ADS 1

Showing posts with label amazon.com. Show all posts
Showing posts with label amazon.com. Show all posts

Infographic cơn sốt GangNam Style


Chắc giờ này thì đã có hàng trăm trieuẹ lượt xem bản chính video clip của PSY rồi, và hàng triệu lượt xem khác ở các video ăn theo. Đây thực sự là một sơn sốt trên toàn thé giới. Mình nghĩ có lẽ đệu nhảy ngựa này sẽ vượt qua cả thriller :D
Có thể nói, chỉ qua một đêm, Gangnam Style đã trở thành một trào lưu trên khắp thế giới. Tại sao cả thế giới lại mê mẩn vì Gangnam Style? Có nhiều lý do được đưa ra: Người thì cho rằng sự hài hước đã giúp Gangnam Style ăn điểm, người thì cho rằng khi họ xem MV, họ cảm thấy có một sự gần gũi và kết nối văn hóa.



Bài hát của Psy được lấy cảm hứng từ thành phố Gangnam – trung tâm kinh tế và văn hóa của Hàn Quốc. MV Gangnam Style đã mô phỏng một cách rất hài hước về vật chất và văn hóa tồn tại ở nơi đây. Dù khán giả nước ngoài không hiểu hết được lời bài hát nhưng ấn tượng về sự hài hước đã làm họ “khoái chí”. Trên Youtube, rất nhiều lời bình luận của fan nước ngoài cho thấy họ cực kì yêu thích điệu nhảy ngựa “kì cục” của ông chú Psy.

Một yếu tố nữa giúp Gangnam Style mê hoặc fan có lẽ là giai điệu điện tử bắt tai. Đây quả thực là một quyết định cực kì sáng suốt của Psy bởi âm nhạc điện tử hiện đang là mốt tại Bắc Mỹ và châu Âu. Một nhà phê bình âm nhạc nhận xét: “Sự độc đáo, âm nhạc hiện đại và bước nhảy đơn giản nhưng hài hước là quá đủ để mang lại tiếng cười cho khán giả nước ngoài”.



Cả thế giới phát cuồng vì điệu nhảy ngựa của Psy

Và có lẽ Gangnam Style sẽ khó “phủ sóng” rộng như vậy nếu không có chiến lược PR của nhà YG. Psy là một thành viên của gia đình YG Entertainment. YG Entertainment chính là một trong những công ty tiên phong giúp K-Pop vươn ra thế giới với các nhóm nhạc thần tượng như Big Bang và 2NE1. Ấn tượng tốt mà YG tạo được với khán giả nước ngoài cũng góp phần không nhỏ vào việc quảng bá hình ảnh và âm nhạc của Psy.

Dù không xuất hiện trên truyền hình Mỹ, nhưng YG đã phát hành Gangnam Style trên Twitter và Facebook chính thức của công ty cũng như trên Youtube. Chỉ với 3 kênh phát sóng này cũng đủ để đẩy mạnh sức lan tỏa của Psy rồi. YG thậm chí đã chỉ thị cho văn phòng công ty tại New York phải truyền bá virut Psy và Gangnam Style tại thị trường Mỹ.

Chỉ cần lên youtube và tìm GangNam Style bạn sẽ xem được vô vàn các video clip cover cực ấn tượng.



NGuồn : gik.vn

Các hình thức tấn công qua mạng xã hội facebook

Chắc hẳn bạn đã bị làm phiền, và có lẽ rất nhiều người đã bị lừa bởi những chiêu trò dưới đây, hãy biết tự bảo vệ mình để tránh khỏi những nguy cơ trên mạng xã hội nhé.


-Sự tin tưởng là một trong những điều được những kẻ tấn công quan tâm trên các mạng xã hội. 
-Có ba hình thức tấn công kinh điển trên các mạng xã hội: phát tán mã độc trá hình dưới các phần mềm hợp pháp, tải về plug-in chứa virus hay qua các bản surveys lừa đảo.
-Trên Facebook: Phát tán link độc, Like-Jaking, Comment-Jacking.
-Các ứng dụng không được lưu trữ trên máy chủ của Facebook. Đây là lí do để các apps là một trong những công cụ tấn công hữu hiệu của kẻ xấu.
Mới đây, hãng bảo mật hàng đầu thế giới Symantec đã chia sẻ với giới công nghệ về những hiểm họa đang “nhăm nhe” tấn công các mạng xã hội; đồng thời giới thiệu công cụ mới của phòng thí nghiệm Norton với tên gọi App Advisor sẽ giúp người dùng ngăn chặn những nguy cơ hiện hữu mỗi phút giây trên các mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter, Google+ …này.

Tại Hội thảo Đánh giá hằng năm của hãng bảo mật hàng đầu thế giới Symantec được tổ chức vào ngày 19/6 vừa qua, hãng đã công khai chi tiết một số “bí mật thép” đằng sau những hiểm họa hiện hữu từng giây phút trên các mạng xã hội như Twitter, Facebook, Google+, đồng thời cũng tiết lộ với mọi người về một dự án bảo vệ người dùng khỏi những nguy cơ đe dọa tiềm tàng như “bom nổ chậm” này!

Dự án này được tiến hành bởi Phòng thí nghiệm Norton với tên gọi hiện tại là Norton App Advisor (NAA). NAA kết hợp dữ liệu giữa phần mềm Safe Web của Norton với dữ liệu API mở của các mạng xã hội để giúp người dùng đánh giá về độ an toàn của các ứng dụng (apps) trên các mạng xã hội. Công cụ này sẽ ngăn chặn việc các ứng dụng độc hại thu thập dữ liệu về người dùng cũng như bạn bè của họ thông qua hoạt động của chính bản thân họ trên các mạng xã hội. Chính điều này được đại diện của Symantec coi như một trong những mối quan tâm lớn về an ninh mạng mà các mạng xã hội cần coi trọng.


Sự tin tưởng là một trong những điều được những kẻ tấn công quan tâm trên các mạng xã hội. Người dùng thường rất “dễ dãi” trong việc tiếp nhận thông tin từ bạn bè của họ thông qua các bài đăng, comment và đây chính là một trong những lỗ hổng được những kẻ tấn công mạng tận dụng, khai thác triệt để. Trên một thế giới “hư hư thực thực” như các mạng xã hội; rất khó khăn để phân biệt giữa những gì được gửi đến từ những người bạn của bạn; và những gì được mang tới từ những kẻ tấn công xảo quyệt”- Nishant Doshi, một trong những thành viên sáng lập nhóm phản ứng nhanh về bảo mật của Symantec nhận định. Ông giải thích rằng, những cuộc tấn công trên các mạng xã hội đa phần sẽ thành công bởi chúng xâm nhập nhanh và sâu vào các mạng xã hội - nói một cách hình tượng thì chẳng khác gì các chủng virus nguy hiểm cả. Những cuộc tấn công thường bắt đầu trên một quy mô nhỏ; nhưng tốc độ lan truyền của chúng rất nhanh.

Về cơ bản, có ba hình thức tấn công kinh điển trên các mạng xã hội. Thứ nhất, những kẻ tấn công phát tán các mã độc “trá hình” dưới các phần mềm hợp pháp và người dùng sẽ bị nhiễm các mã độc này khi “ngờ nghệch” tin theo và tải về các “phần mềm” này để sử dụng. 


Một mối đe dọa khác có thể xảy ra là việc mạng xã hội yêu cầu người dùng tải về các plug-in như Quick Time hay Flash; nhưng tất nhiên, đây chỉ là cái vỏ của các phần mềm độc hại. Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ “chiêu trò” này đã xảy ra cách đây vài ngày. Khi một video clip được chia sẻ trên Wall Facebook của người dùng; để xem được clip này, đôi khi họ được đề nghị phải tải về một YouTube Plugin. Núp dưới dạng Plugin của YouTube, virus lây nhiễm vào máy tính sẽ kiểm soát toàn bộ trình duyệt và mọi thông tin sử dụng trình duyệt mà nạn nhân không hề hay biết. Virus này còn lợi dụng tài khoản Facebook của nạn nhân để tiếp tục phát tán video clip trên Tường của bạn bè, lừa họ cài Plugin chứa virus như đã làm với chính nạn nhân. Việc phát tán mã độc theo cách như vậy tạo phản ứng dây chuyền theo cấp số nhân, khiến virus lây lan rất nhanh và để lại hậu quả không hề nhỏ.

Nguy cơ thứ ba mà Doshi đưa ra ở đây là các bản khảo sát (surveys) lừa đảo. Những kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu bạn điền đầy đủ các thông tin vào một bản khảo sát thông tin cá nhân-mà bạn thấy có vẻ như rất-hợp-pháp; nhưng trên thực tế, chúng sẽ đánh cắp dữ liệu cá nhân của bạn và sử dụng chúng vào những mục đích riêng của những kẻ tấn công. Rất ít người dùng mạng xã hội biết về điều này, hơn nữa, số người bị lừa còn tăng mạnh khi những kẻ tấn công gửi kèm theo bài khảo sát là một món quà nho nhỏ nếu bạn hoàn thành-tất nhiên với điều kiện là bạn phải cung cấp số điện thoại xác nhận và địa chỉ gửi quà cho chúng (để thâu tóm thông tin cá nhân của bạn một cách tối đa).

Theo Giám đốc quản lí sản phẩm của Norton, ông Gerry Egan, những bản khảo sát lừa đảo này sử dụng các biện pháp “marketing” đen để xuất hiện trên các mạng xã hội, thu thập thông tin cá nhân của người dùng và sau đó “chuyển” chúng thành tiền. “Nếu những kẻ tấn công tìm ra các cách lừa đảo hữu hiệu trên các mạng xã hội; trong một thời gian rất ngắn, việc lừa đảo người dùng có thể đi từ những giọt nước nhỏ li ti trở thành một trận lụt với sức càn quét của những con quái thú lớn”.



 
Rất nhiều cư dân mạng Việt Nam đã bị lừa trước thông tin nữ diễn viên phim cấp 3 Nhật Bản Maria Ozawa (ảnh trên) đến Việt Nam.

Trên Facebook, có ba hình thức tấn công phổ biến.

 Hình thức phát tán mã độc quen thuộc nhất có lẽ là việc chia sẻ các đường dẫn (link) tới một website kèm theo những lời mời chào hấp dẫn trên Wall của người dùng (được những kẻ lừa đảo thực hiện bằng tay hoặc phát tán bằng những công cụ tự động). Bằng việc tin theo những lời mời chào này và click vào liên kết, người dùng vô tình đã tạo điều kiện cho kẻ xấu đánh cắp thông tin tài khoản, thông tin cá nhân của mình kèm theo việc phát tán những status tương tự trên chính tường nhà mình cũng như của những người bạn bè có trong danh sách.

Hình thức tấn công thứ hai có tên gọi là “Like-Jacking”. Đây là hình thức lừa đảo mà trên tường nhà người dùng sẽ xuất hiện các liên kết dẫn họ tới một website yêu cầu phải trả lời một câu hỏi bảo mật dưới dạng các mã Captcha. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là một nút “Like” trá hình. Gõ lại mã Captcha này chính là người dùng đã nhấn vào một  nút “Like” trên Facebook, sau đó đăng tải lại chính link này lên Wall của nhà họ. Nếu những người bạn của họ cũng tin theo và click vào, họ cũng sẽ “dính chưởng”!


Hình thức thứ ba có tên Comment-Jaking, tương tự như Life-Jaking; trừ một điểm khác biệt là xuất hiện thêm một hộp comment phía dưới mã Captcha. Khi người dùng comment, mã độc sẽ tự động đăng các liên kết tương tự lên Wall để lừa bạn bè của họ. Những kẻ tấn công sẽ không chỉ sử dụng chính người dùng như một công cụ phát tán các link đen mà còn đổng thời lén lút đăng kí cho bạn sử dụng một dịch vụ phiền phức nào đó mà bạn không hề mong muốn. Egan nói “Đây chính là hai cú đấm trời giáng vào tài khoản Facebook của bạn”.

Trên Twitter, các liên kết độc hại sẽ được phát tán qua các tweets và phản hồi từ các người dùng khác. Doshi cho hay, những kẻ phát tán thư rác có thể đánh cắp thông tin đăng nhập Twitter của một người, và sau đó mạo danh họ gửi cho bạn bè những liên kết độc hại kèm theo những lời mời chào hấp dẫn. Còn Egan cho biết “Một số ứng dụng mang bề ngoài rất bình thường, hợp pháp nhưng thực chất lại là một công cụ hữu hiệu giúp kẻ tấn công cướp quyền sử dụng tài khoản của người dùng”.

Một vấn đề bảo mật nóng mà Egan chỉ ra ở đây, đó là các ứng dụng chạy trên Facebook không được lưu trữ trên máy chủ của mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Các ứng dụng này nằm ở bất cứ nơi nào mà nhà phát triển ứng dụng mong muốn. Đây chính là lí do khiến cho Facebook không thể tự quản lí được tất cả các ứng dụng xuất hiện trên mạng xã hội của mình; chính điều này khiến cho các ứng dụng-apps trên Facebook vẫn là một trong những công cụ tấn công hữu hiệu của những kẻ xấu trên mạng xã hội.

Tham khảo: CNET

Tại sao video Youtube dừng lại ở 301 lượt xem?

Bạn nhìn thấy lượt xem thường dừng tại con số 301 trong khi vẫn có hàng nghìn lượt Like. Tại sao thế nhỉ?
Nhiều thành viên thắc mắc rằng, tại sao clip được mình upload luôn dừng tại 301 lượt xem? Phải chăng hệ thống YouTube bị lỗi và nhà mạng lười khắc phục? Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn không phải vậy. Theo những người am hiểu, con số 301 giống như "điểm mắc kẹt", khi YouTube ngừng đếm view để tiến hành kiểm tra clip có sử dụng công cụ gian lận hay không.
 
YouTube đang trở thành kênh quảng bá và chia sẻ hiệu quả. Không ít thành viên muốn nổi tiếng nhanh chóng bằng phần mềm tăng view ảo. Trên lý thuyết, YouTube luôn đếm số lượt xem đến mức giới hạn 300. Nếu vượt qua con số này, nhà mạng sẽ tạm thời đóng băng bộ đếm và tìm hiểu các thông tin đáng ngờ. Một số dấu hiệu để nghi vấn như quá nhiều lượt xem đến từ địa chỉ IP duy nhất, tốc độ mà mọi người nhấp vào video của bạn... Thậm chí, YouTube quy ước lượt xem thực sự phải kéo dài trên 30 giây hoặc bằng 1/4 thời lượng clip.

 
 
Chỉ có 301 lượt xem nhưng rất nhiều Like.
 
Phương thức tính Like (hoặc Dislike) lại hoàn toàn khác. YouTube không hạn chế số lượng Like nên người dùng có thể nhấn tùy thích và chúng cập nhật ngay dưới đoạn phim. Bởi vậy, không ít clip chỉ có 301 lượt xem nhưng ghi nhận hàng nghìn lượt Like. Thời gian kiểm tra thường kéo dài vài giờ, thậm chí vài ngày tùy theo mức độ ưu tiên.
 
Trong quá khứ, YouTube từng yêu thích cột mốc 201 nhưng sau này thống nhất chọn 301. Cũng gặp trường hợp số lượt xem dừng tại con số 305, 306... chứ không phải 301 quen thuộc. Điều này do khi đếm view tới mức 299, hệ thống phát hiện nhiều người cùng nhấp xem nên YouTube vẫn chấp nhận cộng dồn trước khi đóng băng.

Những công trình chọc trời xuất sắc nhất thế giới

 (Zing) - Bốn tòa nhà ở 4 quốc gia Canada, Qatar, Australia và Italy Ủy ban nhà cao tầng và môi trường đô thị (CTBUH) đánh giá cao nhất trong năm nay.

Tòa Absolute Towers ở Mississauga, Canada trở thành công trình xuất sắc nhất ở châu Mỹ năm 2012.
Cụ thể 4 tòa nhà đó là Absolute Towers tại Mississauga (Canada) thuộc khu vực châu Mỹ, 1 Blight Street nằm ở Sydney thuộc khu vực châu Á và châu Úc, tòa Palazzo Lombardia tọa lạc tại Milan (Italy) thuộc khu vực châu Âu và Doha Tower ở Qatar nằm ở Trung Đông và châu Phi.
Vào ngày 18/10 tới sẽ vinh danh các công trình xuất sắc nhất của CTBUH tại Đại học Kỹ thuật Illinois (Mỹ). Giải thưởng này là kết quả đánh giá độc lập của các giám đốc điều hành các công trình về các dự án mới. Những công trình đoạt giải được tôn vinh vì những đóng góp về sự phát triển của nhà cao tầng, môi trường đô thị và sự bền vững trên diện rộng.
Năm nay CTBUH cũng trao giải thưởng thành tựu trọn đời của Helmut Jahn, kiến trúc sư nổi danh với những thiết kế đơn giản nhưng thanh lịch của ông.
Absolute Towers dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 8 năm nay với độ cao các các tháp thành viên là 179,5m và 158m.
Tòa 1 Bligh Street là công trình xuất sắc nhất châu Á và châu Úc. Tòa tháp 28 tầng này nằm giữa rất nhiều công trình và nằm ở trung tâm của khu vực thương mại Sydney.
Tòa 1 Blight Street là công trình cao nhất ở Australia có hệ thống thông gió tự nhiên.
Palazzo Lombardia (40 tầng) ở thành phố Milan là công trình xuất sắc nhất châu Âu. Đây là tòa nhà đầu tiên của Italy đoạt giải của CTBUH.
Ở khu vực Trung Đông và châu Phi, tòa tháp Doha tại Qatar giành giải xuất sắc nhất.
Ngoài gia, ban tổ chức còn nhiều giải thưởng khác. Tòa Al Bahar Towers ở Abu Dhabi giành giải công trình cao tầng sáng tạo nhất thế giới.
đỗ quyên
Theo Infonet.vn

Xem thêm : 

Cường dola hát mừng sinh nhật con trai


Anh này hát cũng hay đấy chứ, có tiền, có tài lẻ, có tình yêu,  
Đúng vào ngày sinh nhật của bé Subeo 2 tuổi, Cường Đô La đã dành tặng món quà bất ngờ cho con trai cưng của mình. Lần đầu tiên anh ấy khoe giọng hát trọn vẹn nhất trong một bài hát dành tặng riêng cho béSubeo.


“Mùa hè bất tận” - Bài hát chính thức của Euro 2012


(Dân trí) - Trong mỗi kỳ World Cup hay Euro, BTC giải đấu đều chọn ra bài hát có ý nghĩa để làm bài hát chính thức cho giải đấu hấp dẫn này. Và tại Euro 2012, ca khúc Endless Summer (Mùa hè bất tận) của ca sỹ Oceana được lựa chọn là bài hát chính thức.

Ca khúc “Mùa hè bất tận” mang nội dung truyền tài những nét văn hóa đặc trưng của hai quốc gia Ba Lan, Ukraine ra khắp thế giới. Đây là bài hát mang không khí đầy sôi động, phù hợp với một giải đấu hấp dẫn nhất châu lục.

Ban đầu, những bài hát như Until The Sun Goes Down, After Goal, Hold on cũng có tên trong danh sách ứng cử cho ca khúc chính thức Euro 2012, nhưng cuối cùng Endless Summer được lựa chọn cuối cùng do ý nghĩa sâu sắc của nó.


Ca sỹ thể hiện bài hát này là Oceana, một người Đức da màu nhưng lại có gốc ở Nam Mỹ. Việc một người da màu thể hiện bài hát chính thức Euro 2012 nhằm mang đến thông điệp kết nối con người trên khắp thế giới, đồng thời kêu gọi tất cả hãy từ bỏ nạn phân biệt chủng tộc vốn đang bùng phát ở Ba Lan-Ukraine.

Ăn mừng bàn thăng theo kểu Hollywood


Lấy cảm hứng từ những pha ăn mừng bàn thắng của các ngôi sao sân cỏ, một video được dựng với kỹ thuật đồ họa siêu việt chẳng khác nào một bộ phim "bom tấn" ở Hollywood, khiến người hâm mộ thực sự bất ngờ


Trong video sử dụng kỹ xảo dưới đây, Luis Nani đã thể hiện sức mạnh của một siêu nhân khi dùng chân đá bay đầu một chú robot. Cũng liên quan đến cảnh ăn mừng của các cầu thủ MU, tiền vệ Anderson đã dùng súng bắn hạ một cầu thủ đối phương. Cảnh hài hước nhất trong video trên là việc HLV Wenger phi ngựa ăn mừng sau khi học trò ghi bàn thắng. Ngoài ra, hình ảnh Ronaldo và Rooney có sức mạnh siêu nhân khi phun tia lửa, "bốc hỏa" cũng gây được chú ý.

Trên trang chia sẻ video trực tuyến Youtube, clip thu hút 50.000 lượt xem chỉ sau ít giờ "ra lò".

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes