Kế hoạch sản xuất. Nêu sản lượng ban đầu ( kể cả việc viết phần mềm), các yêu cầu mở rộng, phát triển, các nguồn lực, nơi sản xuất... là hệ quả của việc áp dụng TMĐT/ KDĐT
Kế hoạch tài chính. Nên cụ thể, thực tiễn và “thu mình”, không phô trương nên “bảo thủ”.
Kinh phí cho 12 tháng đầu. Thiết kế chi tiết kinh phí cho năm đầu tiên khi bắt đầu bước sang TMĐT./ KDĐT, kể cả kinh phí dự phòng.
Tính toán về dòng tiền mặt. Tính toán so sánh dòng tiền mặt và thu – chi
Kế hoạch năm năm. Nêu bảng tính toán lỗ - lãi ( Profit and Loss Ststement)
Bảng cân đối. Trình bày khả năng tài chính, khả năng chi trả đúng hạn và vị thế tiền mặt của doanh nghiệpơ=
Phân tích điểm hòa vốn. Nêu số lượng các sản phẩm, dịch vụ... cần bán để đạt điểm hòa vốn
Nguồn vốn và việc sử dụng vốn. Nêu nguồn vốn và cách sử dụng vốn để phát triển kinh doanh, xuất khẩu.
Sử dụng tài sản. Lợi nhuận và khoản vay sẽ được sử dụng thế nào?
Kết luận. Nêu một lần nữa các mục tiêu TMĐT/ KDĐT, tổng số vốn cần dùng, lợi nhuận dự báo, lịch trình thực hiện và các ghi chú chung.
Phụ lục. Bao gồm tất cả lý lịch của tất cả những người tham gia chủ chốt vào việc thực hiện kế hoạch này. Cũng cần có hồ sơ về các khách hàng chính và tiềm năng, các hợp đồng quan trọng, các số liệu điều tra thị trường, các bản vẽ, các văn bản pháp lý, các loại hợp đồng, thỏa thuận, các tính toán tài chính cho kế hoạch này.
Từ khóa bài viết: lập kế hoạch, lãnh đạo, doanh nghiệp, thị trường, kinh doanh

Tài liệu quản trị Chiến Lược

Bộ tài liệu bao gồm ,Slide bài giảng QTCL của cô Nguyễn Phương Linh <3 tín chỉ > , và một số slide , với giáo trình môn QT Chiến Lược  khác nữa mà tớ có. NHưng ko có silde của Thầy Phan Quyết, ai có thì gửi mình với.


http://www.mediafire.com/?5wr8tdxgebeb4

Rủi ro và rủi ro kinh doanh (ERM) và Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro



Bài viết này đưa ra lời giới thiệu ngắn gọn về Quản trị rủi ro. Bài viết cũng nhằm giải thích một số thuật ngữ và quan điểm ở phạm vi rộng hơn nhằm hỗ trợ cho những nghiên cứu của bạn.


Rủi ro và rủi ro kinh doanh (ERM) và Quản trị rủi ro là gì?

Theo các tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp hội Kiểm toán nộ bộ quốc tế (IIA) định nghĩa Rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra và sẽ có ảnh hướng đến việc đạt được các mục tiêu. Rủi ro được đánh giá dựa trên sự tác động và khả năng xảy ra.

Trong các doanh nghiệp, quản trị rủi ro là vấn đề trọng tâm của hệ thống quản trị doanh nghiệp  và quản trị chiến lược hiệu quả. Nếu hệ thống quản trị rủi ro được thiết lập, có cơ cấu phù hợp, và được xác lập liên tục trong toàn hệ thống doanh nghiệp từ việc xác định, đánh giá, ra quyết định đến việc phản hồi, tổng hợp thông tin về các cơ hội cũng như mối đe dọa ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Điều này được gọi là quản trị rủi ro doanh nghiệp hay ERM.

Đối với hầu hết các doanh nghiệp, quản trị rủi ro xem xét đến những khía cạnh tích cực và tiêu cực của rủi ro. Nói cách khác, quản trị rủi ro được sử dụng để đánh giá các cơ hội có thể đem lại các lợi ích cho doanh nghiệp (tác động tích cực) cũng như quản trị những nguy cơ có thể có tác động bất lợi đến doanh nghiệp (tác động tiêu cực). Điều này có nghĩa là quản trị rủi ro có thể không chỉ được áp dụng theo một cách chung chung mà nó có thể được sử dụng từ việc đưa ra các chiến lược ban đầu, đến các dự án và các quyết định đầu tư cho đến các quy trình và các hoạt động thực hiện.

Quá trình quản trị rủi ro hoạt động như nào và ai chịu trách nhiệm?

ruiro.JPG

Tất cả mọi người trong doanh nghiệp đóng góp một vai trò vào sự thành công của quản trị rủi ro và ERM nhưng trách nhiệm chính trong việc đảm bảo rằng những rủi ro được quản trị thì thuộc về hội đồng quản trị. Trên thực tế, hội đồng quản trị có thể đặt ra những kỳ vọng trong tương lai có xem xét đến một chính sách rủi ro. Chính sách này được xây dựng và thực hiện theo các chiến lược và khung quản trị rủi ro cho các nhà quản lý cấp cao, những người có thể thiết lập đội ngũ quản lý làm việc với sự hợp tác và đồng thời quản lý các hoạt động của dự án.

Vai trò của kiểm toán nội bộ là gì?
Cũng theo hiệp hội Kiểm toán nội bộ quốc tế, quy định rõ vai trò của kiểm toán nội bộ trong quản trị rủi ro doanh nghiệp và đã được công nhận trong Văn bản hướng dẫn của IPPF. Văn bản này cung cấp chi tiết về các vai trò khác nhau mà kiểm toán nội bộ có thể thực hiện tùy thuộc vào sự phát triển của văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Hiệp hội đã đưa ra cách tiếp cận để thực hiện Kiểm toán nội bộ dựa trên rủi ro và phương pháp luận để đánh giá sự gia tăng rủi ro trong doanh nghiệp, việc chuẩn bị kế hoạch kiểm toán định kỳ và các hợp đồng dịch vụ đảm bảo cá nhân.

Có một định nghĩa và cách tiếp cận thống nhất về quản trị rủi ro và ERM hay không?

Sự đa dạng các ý tưởng và sự ứng dụng rộng rãi của quản trị rủi ro có nghĩa là không có định nghĩa hoặc cách tiếp cận chính xác được công nhận toàn cầu , mặc dù theo tiêu chuẩn ISO 31000 đã có các công nhận rộng rãi hơn trong những năm gần đây.

Mỗi tiêu chuẩn trong khung tài liệu cung cấp cách phân loại rủi ro để hỗ trợ quá trình xác định, nhận xét và đánh giá rủi ro. Các loại rủi ro khác nhau được phát hiện có thể sử dụng  cách tiếp cận phù hợp với từng doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn khi xác định và đánh giá rủi ro. Một nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi AIRMIC và Đại học Nottingham Marsh về Tư vấn rủi ro đã đưa ra một số lời khuyên và ví dụ. Một báo cáo có tên là “Nghiên cứu về định nghĩa và ứng dụng khái niệm đánh giá rủi ro” và một loạt các hướng dẫn của Treasury có tên là “Suy nghĩ về rủi ro” đã đặt ra một số quan điểm và một số bài tập tình huống, đồng thời cung cấp những hỗ trợ thực tế cho các doanh nghiệp.

Nguồn svvn.vn

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes