ADS 1

Showing posts with label facebook. Show all posts
Showing posts with label facebook. Show all posts

[Vantri.vn] Facebook đang thực sự ám ảnh thế giới



Đoạn video dưới đây sẽ chứng mình cho bạn biết một thực tế là 1/13 dân số toàn cầu , 3/4 dân số nước Mỹ, 1/10 dân số Việt Nam đang dùng Facebook. và Một nửa trong số ấy truy cập vào facebook mỗi ngày.
Gần một tỷ người trên thế giới đang dùng facebook, cho dù facebook có bị chặn và hạn chế (do tốc độ lan truyền thông tin quá khủng khiếp) ở một vài quốc gia. Nhưng sự thật tình yêu, cuộc sống, công việc, hành vi của con người ngày nay cũng bị facebook chi phối rất nhiều. Hãy cũng xem video dưới đây để biết được rằng.
Mỗi 20 phút trôi qua :
- Có 1.000.000 đường link được trích dẫn.
- Có 1.484.000 lời mời tham gia các sự kiện.
- Có 1.323.000 người được tag vào hình ảnh.
- Có 1.851.000 status được update.
- 1.970.000 lượt kết bạn.
- Có 2.716.000 bức ảnh được up lên.
................. 

Sub : Trung Hiếu - Vantri.vn 

Mạng xã hội Facebook: 8 năm nhìn lại

Sau 8 năm, từ một trang cộng đồng nhỏ ở Đại học Havard, Facebook đã nổi tiếng thế giới với giá trị công ty được đánh giá vào khoảng 100 tỉ USD.
 Facebook sẽ sớm có những hợp đồng với lợi nhuận khổng lồ, và chắc chắn cần có một chiếc lược rõ ràng trong việc kết nối người dùng trên toàn thế giới, cũng như thu lợi từ dữ liệu người dùng - hoặc ít nhất, từ những nhà quảng cáo muốn xuất hiện trên giao diện Timeline đầy màu sắc của người dùng.
Hãy cùng điểm lại những mốc thời gian đáng nhớ trong “Timeline” của Facebook - những tính năng tuyệt vời nhất, những dự án quyết định, và cả những thất bại sau 8 năm qua.

Năm 2004

Facebook những ngày đầu
Tháng 2/2004, Mark Zuckerberg cho Facebook hoạt động chính thức trong trường Havard, với cái tên TheFacebook, và 1 tháng sau đó, một nửa số sinh viên tại trường đã đăng kí tài khoản trên trang mạng xã hội này. Trước đó, Mark đã từng làm một trang tên là Facemash và bị đóng cửa sau vài ngày hoạt động vì vấn đề về nội dung.
Tháng 9/2004: Facebook Wall xuất hiện, và từ đó đến nay nó luôn khẳng định vị trí số 1 của mình trong hệ thống giao diện người dùng của Facebook. Với Facebook Wall, người dùng có thể viết tin nhắn của mình lên trang cá nhân của những người bạn. Tuy nhiên những thông tin này lại không thể tải về máy được cho đến tháng 10/2010.

Năm 2005

2005
Tháng 8/2005: Tên miền “TheFacebook.com” chính thức được đổi thành “Facebook.com” với giá 200 000 USD và tồn tại cho đến nay.
Tháng 9/2005: Facebook cho phép học sinh trung học được sử dụng mạng xã hội này. Trước đó Facebook dường như là trang độc quyền dành cho các sinh viên cao đẳng và đại học.
Tháng 10/2005: Facebook Photo xuất hiện, mang đến đủ cung bậc cảm xúc cho chủ nhân cũng như “nạn nhân” của những bức ảnh.
Tháng 12/2005: Facebook đạt 1 triệu người dùng.

Năm 2006

Tháng 1/2006: Wirehog - tính năng chia sẻ file của Facebook bị khai tử do lo ngại về vấn đề pháp lí của các file chia sẻ không có bản quyền, Sau đó Facebook cho phép người dùng và cả những người không sử dụng Facebook dùng một hệ thống khác để chia sẻ file.
Tháng 5/2006: Facebook lại mở rộng quy mô của mình, cho phép người dùng trong các “mạng cơ quan” (work network) nhất định được tham gia vào cộng đồng này. Trong thời gian này, nhiều người muốn sử dụng Facebook đã lập ra các work network giả mạo bằng cách tạo ra hàng loạt e-mail công ty giả mạo.
Tháng 7/2006: Mark Zuckerberg từ chối thương vụ mua lại Facebook của Yahoo trị giá 800 triệu USD. Một tháng sau, CEO của Yahoo lúc đó là Terry Semel cố gắng đàm phán lại với mức giá 1 tỉ USD, nhưng tất cả đã quá muộn.
Tháng 9/2006: Facebook vận hành tính năng News Feed sau khi nhận được nhiều yêu cầu từ người dùng. Với tính năng này, tất cả những hoạt động mà bạn bè thực hiện trên Facebook sẽ đều hiện lên trang chủ (Homepage) của người dùng, thay vì phải vào trang cá nhân của từng người. Trong thời gian này, Facebook đã cho phép tất cả mọi người tham gia vào cộng đồng này, không phân biệt tuổi tác.

Năm 2007

Tháng 2/2007: Facebook ra mắt tính năng Facebook Gifts. Người dùng có thể sử dụng tính năng này để gửi một thiệp kỉ niệm ảo cho bạn mình với giá 1 USD.
Tháng 5/2007: Facebook Platform chính thức xuất hiện. Đây chính là sân chơi cho các nhà phát triển thứ ba như Zynga tham gia vào Facebook, xây dựng các ứng dụng và trò chơi tích hợp trong Facebook. Hiện nay, các sản phẩm của Zynga chiếm 12% tổng lợi nhuận của Facebook.
Tháng 6/2007: Facebook Video xuất hiện.
Tháng 11/2007: Facebook ra mắt Beacon. Với tính năng này, hoạt động mạng của người dùng Facebook trên các trang web đã kí hợp đồng với Facebook sẽ hiện trong phần News Feed của bạn bè họ. Đây là một thất bại của Facebook khi đã vi phạm quyền riêng tư của người dùng, và sau khi người dùng tiến hành các hoạt động pháp lí, Facebook đã khai tử Beacon vào cuối năm 2009.
Cùng với Beacon, Facebook cũng ra mắt tính năng “Pages”. Tính năng này cho phép lập các trang cộng đồng trên Facebook. Điển hình về việc ứng dụng tính năng này có lẽ là vô số các fanpage của nhiều nhân vật nổi tiếng đã được lập ra.

Năm 2008

Tháng 3/2008: Sheryl Sandberg từ Google chuyển sang Facebook làm việc với chức danh COO (Giám đốc hoạt động). Facebook cũng chuẩn hóa các tùy chỉnh cá nhân của người dùng và vận hành một số tùy chọn bảo mật khác, cho phép người dùng xác định “Ai được xem cái gì” qua Friendlist.
Tháng 4/2008: Facebook Chat xuất hiện. Một trong những biểu tượng đầu tiên được sử dụng trong Facebook Chat là hình ảnh một kĩ sư của Facebook, có mã là “:Putnam:”.
Tháng 7/2008: Facebook Connect được công bố. Người dùng có thể đăng nhập vào một trang web thứ ba qua nút “I’m on Facebook”. Các trang web đó sẽ truy cập một phần thông tin cá nhân của người dùng, và họ có thể chia sẻ về mình dễ dàng hơn qua các trang web ngoài Facebook.
Cũng trong tháng 7, ứng dụng trên điện thoại đầu tiên của Facebook - Facebook trên iPhone, được công bố.
Tháng 9/2008: Tất cả người dùng được chuyển sang giao diện cá nhân mới (New Profile), còn được biết đến với cái tên Facebook 3.0. Một điểm yếu của giao diện này là không có bản tóm tắt về người dùng ở phía dưới tên của họ như giao diện trước Timeline đã làm. Một số người tỏ ra không hài lòng về sự chuyển đổi bắt buộc này.

Năm 2009

Tháng 2/2009: Tính năng được dùng nhiều nhất, nổi tiếng nhất, và đã trở thành biểu tượng của Facebook xuất hiện, nút “Like”. Có thể coi đây là nguồn gốc “bệnh lười” trên Facebook khi người dùng muốn đánh giá cao một sự vật hay một hành động nào đó.
Tháng 6/2009: Facebook đã đánh bại MySpace về tổng số lượt truy cập hàng tháng trên đất Mỹ, làm hàng triệu người đặt ra câu hỏi rằng: “Mọi người vẫn dùng MySpace ư?”

Năm 2010

Tháng 9/2010: Những tin đồn đầu tiên về một chiếc điện thoại Facebook xuất hiện. Cho đến hiện tại thì vẫn chưa có chiếc Facebook Phone nào ra mắt, nhưng một số smartphone hiện nay đã tích hợp nút Facebook trên bàn phím.
Tháng 10/2010: Bộ phim đầu tiên về Facebook, với nhân vật chính là Mark Zuckerberg - “The Social Network” (Mạng xã hội) chính thức được công chiếu. Bộ phim đã dành giải Quả cầu vàng năm 2010 cho “Phim xuất sắc nhất”.
Tháng 11/2010: Tất cả mọi người đều có một địa chỉ e-mail@facebook.com. Những cuộc hội thoại của người dùng với một người khác đã được gộp lại thành một chuỗi liên tục.

Năm 2011

Facebook Timeline
Tháng 7/2011: Facebook hợp tác với Skype, tích hợp tính năng chat video của Skype vào mạng xã hội này.
Tháng 9/2011: Facebook công bố Timeline. Đây là bản cập nhật mới nhất và cũng là lớn nhất của Facebook về trang cá nhân của người dùng. Theo lời giám đốc sản xuất của Facebook, Samuel Lessin: “Đây là một cách dễ dàng để bạn khám phá lại những thứ bạn đã từng chia sẻ trước đây, và thu lại tất cả những khoảnh khắc tuyệt vời nhất tại từng thời điểm”.

Năm 2012

Tháng 2/2012: Facebook đệ trình phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO), giá trị của công ty được dự đoán vào khoảng 100 tỉ USD.

NGuồn : http://vantri.vn/tintuc/mang-xa-hoi-facebook-8-nam-nhin-lai/c179.html

Chức năng tránh "tag " trên facebook

6a00d8341c630a53ef014e8a2449ab970d-600wi.jpg

ICTnews - Facebook bắt đầu chạy quảng cáo thông báo cho người dùng cách tắt chức năng nhận diện khuôn mặt để khỏi bị đưa vào “Tag suggestions” khi ai đó gắn tên bạn bè vào ảnh trong mục cài đặt riêng tư. 
Phần mềm nhận diện khuôn mặt “Tag suggestions” giúp làm nhanh quá trình gắn tên bạn bè trên các tấm ảnh. Phần mềm này sẽ lướt qua các ảnh đã được tải lên, so sánh những khuôn mặt trên những bức ảnh đó với khuôn mặt trên tấm ảnh đang “tag”. Sau đó đưa ra gợi ý “tag” người trong bức ảnh.
Jepsen, tổng chưởng lý của Connecticut cho biết Facebook đã đảm bảo rằng khi người sử dụng đưa ra lựa chọn thì tất cả các dữ liệu sưu tập được sẽ bị xóa. Tuy nhiên đây chỉ là thông báo một chiều của Facebook.
Chính vì vậy mà phần mềm này đã dấy lên những lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin riêng tư. Để xoa dịu những lo ngại này, “Facebook đã thực hiện những thay đổi đáng kể để cung cấp dịch vụ tốt hơn và tăng mức độ bảo vệ thông tin riêng tư cho những người sử dụng”, Jepsen cho biết trên một văn bản.
Hãng bắt đầu chạy các quảng cáo để thông báo cho người dùng cách tắt chức năng nhận diện khuôn mặt để khỏi bị đưa vào “Tag suggestions” khi ai đó gắn tên bạn bè vào ảnh trong mục cài đặt riêng tư.
Facebook cho biết công nghệ nhận diện khuôn mặt chỉ đưa ra các gợi ý khi tải lên các ảnh mới và những gợi ý chỉ trong phạm vi bạn bè. Những người bạn được “tag” sẽ nhận được thông báo và họ có thể bỏ tag nếu họ muốn. Một số người cho rằng ứng dụng này rất hữu ích và tiện lợi khi họ muốn “tag” bạn bè vào ảnh, nhưng nếu bạn không thích chức năng này và thì hãy làm theo những bước sau:
1) Trên menu thả xuống (drop-down menu) “Account”, ở phía trên bên tay phải, bạn hãy chọn  “Privacy Settings”.
2) Trong mục “Sharing on Facebook”, bạn hãy click vào “Customize Settings”.
3) Kéo xuống "Suggest Photos of Me to Friends" và click vào “Edit Settings”.
4) Trong drop-down bên tay phải kích vào “Disable”.
Nếu bạn muốn cài đặt tiêng tư hơn, bạn có thể tới từng mục “Things I Share” và “Things Others Share” và chọn “friends only”. Bên cạnh đó còn một số lựa chọn cài đặt riêng tư khác bạn có thể sử dụng sao cho phù hợp nhất với thông tin của mình trên mạng xã hội. 
Phạm Khánh
Theo Los Angeles Times

Tặng 500k áo , một vụ lừa đảo trên facebook

Tối nay lượn lờ facebook và phát hiện ra được mời vào sự kiện tặng 500.000 k áo cho 500k bạn đầu tiên click like và ghi cỡ áo của mình ra trên fanpage của face.book.vn.
Công nhận người nghĩ ra sự kiện này cũng có ý tưởng thật ấn tượng. Theo ý kiến của mình đây là một vụ lừa đảo 100%.
Thử phân tích một chút giữa lợi ích có được và chi phí phải bỏ ra
- Có hàng trăm nghìn người sẽ kick like trên trang đó và thật dễ dàng cho họ khi họ muốn spam thông tin nào đó  đến cho hàng  trăm nghìn người ấy.
- Đây là một cách khảo sát cực trung thực về cỡ áo của hàng trăm nghìn người dùng. Nếu chi tiết thậm chí là cả email của từng người.
- Nếu họ không cần những thông tin nêu trên, việc bán việc quản lý tài khoản facebook ấy cho một công ty đang có nhu  cầu quảng cáo là vệc hoàn toàn có thể làm.
-......
Và chi phí?
Cứ tính sơ sơ mỗi cái áo khoảng 100k tương đương 5$ . Nhân với 500k áo thì chi phsi sẽ là 2,5 triệu đô hay 50 tỷ Vnd.
Không kể chi phí vận chuyển đến từng người và liên lạc qua emai, như họ nói. hay chi phí nhân lực trong tổng kết kết quả + triển khai hoạt động.\ cũng sẽ gần tương đương với con số trên.
Vậy tổng chi phí cho chiến dịch này sẽ là gần 100 tỷ vnd. 

Với lượng người dùng facebook tại Việt Nam liệu có công ty nào bỏ tiền ra để làm công việc trên.
Đó là chưa kể cùng ngày, trên zing me cũng xuất hiện một chương trình tương tự.
Theo ý kiến của các bạn thế nào? 

Tỷ phú Zuckerberg: “Gắn chữ Nhân vào máy tính lạnh lùng”

Tamnhin.net: - Chủ tịch Tập đoàn Facebook Mark Zuckerberg đã làm nên kỳ tích với phương châm “con người là chúa tể của muôn loài, hãy gắn chữ Nhân vào máy tính lạnh lùng”.
Tỷ phú 27 tuổi Mark Zuckerberg được tạp chí Time chọn là “Nhân vật tiêu biểu năm 2010” và là một chủ doanh nghiệp trẻ trong một năm đã tăng 238% tài sản, lên tới 13,5 tỉ USD.

Trong bài viết “Thách thức của tôi”, Mark Zuckerberg cho rằng mặc dù đã thành công trên con đường kinh doanh, nhưng anh vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, nhất là tôn chỉ đưa Con Người lên vị trí độc tôn trong kinh doanh vẫn chưa hoàn thiện.

Facebook ra đời năm 2004 trong môi trường công nghệ thông tin đã có rất nhiều “người khổng lồ”, nhất là Google, làm sao có thể chen chân và cạnh tranh thành công?

Mark Zuckerberg từng nói: “Tôi khâm phục tư duy phát triển tìm kiếm, tra cứu thông tin của Google. Trong làn sóng toàn cầu hóa hiện nay, máy tính trở thành công cụ trung tâm trao đổi thông tin và Google cố gắng phục vụ công tác tìm kiếm, tra cứu cho mọi người trên thế giới. Nhưng Google đã tách máy tính với tình cảm con người. Ngồi trước máy tính với Google, người ta cảm thấy một sự giao diện lạnh lùng.”  Anh nói tiếp: “Con Người là chúa tể của muôn loài, kể cả máy tính. Bởi vậy, tôi không muốn giao lại địa vị chúa tể này cho máy tính. Tôi phải nối sợi dây từ bộ óc con người tới máy tính. Giao diện qua Facebook, con người sẽ có sợi dây tình cảm, phấn chấn như trò chuyện với chính người đang ở ngay trước mặt mình chứ không thể lạnh lùng như Google. Bởi vậy, đạo kinh doanh của Facebook chính là Con Người”.

Tờ “Thời báo tài chính” của Anh ngày 3/6 viết: “Ra đời năm 1998 với phương châm mang lại niềm hạnh phúc cho nhân loại khi tìm kiếm tra cứu thông tin thế giới, Google đã  chiếm địa vị độc tôn bá quyền trong lĩnh vực mạng tới đầu những năm của Thế kỷ 21, nhưng với sự ra đời của Facebook, Google đang bị thách thức mạnh mẽ. Trong thời đại máy tính ngày nay, mối quan hệ giữa con người với nhau cứ xa dần và con người cảm thấy ngày càng cô đơn, lẻ loi với chiếc máy tính lạnh lùng. Google và Facebook đều là trang web xã giao, tìm kiếm và tra cứu, là công cụ thực hiện giao diện giữa người với người, là sợi dây nối con người với con người. Nhưng tính ưu việt của Facebook là giao diện có tình người chứ không giao diện một cách lạnh lùng như Google. Bởi lẽ, trong Facebook con người là tối thượng.”

Một khách hàng nói: “Facebook đã cấp visa toàn cầu cho tôi. Tôi có thể tới bất kỳ nơi nào, nước nào, gặp gỡ trao đổi với những người và những địa chỉ tôi cần. Facebook đã trở thành trang web của toàn nhân loại”.

Tính đến ngày 15/1/2011 đã có tới 596 triệu người đăng ký vào Facebook và riêng ở Mỹ, có tới 147 triệu người đăng ký.

Mark Anderson, người sáng lập ra trang web Nescape hiện là Giám đốc điều hành của  Facebook  nói: “Mục tiêu hơn 500 triệu khách hàng đã đạt được.  Mục tiêu tiếp theo của Facebook là một tỉ khách hàng. Doanh thu quảng cáo của Facebook năm 2011 lên tới trên 4 tỉ USD, tăng hơn hai lần con số 1,8 tỉ USD của năm 2010”.

Facebook giờ đây đã trở thành mạng xã hội chẳng những cho khách hàng bình thường mà còn trở thành một diễn đàn của các chính khách. Vừa qua, Tổng thống Obama đã thân chinh tới trụ sở của Facebook tại Palo Alto ở California thăm và diễn thuyết trên mạng. Tháp tùng ông Obama có tới hơn 200 chính khách, hơn 500 chuyên gia, nhân viên công tác. Hàng chục vạn khán giả trên mạng cùng dự buổi trao đổi hơn một tiếng đồng hồ  với Zuckerberg tại trường quay về những vấn đề trọng đại của nước Mỹ hiện nay như  đường lối phát triển khoa học kỹ thuật, dự toán ngân sách, tình trạng thâm hụt ngân sách, vấn đề thất nghiệp, nợ công của Mỹ... đã làm uy tín của Facebook tăng lên ghê gớm.

Dư luận báo chí Mỹ viết: “Tổng thống Obama đã mặc bộ quần áo mới cho Facebook”. Trong thời gian tranh cử Tổng thống, một số ứng cử viên như Newt Gingrich từng sử dụng Facebook làm diễn đàn diễn thuyết, tranh cử của mình.

Tháng 5/2011 vừa qua khi là nước đăng cai Hội nghị thượng đỉnh G8, Tổng thống Pháp Sarkozy, tiếp đó là lãnh đạo G8 đều đã mời Facebook tới trao đổi về những vấn đề toàn cầu để phát trên mạng.

Facebook gần gũi, cởi mở, tình cảm với khách hàng bao nhiêu thì thách thức càng lớn bấy nhiêu đối với những người khổng lồ trong đó có Google.

Tuy nhiên, ít ai biết người sáng lập Facebook từng là một người lạnh lùng yếm thế.  Là người hướng nội, lúc nhỏ hầu như cậu bé Mark này chỉ rú rú ở trong nhà chứ không vui chơi cùng với trẻ con hàng xóm. Cậu bé rất ham môn lập trình cho máy tính, vì vậy năm 11 tuổi cha mẹ đã mời một gia sư lập trình tới dạy thêm cho cậu tại gia. Năng khiếu và tài năng lập trình của cậu được khơi dậy. Davis Newman, gia sư của Zuckerberg sau thời gian giảng dạy đã phát hiện thấy tài năng của cậu và phải thốt lên: “Cái đầu nhỏ này sẽ trở thành một cỗ máy vĩ đại!”. Lời tiên đoán của ông nay đã thành sự thực.

Năm 2002, Zuckerberg vào học Khoa tâm lý Đại học Harvard. Năm thứ hai, Zuckerberg cùng với ba sinh viên khác đang học năm thứ 3 lập trang web “Harvard Connection” chuyên giao diện, tìm kiếm, tra cứu. Vào một ngày cuối năm thứ hai đại học, Bill Gates - người sáng lập ra Microsoft - tới giao lưu với sinh viên. Sau khi nghe Bill Gates diễn thuyết, Zuckerberg đã xin thôi học để chuyên tâm vào xây dựng mạng riêng của mình và lấy tên là Facebook vào năm 2004. Năm 2005, mạng MTV của Mỹ xin mua lại Facebook với giá 75 triệu USD, nhưng Zuckerberg đã lập tức từ chối.

Nhân kỉ niệm 27 năm ngày sinh, Zuckerberg đã mua một ngôi nhà trị giá 7 triệu USD kết thúc 7 năm thuê nhà để sống. Nhân dịp này Mark Zuckerberg một lần nữa tái khẳng định quan niệm lập nghiệp của mình: “Con người là trung tâm của đạo doanh nghiệp. Thoát ly khỏi con người thì máy móc chỉ là máy móc và doanh nghiệp sẽ nhanh chóng lụi tàn. Hãy làm điều gì đó mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người”./.

Kiều Tỉnh

Chỉ 1% DN Việt Nam marketing qua mạng xã hội


Trong khi tới 54% các công ty quốc tế sử dụng các trang mạng xã hội như một công cụ marketing tuyệt vời thì tại Việt Nam, số doanh nghiệp này chỉ chiếm 1%, trong đó, chỉ có 0,4% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng Facebook và 0,07% dùng Youtube.
5.000 doanh nghiệp Việt dùng mạng xã hội

Kết quả nghiên cứu trên vừa được công bố tại hội thảo về Mạng xã hội cho các giám đốc Marketing do Trung tâm Pháp - Việt Đào tạo về Quản lý (CFVG) tổ chức tại Hà Nội sáng nay, 10/6/2011.

Công ty truyền thông Vinalink, đơn vị chủ trì cuộc khảo sát về ứng dụng mạng xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam cho hay, hiện có tới 53% người dùng Internet ở Việt Nam, tương đương với 15 triệu người, đang sử dụng ít nhất một mạng xã hội.

Cuộc nghiên cứu này cho thấy, số doanh nghiệp Việt sử dụng mạng xã hội vào marketing còn rất khiêm tốn. Cả nước có khoảng 500.000 doanh nghiệp tư nhân đăng ký thành lập đến nay và theo số liệu từ Tổng cục Thuế, số doanh nghiệp đang hoạt động có khoảng trên 350.000 doanh nghiệp.
 

Ông Hà Tuấn, Tổng Giám đốc Vinalink cho biết, 0,4% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng Facebook chỉ tương khoảng 2.000 doanh nghiệp. 0,07% doanh nghiệp dùng Youtube và khoảng 0,2% còn lại cho các mạng xã hội khác. Nếu tính tổng % sử dụng các mạng xã hội bao gồm cả diễn đàn, Blog thì con số doanh nghiệp ứng dụng kênh truyền thông này mới chỉ khoảng 1%, tức chỉ có 5.000 doanh nghiệp.

Trong khi đó, xu hướng sử dụng các trang mạng xã hội vào công việc bán hàng ở nước ngòai lại rất được coi trọng và phổ thông. Tại hội thảo này, Phó giáo sư trường IAE Paris Marc Divine đã dẫn ra kết quả một cuộc khảo sát do ông thực hiện đối với 200 công ty quốc tế như IBM, L'Oreal, Unilever về sử dụng mạng xã hội trong hoạt động tiếp thị.

Theo đó, có tới 54% trong số các công ty quốc tế này từ lâu đã sử dụng mạng xã hội làm công cụ marketing. Điều thú vị là, trang mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất không phải là Facebook mà lại là LinkedIn. Sau vị trí thứ hai của Facebook, đứng thứ ba là trang Viadeo, rồi đến Youtube, Twitter và đứng thứ sáu là Dailymotion.

Nói về lợi ích tuyệt vời của công cụ mạng này, Phó giáo sư đúc rút, các giám đốc marketing ngoài việc sử dụng các mạng xã hội để quảng bá thương hiệu, tạo hiệu ứng lan truyền , tìm kiếm khách hàng tiềm năng, v.v..., còn để thu thập phản hồi của khách hàng và tạo nên sự gắn kết với đội ngũ nhân viên hiện thời và thu hút các nhân viên tiềm năng.

Hàng triệu lượt truy cập cho một clip ấn tượng

Trên thực tế, tại Việt Nam đã có một vài ví dụ khá ấn tượng khi quảng cáo qua mạng xã hội. Ông Hà Tuấn liệt kê ví dụ như clip quảng cáo của Vinamilk trên Youtube thu hút tới 10 triệu lượt người xem, chiến dịch Pond trắng hồng của mỹ phẩm Pond vừa qua do Mai Văn Hương làm chủ clip cũng thu hút gần 500.000 view trên Zing.me trong vài tuần làm tiếp thị lan truyền.

"Nếu biết sử dụng đúng cách mạng xã hội, hiệu quả kinh doanh sẽ rất lớn", ông Hà Tuấn nói. Bởi khảo sát từ phía tác động tới hành vi mua sắm của người tiêu dùng, nghiên cứu của Vinalink cho biết có đến 35% số người dùng Internet ở Việt Nam từng tham khảo thông tin trên các diễn đàn và 25,5% từng xem thông tin từ bạn bè, fanpage, quảng cáo trên các mạng xã hội trước khi mua hàng hay dịch vụ.

Ông Hà Tuấn cho rằng: "Nếu biết phân khúc để đánh đúng đối tượng mục tiêu, việc sử dụng mạng xã hội không chỉ là bán hàng hay dịch vụ mà còn là phương tiện làm thương hiệu để kết hợp với các kênh khác tiếp cận tới mục tiêu. Tuy nhiên, quảng cáo các sản phẩm dịch vụ nên xác định cho khu vực thành thị và những người có thói quen sử dụng mạng xã hội".

Tổng Giám đốc Digimarketin, chị Lê Thúy Hạnh, cho hay, đa số các doanh nghiệp có thói quen truyền tải cùng một thông điệp trên các mạng xã hội khác nhau thay vì phát triển các hình thức truyền đạt riêng cho mỗi trang này. Trong khi đó, mỗi trang đều có những đặc tính riêng. Cái được chấp nhận ở Tumblr có thể bị coi là spam trên Facebook. Phong cách viết có hiệu quả với Twitter có thể thất bại trên FriendFeed".

"Vì thế, để tối đa hóa tác dụng của mạng xã hội, các doanh nghiệp nên truyền tải những thông điệp khác nhau trên các phương tiện khác nhau. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên giảm bớt các "tuyên bố chính thức" mà hướng sâu hơn vào các thông điệp mang tính cá nhân để tạo ra sự kết nối với khách hàng. ", bà Lê Thúy Hạnh lưu ý.

Theo Phạm Huyền
VEF

Doanh nghiệp Việt chưa sử dụng Facebook, Youtube nhiều


Có đến 35% người dùng Internet tại Việt Nam từng tham khảo thông tin từ Facebook, Youtube... trước khi sử dụng dịch vụ hay đi mua hàng. Nhưng chỉ 1% doanh nghiệp Việt Nam marketing qua những mạng xã hội này.

Theo nghiên cứu của Vinalink (một công ty chuyên về dịch vụ khảo sát, marketing trực tuyến), có đến 35% số người dùng Internet tại Việt Nam từng tham khảo thông tin trên forum và 25,5% từng xem thông tin từ bạn bè, fanpage, quảng cáo... trên các mạng xã hội trước khi mua hàng hay sử dụng dịch vụ.
Tuy nhiên, chỉ có 0,4% doanh nghiệp Việt Nam dùng Facebook (khoảng 2.000 doanh nghiệp) để quảng cáo; 0,07% dùng Youtube; và khoảng 0,2% còn lại dành cho các mạng xã hội khác. Có khoảng 5.000 doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội bao gồm cả forum, blog (chiếm 1%).
35% số người dùng Internet tại Việt Nam từng tham khảo thông tin doanh nghiệp từ Facebook, Youtube...
35% số người dùng Internet tại Việt Nam từng tham khảo thông tin doanh nghiệp từ Facebook, Youtube...
Trong khi đó, xu hướng sử dụng mạng xã hội để tiếp thị, bán hàng ở nước ngoài rất phổ biến. Phó giáo sư Marc Divine (trường IEA Paris) người có nhiều năm nghiên cứu về mạng xã hội, đã tiến hành khảo sát với 200 công ty quốc tế như IBM, L’Oreal, Unilever. Kết quả cho thấy, hơn một nửa trong số các công ty này đã sử dụng mạng xã hội làm công cụ trong hoạt động tiếp thị. Còn tại Mỹ có 70,3% doanh nghiệp dùng Facebook để quảng cáo, 58% dùng Linkedin, 40% dùng Twitter và 26,8% dùng Youtube.
Trong khi rất ít doanh nghiệp Việt dùng mạng xã hội để quảng bá thì những đơn vị từng sử dụng đã thu được kết quả khá tốt. Các clip quảng cáo của Vinamilk trên Youtube đã thu hút hơn 10 triệu lượt xem trong khi chi phí bỏ ra bằng không.
Ông Hà Tuấn, Giám đốc Vinalink nhận xét, nếu biết sử dụng đúng cách mạng xã hội, hiệu quả kinh doanh sẽ rất lớn. Việt Nam có đến 15 triệu người sử dụng Internet, và con số này sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai. Thông qua mạng xã hội, doanh nghiệp sẽ dễ dàng truyền tải thông tin sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng mục tiêu (có thể phân khúc theo độ tuổi, giới tính, trình độ...). Hơn nữa chi phí cho công tác truyền thông này rất thấp, dễ dàng đo lường hiệu quả. Một lợi thế của kênh truyền thông này là doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thu thập các thông tin phản hồi, dễ dàng tạo dựng nhóm khách hàng trung thành.
Khảo sát của Vinalink với các giám đốc marketing cho thấy, việc sử dụng mạng xã hội để quảng bá thương hiệu ngoài việc tạo được hiệu ứng lan truyền, tìm kiếm khách hàng... còn giúp gắn kết với đội ngũ nhân viên hiện thời và thu hút các ứng viên tiềm năng. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội nhằm truyền thông cũng có những bất lợi nhất định. Facebook là mạng phổ biến nhất hiện nay, phù hợp tiếp thị truyền thông nhưng có đến 80% người dùng cho rằng khó truy cập.
Theo ông Ngô Thanh, Giám đốc Mancom (một công ty về marketing trực tuyến), nhiều chủ doanh nghiệp có lứa tuổi khá cao, hơn 50% là trên 45 tuổi. Lứa tuổi này không những khá lạc hậu về công nghệ thông tin mà còn khá bảo thủ với những trào lưu mới. Các chủ doanh nghiệp này nhìn nhận mạng xã hội giống như giới trẻ - những người chưa được họ đặt lòng tin một cách đúng mức.
Trong suy nghĩ của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, thông tin trên mạng không mang tính chính thống, thiếu sự tin cậy so với các phương tiện truyền thông khác, như tivi, đài báo. Đây là những lý do mà doanh nghiệp Việt chưa thực sự coi mạng xã hội như một công cụ truyền thông hiệu quả, nhưng cũng là thiếu sót lớn của họ trong quá trình xây dựng thương hiệu, ông Thanh nhận xét.
Trái lại, những chủ doanh nghiệp trẻ lại rất nhanh nhạy trong vấn đề này. Thời gian gần đây, sản phẩm cơm kẹp (một dạng fastfood kiểu Việt) VietMac là một ví dụ điển hình. CEO của VietMac là người thuộc thế hệ 8X đã xây dựng thị trường và thương hiệu rất nhanh, chỉ thông qua mạng xã hội.
Ông Thanh cho biết, hơn 80% khách hàng của họ biết đến VietMac thông qua Facebook và các diễn đàn. Chỉ sau ba tháng, họ đã có thể nhượng quyền cho chính những thành viên của diễn đàn mà vị CEO này tham gia.
Chị Lê Thúy Hạnh, Tổng giám đốc Digimarketing bình luận, đa số các doanh nghiệp có thói quen truyền tải cùng một thông điệp trên các mạng xã hội khác nhau thay vì phát triển các hình thức truyền đạt riêng cho mỗi trang này. Trong khi đó, mỗi trang đều có những đặc tính riêng. Cái được chấp nhận ở Tumblr có thể bị coi là spam trên Facebook. Phong cách viết có hiệu quả với Twitter có thể thất bại trên FriendFeed. Vì thế, theo chị Hạnh, để tối đa hóa tác dụng của mạng xã hội, các doanh nghiệp nên truyền tải những thông điệp khác nhau trên các phương tiện khác nhau.
Một lời khuyên nữa mà chị đưa ra đối với mạng xã hội, là các doanh nghiệp nên giảm bớt các "tuyên bố chính thức" mà hướng sâu hơn vào các thông điệp mang tính cá nhân để tạo ra sự kết nối với khách hàng.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes