ADS 1

Showing posts with label microsoft. Show all posts
Showing posts with label microsoft. Show all posts

Tại sao Microsoft làm ngơ với Window "Lậu"


Khó có ai có thể đưa ra một con số chính xác liệu rằng mỗi năm Microsoft thiệt hại bao nhiêu vì nạn phần mềm lậu, chỉ biết rằng theo thống kê, khoảng hơn 1 nửa lượng máy tính sử dụng Windows mà không trả tiền....

Tất nhiên, con số thiệt hại của Microsoft là rất lớn nhưng có một nghịch lý là dường như hãng này càng ngày càng "nới tay" với giới sử dụng crack. Tại sao lại có nghịch lý này?

Người sử dụng crack càng ngày càng "dễ thở"

Có một sự thật Windows bị crack ngày càng nhanh. Nếu như trước đây, phải vài tháng hay chí ít vài tuần, một phiên bản mới của Windows mới bị crack thì bây giờ, crack đôi khi còn có... trước cả phiên bản chính thức. 
Lấy ví dụ như Windows 7, chỉ chưa đầy 1 ngày sau khi bản chính thức ra mắt, các crack đầy đủ và toàn diện đã có trên mạng. Thêm vào đó, độ phức tạp của việc crack (của người dùng) càng ngày càng... ít đi. Thậm chí, một số bản cài Windows ngày nay còn... tự động crack, người dùng hầu như không phải tác động gì cả. Trước đây, muốn crack Windows XP, bạn phải điền key trong quá trình cài đặt, còn bây giờ, với 30 ngày sử dụng không key, bạn sẽ "dễ thở" hơn nhiều. Hay trường hợp bạn bị phát hiện không bản quyền, với Windows XP, bạn phải chỉnh sửa hệ thống, xóa key thậm chí cài lại Win thì hiện nay, mọi việc gói gọn trong khoảng 3 - 4 click chuột.
Thậm chí, ngay cả "hình phạt" dành cho những phiên bản crack bị phát hiện cũng nhẹ đi rất nhiều. Đối với Windows XP, nếu như bị phát hiện, bạn sẽ bị "tự động" reset mỗi tiếng một lần kèm thêm những thông báo, hạn chế liên tục xuất hiện trong quá trình sử dụng. Nhưng đến Windows 7, mọi việc dường như đã khác hẳn: bạn chỉ bị thay một màn hình đen kèm dòng thông báo khá nhẹ nhàng với góc dưới màn hình và không gì cả. Hầu như không vấn đề gì với một người sử dụng không quá khó tính.
Một sự thật nữa, hiện nay các phần mềm miễn phí mà Microsoft cung cấp cũng đã "lỏng" tay hơn rất nhiều trong vấn đề check bản quyền. Hãy nhớ, thời mới ra IE 7 và Windows Media Player 9, Microsoft yêu cầu check bản quyền HĐH rất khắt khe mới cho cài đặt. Tất nhiên, vẫn có cách cho những người sử dụng phiên bản lậu cài đặt những phần mềm này nhưng hết sức khó khăn và lằng nhằng. Còn bây giờ, hầu như không còn phần mềm miễn phí nào của Microsoft yêu cầu kiểm tra bản quyền trước khi cài đặt.


Rõ ràng, bên cạnh việc hacker ngày càng giỏi lên thì sự nhân nhượng rõ ràng trong chính sách của Microsoft là nguyên nhân quan trọng hơn. Vậy tại sao Microsoft lại làm vậy? Phải chăng ông hoàng phần mềm đã chịu "đầu hàng" trước các cracker?

Đi tìm nguyên nhân?

Để tìm ra nguyên nhân của sự kỳ lạ này, chúng ta hãy làm một bài toán so sánh giữa cái được và mất của Microsoftkhi tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện và đúng nghĩa với giới hacker. Những phân tích này chủ yếu dựa vào thực tế của việc phát hành IE 7 và WMP 9 cách đây vài năm và tình hình thực tế hiện nay của Microsoft.
Đầu tiên, có một thực tế là không phải tất cả doanh thu của Microsoft hiện nay không đến nhiều từ đối tượng sử dụng cá nhân, nhu cầu phổ thông - đối tượng chính sử dụng crack. Một phần rất lớn trong doanh thu của Microsoftđến từ các hợp đồng với các hãng sản xuất laptop như Dell, HP, Acer... các chính phủ, các công ty doanh nghiệp trên thế giới. Hãy nhìn vào cái cách mà cổ phiếu Microsoft tăng điểm khi đến thời gian ra hạn hợp đồng của hãng này với các chính phủ lớn trên thế giới để rõ phần doanh thu này ảnh hưởng lớn thế nào với Microsoft.
Một yếu tố quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất khiến nguồn doanh thu này của Microsoft luôn luôn rất lớn và ổn định: sự phổ biến gần như tuyệt đối của Windows. Có lúc lên, lúc xuống nhưng nói chung lúc nào thị phầnWindows cũng khoảng 90 ~ 95% thị trường - gần như tuyệt đối. Tất nhiên, trong "công việc" nói chung, thị phần của Windows còn lớn hơn nữa. Sự phổ biến đảm bảo cho Windows gần như là lựa chọn duy nhất cho thị trường rất lớn này nhất là trong hoàn cảnh mà sự tương thích giữa các HĐH trên máy tính là rất thấp.
Rõ ràng, dễ thấy các chính phủ sẽ không bao giờ chuyển sang sử dụng một HĐH khác nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống (chắc chắn lợi ích cao hơn nhiều so với chi phí bỏ ra) còn các nhà sản xuất laptop (trừ Apple) sẽ không dại gì rời khỏi mảnh đất an toàn và màu mỡ này.
Vậy sẽ ra sao nếu như Microsoft mạnh tay với giới sử dụng crack? Đầu tiên, dễ thấy, một số rất lớn đặc biệt tại các thị trường mới, sẽ buộc phải chuyển dùng một giải pháp khác với chi phí thấp hơn và khả năng Windows không thể thống trị không phải là không có. Mất đi thị phần tuyệt đối, đồng nghĩa với Microsoft sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Windows và việc hãng này đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn là điều dễ xảy ra. Việc đánh đổi vài tỷ USD doanh thu (cứ cho là vậy) với sự ổn định trị giá hàng chục tỷ thậm chí hàng trăm tỷ là điều không sáng suốt cho lắm. Thậm chí con số một vài tỷ USD còn khá là lạc quan bởi phần lớn người dùng lậu có lẽ sẽ vẫn có thể crack hoặc chuyển sang dùng giải pháp khác thay vì tiếp tục sử dụng Windows.
Thật ra, sự khủng hoảng này tuy chưa bao giờ xảy ra với Windows nhưng đã xảy ra với một niềm tự hào khác củaMicrosoft: Internet Explorer. Hãy nhớ lại thời điểm ra mắt IE 7, khi đó IE đang chiếm khoảng 85% thị phần. Vấn đề của Microsoft khi đó là cần thay thế IE 6 vốn đã quá lỗi thời, khả năng bảo mật thấp bằng một phiên bản mới hơn, toàn diện hơn. IE 7 ra đời với sứ mạng đó và trong một thị trường mà sự cạnh tranh đến từ các đối thủ khác, đặc biệt là Firefox ngày càng lớn.
Một sai lầm cực lớn trong chiến lược của Microsoft đã được đưa ra: kiểm tra nghiêm ngặt vấn đề bản quyền với người dùng muốn cài đặt và nâng cấp lên IE 7. Rút cục, điều này thay vì nâng tỷ lệ người dùng sử dụng Windows bản quyền thì lại khiến cho người dùng (tất nhiên, phần nhiều là người dùng Windows lậu) khó khăn trong quá trình nâng cấp. Và tất nhiên, IE 6 nếu so sánh với Firefox hay Chrome chỉ là trò đùa, không hơn không kém. Từ đó về sau, sự xuống dốc của IE thể hiện rõ ràng, mặc cho các nỗ lực của Microsoft. Để nói về vấn đề này, chúng tôi sẽ có riêng một bài viết sau này nhưng nói chung, sai lầm của Microsoft là tạo cơ hội cho người dùng sử dụng và quen dần với sản phẩm của đối thủ. Tất nhiên, cũng có phần khập khiễng khi so sánh Windows với IE nhưng nguy cơ cả hai phải đối mặt nếu Microsoft thắt chặt chính sách là khá giống nhau.

Kết luận 
Bảo tồn sự thống trị của Windows trên PC là mục đích cực lớn và có lẽ là lý do lớn nhất khiến Microsoft nhẹ tay với những người sử dụng crack như hiện nay. Đặc biệt khi mà kỷ nguyên hậu PC, thách thức lớn nhất mà Microsoft phải đối mặt từ ngày ra đời đến giờ, đang đến gần, bảo vệ sự phổ biến và thống trị của Windows cũng là cách duy nhất để duy trì sức mạnh của Microsoft.

Microsoft Mua Skype hơn cả một thương vụ

Kẻ thắng người thua trong vụ Microsoft-Skype
ICTnews - Thông tin Microsoft mua Skype với giá 8,5 tỷ USD đang tràn ngập giới công nghệ. Cuối cùng thì, thương vụ này có ý nghĩa gì? Ai sẽ được và ai sẽ mất gì khi Skype về dưới trướng Microsoft?

5 lý do Microsoft chi 8,5 tỷ USD mua Skype
Microsoft mua Skype với giá kỷ lục 8,5 tỷ USD

Skype là một dịch vụ nổi tiếng toàn cầu với hơn 500 triệu người dùng, có tiềm năng thay đổi nhiều mảng công nghệ khác, từ viễn thông đến mạng xã hội.
Các nhà đầu tư Skype thu về khoản tiền lớn
nha dau tu skype.jpg
Các nhà đầu tư đã bỏ ra 2,5 tỷ USD để mua Skype cách đây 2 năm từ tay eBay và giờ bán lại nó với giá 8,5 tỷ USD. Đó là một chiến thắng.
Marc Andreessen nổi tiếng "mát tay" môi giới
marc.jpg
Marc Andreessen là một đối tác tại Andreessen Horowitz, một trong những nhà đầu tư của Skype. Ông đang “ngồi” trong chiếc ghế của ban quản trị eBay và đóng vai trò lớn trong thương vụ này. Ông đã thực sự củng cố được vị trí là một trong những “nhà mối lái” hùng mạnh nhất ở Silicon Valley.
Các nhà sáng lập Skype
nha sang lap.jpg
Niklas Zennstrom và Janus Friis, những người đầu tiên sáng lập ra Skype, không được mời trong vụ đầu tư mua Skype từ tay eBay. Nhưng nhờ một tài sản trí tuệ phía sau Skype mà họ sở hữu, họ đã giành được quyền đầu tư vào Skype và đánh bật nhiều nhà đầu tư khác. Hiện nay cổ phần của họ trong công ty trị giá 1,1 tỷ USD.
Ban quản trị Skype chuẩn bị mua du thuyền
ban quan tri.jpg
Ban quản trị Skype hầu hết đều là những thành viên đến từ Cisco và các công ty lớn khác. Các nhà đầu tư đã tuyển dụng họ cách đây chỉ vài năm. Giờ đây họ có thể đã mua hoặc đang tìm mua một vài hòn đảo hoặc du thuyền xinh đẹp.
Facebook loại được nguy cơ Google có Skype
facebook.jpg
Facebook đã cố gắng mua Skype và Google cũng thế. Skype sẽ là một đối tác tiềm năng lớn cho Facebook, cho phép mạng xã hội cung cấp thêm khả năng chat voice và video; và sẽ là tài sản lớn với Google trong cuộc chiến với Facebook về mạng xã hội. Thay vì thực sự mua Skype để Google không thể sở hữu tài sản lớn này, đối tác và là cổ đông lâu năm của Facebook là Microsoft đã làm điều đó thay cho Facebook.
Nokia và các đối tác Windows Phone 7
nokia.jpg
Một lợi thế lớn khi mua Skype là di động. Google đã có Voice, Apple có FaceTime. Giờ Microsoft có tài sản tuyệt vời là Skype và họ có thể ứng dụng nó vào Windows Phone 7. Đó là tin tốt lành với Nokia và các đối tác Windows Phone 7 khác như HTC và Samsung.
Cuối cùng eBay cũng kiếm được tiền từ Skype
ebay.jpg
eBay từng bị chế giễu vì mua Skype, nhưng giờ đây hãng đã có 2,4 tỷ USD cổ phần trong Skype. Cuối cùng, eBay cũng đã kiếm được tiền từ Skype.
Microsoft có thể biến Skype thành món lợi khổng lồ?
microsoft.jpg
Skype có lợi ích gì với Microsoft tùy thuộc vào việc Microsoft làm gì với Skype. Một mặt, đó là một tài sản với hàng tấn tiềm năng. Mặt khác, mua Skype bằng một số tiền mặt lớn như vậy, Microsoft rõ ràng đang mất tiền và Skype lại đang thua lỗ. Có phải Microsoft sẽ chuốc nợ nần vào thân?
Cisco thêm đối thủ cạnh tranh
cisco.jpg
Một nguồn tăng trưởng lớn với Skype là hội nghị video. Từ trước đến nay, Cisco đang sử dụng thế lực bán hàng và khách hàng doanh nghiệp của hãng để hất cẳng Skype trên thị trường này. Song Skype đã là “người một nhà” với một công ty hùng mạnh, chuyên bán phần mềm cho các doanh nghiệp. WebEx, sản phẩm hội nghị video của Cisco, là một trong những thương vụ thành công và lớn nhất của Cisco. Nhưng có vẻ nó đã gặp đối thủ cạnh tranh lớn.
Google có thể thua Microsoft
google.jpg
Google có thể chưa bao giờ thực sự quan tâm mua Skype. Hãng không cần công nghệ và cũng không hẳn cần cơ sở người dùng của Skype. Hãng đã có Android và Google Voice. Nhưng Google lại tham gia vào quá trình làm giá Skype và khiến Microsoft ra một mức giá cao cho Skype.
Nhưng nếu Microsoft sử dụng Skype tốt, đó là một tài sản mà họ có thể dùng để cạnh tranh tốt hơn với Google trong nhiều lĩnh vực, từ phần mềm doanh nghiệp đến di động đến mạng xã hội. Lúc đó, phải trả mức giá cao thêm vài tỷ USD không là vấn đề gì.
Index Ventures và Mike Volpi
index.jpg
Index Ventures là công ty nổi tiếng của châu Âu và là nhà đầu tư ban đầu ở Skype. Còn Mike Volpi là cựu nhà quản trị của Cisco và là CEO của Joost, cũng là một nhà đầu tư ban đầu của Skype. Nhưng cả hai đều bị các nhà sáng lập Skype “hất cẳng” bằng một vụ kiện. Và với thương vụ 8,5 tỷ USD này, rõ ràng họ đều bị thua.
Châu Âu mất một công ty công nghệ

Skype giờ đây về cơ bản là một công ty Mỹ. Nó có hầu hết số nhà đầu tư là người Mỹ và giờ nó lại được Microsoft sở hữu. Những trung tâm công nghệ như Silicon Valley thường được xây nên bởi những công ty lớn, có tầm ảnh hưởng rộng, luôn kích thích sự phát triển bằng cách mua lại những công ty nhỏ hơn. Skype là một thành công lớn nhất của châu Âu nhưng giờ có lẽ điều này không còn của riêng châu Âu nữa.

5 lý do Microsoft chi 8,5 tỷ USD mua Skype

Microsoft mua Skype với giá kỷ lục 8,5 tỷ USD ~ Nguyễn Hữu Dũng

Hôm thứ Ba 10/5/2011, hãng Microsoft công bố họ đã đồng ý mua lại Skype với giá "khủng" - lên đến 8,5 tỷ USD (~178,5 nghìn tỷ đồng). Vì sao có chuyện bất ngờ này?
CEO của hai hãng, ông Steve Ballmer và ông Tony Bates đã có mặt tại một buổi họp báo để công bố chi tiết của thương vụ này.
Cuối tuần trước, có nhiều nguồn tin cho rằng hãng phần mềm chat voice và video Skype sẽ hợp tác với các đối tác Cisco, Facebook và Google
Skype do Niklas Zennstrom và Janus Friis sáng lập, được eBay mua lại vào năm 2005. Sau đó, do không tìm ra cách tích hợp với hoạt động kinh doanh đấu giá trực tuyến, hãng đã phải bán phần lớn cổ phần cho liên doanh đầu tư gồm các thành viên sáng lập và Silver Lake.
CEO Steve Ballmer của Microsoft (trái) và Tony Bates của Skype tại buổi họp báo.
Skype nổi tiếng nhờ phần mềm chat voice miễn phí trên PC, phần mềm này cũng có tính năng gọi điện thoại giữa máy tính và các mạng điện thoại công cộng (có tính phí). Sau đó, hãng đã thêm tính năng chat video cho phần mềm này, và gần đây hơn là phiên bản cho smartphone.
Microsoft cũng cung cấp một dịch vụ tương tự cho phép khách hàng gọi điện thoại giữa máy tính và mạng điện thoại, có tên là Windows Live Call, và sau đó tiếp tục cung cấp dịch vụ chat, chat voice và chat video Windows Live Messenger.
Mua Skype là việc mà Microsoft cần phải làm. Xét cho cùng, 8,5 tỷ USD trị giá hợp đồng không “thấm tháp” gì với Microsoft, nhưng sẽ mang lại những lợi ích quan trọng về lâu dài.
Dưới đây là 5 lý do mà Microsoft phải mua Skype:
Tận dụng thế mạnh của Skype

Lý do rõ ràng nhất mà Microsoft phải mua lại Skype là nhằm tận dụng thế mạnh của các giải pháp, dịch vụ Skype.
Microsoft có một công cụ truyền thông hợp nhất chạy trên nền máy chủ, có thể kết nối máy tính với hệ thống mạng điện thoại VoIP, tin nhắn và hội nghị video. Công cụ này trước đây có tên là Communications Server, sau đó được đổi tên thành dịch vụ Lync. Trong khi đó, hãng cũng có một dịch vụ khác là Lync Online, dịch vụ nền tảng đám mây có cùng chức năng.
Skype có một công cụ tương tự là Skype Connect - một dịch vụ cho phép các doanh nghiệp kết nối hệ thống mạng điện thoại của họ đến Skype, để xử lý các cuộc gọi đến và gọi đi. Skype Manager, một công cụ quản lý cho phép các doanh nghiệp quản lý chi phí cuộc gọi.
Việc mua lại Skype giúp Microsoft giành được lợi thế lớn, chống lại sức tấn công mạnh mẽ của Google trên thị trường giải pháp thoại/hội nghị Internet, cũng như sự tấn công của Apple thông qua chức năng Facetime (hội thoại có hình) trên thiết bị di động của họ.
Đẩy mạnh dịch vụ Bing
Microsoft hy vọng sử dụng Skype để đẩy mạnh dịch vụ tìm kiếm Bing. Skype ước tính hiện có hơn 660 triệu người dùng trên khắp thế giới, với 170 triệu người dùng có trả phí hàng tháng. Microsoft dĩ nhiên sẽ tìm cách để “lôi kéo” những người dùng này sang dịch vụ Bing của họ. Hơn nữa, hãng hy vọng sẽ đưa ra một dịch vụ với mô hình kết nối trực tiếp hai chiều Bing-Skype.
Tạo cú hích cho Windows Phone 7
Windows Phone 7 vẫn tỏ ra yếu kém, dù Microsoft đã có nhiều cố gắng. Thỏa thuận giữa hãng này với Nokia dĩ nhiên có ích phần nào, nhưng kết quả thì vẫn phải đợi nhiều năm nữa. Và thỏa thuận này bản thân nó cũng chưa đủ để nền tảng Windows Phone 7 cất cánh.
Thương vụ mua lại Skype có lẽ sẽ giúp Microsoft đẩy mạnh HĐH di động Windows Phone 7. Việc tích hợp Skype vào HĐH này, thích hợp hơn là chạy nó như một phần mềm khách (như Skype cho Android hay iOS), sẽ đem đến cho Windows Phone 7 một tính năng mạnh mẽ mà cả Android và iOS đều không có được.
Không để Skype về tay Google
Microsoft mua Skype không những mang lại nhiều lợi ích, mà còn nhằm giành quyền mua lại hãng phần mềm truyền thông này từ nhiều đối thủ cạnh tranh. Nếu Google mua được Skype thì sẽ thật tai hại cho Microsoft. Thử tưởng tượng Google sở hữu Skype, và tích hợp ứng dụng này với các dịch vụ Google Apps, Gmail, Google Talk và Google Voice... Và cũng thử tưởng tượng Google sẽ tích hợp Skype vào HĐH di động Android của họ. Đó thật là một thảm họa cho Microsoft.
Xây dựng thương hiệu
Lý do cuối cùng mà Microsoft phải mua Skype là để xây dựng thương hiệu của họ. Microsoft thời gian gần đây đã không còn được coi là công ty giàu sáng tạo như Google hay Apple.
Xây dựng thương hiệu không chỉ là một việc mang tính khuếch trương, nó có những lợi ích đáng kể về kinh tế. Nghiên cứu gần đây nhất của Millward Brown về thương hiệu 2011 cho thấy Apple là thương hiệu có giá trị nhất thế giới, trị giá hơn 153 tỷ USD (~3.213 nghìn tỷ đồng). Microsoft đứng thứ năm với giá trị thương hiệu hơn 78 tỷ USD (~1.638 nghìn tỷ đồng). Vì vậy, xét cho cùng, xây dựng thương hiệu có một ảnh hưởng thực sự lớn.

Microsoft mua Skype với giá kỷ lục 8,5 tỷ USD


Tập đoàn phần mềm Mỹ bất ngờ chi số tiền cao nhất mà họ từng trả cho một vụ sáp nhập để thâu tóm Skype, dù trước đó có nhiều tin đồn về việc Google và Facebook cùng muốn mua dịch vụ đàm thoại Internet này với giá 4 tỷ USD.

Skype sẽ trở thành một bộ phận trong Microsoft với sự dẫn dắt của Tony Bates, CEO cũ của dịch vụ này. Nó sẽ được tích hợp trong Windows 8, cũng như máy tính bảng và điện thoại chạy hệ điều hành của Microsoft, hứa hẹn giúp phần mềm này phổ biến hơn bao giờ hết.
Tony Bates
Steve Ballmer, CEO Microsoft và Tony Bates, CEO Skype, tuyên bố "về một nhà". Ảnh: AP.
Steve Ballmer, Tổng giám đốc Microsoft, nhận xét: "Skype là một hiện tượng trên Internet và được hàng triệu người yêu quý. Sát cánh bên nhau, chúng tôi sẽ tạo ra tương lai của giao tiếp thời gian thực, nơi mọi người dễ dàng kết nối với gia đình, bạn bè, khách hàng và đồng nghiệp trên khắp thế giới".
Một số chuyên gia phân tích tin rằng Microsoft mua Skype để thống lĩnh thị trường hội thảo truyền hình (video conference) nhưng nhận định mức giá 8,5 tỷ USD là quá "hào phóng" vì dù Skype rất phổ biến, nó vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận.
Skype, thành lập năm 2003 và có trụ sở tại Luxembourg, hiện thu hút tới 663 triệu người sử dụng toàn cầu (trong khi Facebook là 550 triệu thành viên). Năm 2006, sàn đấu giá trực tuyến eBay đã bỏ ra 2,6 tỷ USD để mua Skype trước khi bán đi 70% cổ phần công ty vào năm 2009 với giá 2 tỷ USD cho một số nhà đầu tư. Từ ngày 10/5, Skype thuộc về tập đoàn Microsoft.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes