ADS 1

Showing posts with label Giải trí. Show all posts
Showing posts with label Giải trí. Show all posts

Gặp nhau cuối năm 2012 - Táo Quân VTV

Gặp nhau cuối năm 2012 - Táo Quân VTV.
- Bộ Trưởng Đinh La Thăng, Phụ xe buýt bắt hành khách quỳ,Cháy xe Honda. 
- Hỏi Xoáy đáp xoay, cặp đôi hoàn hảo

bản cover cực ấn tượng của bé Vũ Song Vũ bài My heart will go on

Sốt mạng với “My heart will go on” của cậu bé 12 tuổi ở Hải Phòng
(Dân trí) - Ở tuổi 12 và không học chuyên tiếng Anh nhưng Vũ Song Vũ bất ngờ “nổi đình nổi đám” trên diễn đàn mạng ít ngày gần đây khi hát bài “My heart will go on” cực chuẩn.
Dù mới được đăng tải ít ngày trên youtube nhưng clip thể hiện bài “My heart will go on” của cậu bé sinh năm 1999, Vũ Song Vũ (tên thật Vũ Thành Vũ), đã nhanh chóng làm mưa làm gió trên các diễn đàn và mạng xã hội tại Việt Nam.

Song Vũ bất ngờ nổi đình nổi đám với bài "My heart will go on". (ảnh chụp clip)
Hiện đang học tại một trường cấp 2 thành phố Hải Phòng, không theo chuyên tiếng Anh mà chỉ học thêm ở một trung tâm ngoại ngữ nhưng Vũ lại hát đúng nhạc và đặc biệt là phát âm ca từ trong bài “My heart will go on” rất chuẩn.

Theo những tâm sự của cậu bé thì Vũ thu âm bài hát “cho vui” trong một lần sinh nhật và cũng muốn “có cái kỷ niệm” trước khi bước sang tuổi…dậy thì.

Và sự thể hiện của Vũ sớm nhận được lời ngợi khen từ phía cư dân mạng. Bạn quan1506 thốt lên: “Một trong những bản cover hay nhất mà mình từng nghe, một ca khúc khó nhưng câu bé đã hát rất hay và truyền cảm, nhất là những đoạn lên cao. Cố gắng lên nhé em, good luck”, hay “quá giỏi luôn, nghe giọng trong” của bạn nvban…

Dù có một số góp ý như “Cũng xin góp ý chân thành là một số chỗ bé cần sữa sai là chỗ phát âm cụm từ You're và we're, chỗ nối heart-and (chỗ này bé phát âm theo British English nhưng toàn bài lại là American English, nên chọn thống nhất để khỏi lộn qua lộn lại” của nickname daungoc nhưng nhiều thành viên mạng thậm chí còn cho rằng “12 tuổi phát âm kinh thật, quá hay...đúng là hơn Vpop” (ponynguyen87) hay “tiếng Anh của em ý ca sĩ VN tha hồ bái làm sư phụ” (tifanguyen).

Được biết ngoài ca khúc “My heart will go on”, Vũ cũng hứng khởi trình diễn một số bài hát khác như “Bà tôi” hay “Lòng mẹ” và nhận được sự tán thưởng của người thân, bạn bè.

L.T.T
(tổng hợp)

Các clip nhạc ấn tượng với doremon chế

Sau thành công của clip Mong ước kỷ niệm xưa. Gần đây một ca khúc đang rất hot hiện nay là Nỗi nhớ đấy vơi của Hồ Ngọc Hà và Noo phước thịnh cũng được truyền tay nhau với phiên bản clip doremon chế hoàn toàn mới .



Còn đây là clip Mong ước kỷ niệm xưa




Ca khúc yêu lại từ đầu - Khắc Việt


Ca khúc chính là anh

Độc đáo chiếc iPad làm bằng… đất sét


(Dân trí) - Tiện dụng và đầy đủ không thua kém một chiếc iPad thứ thiệt, nhưng đặc biệt lại rất… rẻ tiền, đó chính là ưu điểm của chiếc iPad làm bằng… đất sét.
Nếu nghĩ rằng chiếc iPad quá đắt tiền so với giá trị các linh kiện thực sự của nó, thì bạn có thể thay đổi lại suy nghĩ của mình với chiếc máy tính bảng iPad làm hoàn toàn bằng… đất sét.

Đoạn phim sử dụng kỹ thuật stop-motion (ghép nhiều hình ảnh liên tục) của một sinh viên nghệ thuật người Nga, cho thấy chiếc iPad làm hoàn toàn bằng chất liệu đất sét này không hề thua kém một chiếc iPad thật, đa điểm chạm, chạy được đầy đủ các ứng dụng… và đặc biệt rất rẻ tiền.

Cùng chiêm ngưỡng chiếc iPad độc này qua đoạn clip dưới đây:


Phạm Thế Quang Huy

Bí ẩn không xa lạ: Lịch sử vô tuyến truyền hình





Sự phát triển của công nghệ truyền hình có thể được thực hiện trên 2 phạm vi: các phát triển trên phương diện cơ học và điện tử học, và các phát triển hoàn toàn trên điện tử học. Sự phát triển thứ hai là nguồn gốc của các tivi hiện đại, nhưng những điều trên không thể thực hiện nếu không có sự phát hiện và sự thấu hiểu từ hệ thống cơ khí.

Một sinh viên người Đức Paul Gottlieb Nipkow đưa ra phát kiến hệ thống tivi cơ điện tử đầu tiên năm 1885. Thiết kế quay đĩa của Nipkow được xem là chuyển đổi hình ảnh thành các chấm điểm. Tuy nhiên, phải tới năm 1907, sự phát minh của công nghệ ống phóng đại mới giúp các thiết kế thành hiện thực. Trong thời điểm đó Constatin Perskyi đề xuất từ tivi trong một xuất bản tại Viện điện tử quốc tế ở Hội chợ Quốc tế ở Paris vào 25 tháng 8 năm 1900. Các xuất bản của Perskyi tóm tắt lại công nghệ cơ điện tử, đề cập đến thành quả của Nipkow và các đồng sự.

Năm 1911, Boris Rosing và học trò của ông Vladimir Kosma Zworykin thành công trong việc tạo ra hệ thống tivi sử dụng bộ phân hình gương để phát hình, theo Zworykin, "các hình rất thô" qua các dây tới ống điện tử Braun (ống cathode) trong đầu nhận. Các hình chuyển động là không thể, bởi vì bộ phân hình, có "độ nhạy cảm không đủ và các phân tử selen quá chậm". Rosing bị Stalin đày đến Arkhangelsk năm 1931 và qua đời năm 1933, nhưng Zworykin sau đó quay lại làm việc cho RCA để xây dựng tivi điện tử, thiết kế này sau đó bị phát hiện là vi phạm bản quyền của Philo Farnsworth, người đã công bố hệ thong phát hình đầu tiên từ năm 1928 trước đó.

Năm 1920, hai nhà khoa học Mỹ Charles Francis Jenkins và nhà khoa học Anh John Logie Baird đã tạo ra vật mẫu thành công đầu tiên của chiếc TV.
Năm 1927, một người Mỹ trẻ tuổi là Philo Taylor Farnsworth đã phát triển thành công phiên bản thương mại ống tia cực âm nhằm phát tín hiệu truyền hình điện tử và đây là bước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại.
Năm 1930, một vài tiêu chuẩn của công nghệ TV cùng xuất hiện và cạnh tranh để thống trị thị trường non trẻ này. Một trong những sản phẩm chiếm ưu thế là chiếc EMI-Marconi. Năm 1950 có thể chạy 25 khung hình trên một giây và khá phổ biến tại Anh. Một tiêu chuẩn TV khác có thể chạy 30 khung hình trên giây và chủ yếu phát triển tại Mỹ.
Chiếc TV thương mại thành công đầu tiên bắt đầu xuất hiện tại các showroom ở Mỹ vào đầu những năm 1950
Ngay khi nhận thấy nội dung trên TV có giá trị khai thác, các công ty lập tức lao vào chạy đua trong ngành truyền hình. Thực tế này dẫn đến sự cần thiết phải có quy định về tần số phát sóng của các kênh.
Sức mạnh của TV là việc phát trực tiếp những bước đi lịch sử của nhà du hành Mỹ Neil Amstrong trên mặt trăng, ngày 20/1/1969
Nỗ lực phát triển TV màu xuất hiện từ đầu những năm 1950 và chiếc đầu tiên được hãng RCA giới thiệu năm 1954. Nhưng phải đến những năm 1960 việc bán các TV màu mới bắt đầu sinh lợi. Tới năm 1974 thì TV màu đã trở thành biểu tượng cho các gia đình giàu có tại Mỹ.
Năm 1959, hãng Philco đưa vào thị trường chiếc TV chỉ có màn hình rộng 2 inch và có thể thu cả sóng radio
Năm 1980, ngành truyền hình Mỹ do 3 mạng lưới chính thống trị, trong khi khán giả tại các nước châu Âu và châu Á bị giới hạn trong các lựa chọn chương trình

Bí ẩn không xa lạ: Apple sức sáng tạo mãnh liệt



Sáng lập

Hai sáng lập viên của Apple là Steve Wozniak và Steve Jobs


Trước khi trở thành đồng sáng lập công ty Apple, Steve Wozniak đã từng là một kỹ sư điện tử và năm 1975 ông bắt đầu tham dự vào Homebrew Computer Club.

Vào thời điểm đó tổng quát chỉ có hai hãng xản xuất mikrocomputer-CPU là Intels 8080 giá 179$ và Motorolas 6800 giá 170$. Wozniak ưa chuộng phiên bản 6800, nhưng mà không có ý tưởng cho những sảm phẩm của họ. Vì vậy ông tự thỏa mãn bằng cách xem xét, học hỏi và thiết kế máy vi tính trên giấy, đến khi ông được lời khuyên cho một cái CPU. Đó là một ý tưởng xuất sắc nhất xảy ra cho thị trường máy tính.

Khi MOS Technologiescho ra sản phẩm nổi tiếng 6502 giá 25$ năm 1976. Wozniak đồng thời bắt đầu phát triển một ấn hành BASIC cho con chip này. Khi ông hoàn thành xong, ông bắt đầu thiết kế một chiếc máy vi tính, cho BASIC có thể chạy được. Phiên bản 6502 đã được thiết kế bởi nhiều người, họ cũng là người thiết kế phiên bản 6800, khi rất nhiều người ở Silicon Valley rời khỏi chỗ làm việc để được độc lập. Wozniaks trước bản vẽ máy vi tính yêu cầu chỉ một chút thay đổi mới có thể chạy được con chip mới này.

Ông hoàn thành xong bộ máy và đem nó theo hội nghị Homebrew Computer Club để trình bày hệ thống của mình. Ở đó ông gặp người bạn cũ là Steve Jobs, người rất thích thú về cơ hội buốn bán trong tương lai của những chiếc máy nhỏ này.

Clip Backstreet Boys tại Việt Nam - BSB in My Dinh

Cùng xem qua một vài màn trình diễn của Baskstreet Boys đêm qua:
Backstreet Boys 'đổ mồ hôi' cùng fan Sài thành
This is Us – ca khúc nằm trong album mới nhất của BSB cùng tên gọi. This is Us tour cũng nhằm quảng bá cho album này.
Trong trang phục được thiết kế bằng kim loại, cùng động tác vũ đạo dứt khoát, BSB quá tuyệt vời vớiLarger Than Life.
BSB và phong cách Pop - balad quen thuộc qua ca khúc Incomplete. Tại Hoa Kỳ, đây là một trong những đĩa đơn thành công cuối cùng của họ trong thập niên 2000.
BSB nhẹ nhàng với Bye Bye Love, cũng là một ca khúc nằm trong album This Is Us.
I want it that way – ca khúc gần gũi nhất với khán giả Việt. Có lẽ đây cũng là màn trình diễn nhận được nhiều sự ủng hộ từ người hâm mộ nhất.

PHƯƠNG GIANG
CLIP: TUẤN LỮ
Theo Bưu điện Việt Nam

Bonus thêm nữa này ^^ , tớ tìm trên youtube, bản HD nhé , cái này là clip ở Tp Hồ Chí Minh






Nữa này

 I want it that way


Internet dẫu hay nhưng không phải là tất cả, bạn nhé.

(VTC News) - Đôi khi chúng ta mải mê chạy theo công nghệ với các sản phẩm đời mới mà quên đi những giá trị đích thực của cuộc sống. Đoạn clip ngắn dưới đây mang thông điệp gửi tới tất cả mọi người: đừng bỏ lỡ những khoảnh khắc vô giá của cuộc sống, đôi khi chúng ta phải ngừng kết nối để tạo lập một kết nối khác.

Hãy biết ngừng kết nối 

Cá duyệt binh

Cá duyệt binh

Các tổ chức bảo vệ động vật chỉ trích một nhà ảo thuật sau khi anh này điều khiển đàn cá cảnh bơi theo đội hình trước sự chứng kiến của hàng trăm triệu khán giả truyền hình.

6 con cá vàng bơi theo đội hình
6 con cá vàng bơi theo đội hình trong màn biểu diễn của Fu Yandong. Ảnh: CCTV.
Màn đồng diễn của cá vàng do ảo thuật gia Fu Yandong thực hiện được phát sóng trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc từ đầu tháng 2, AFP cho hay. Trong màn biểu diễn, 6 con cá cảnh trong bể kính bơi thành đội hình theo mệnh lệnh của Fu.
Vài trăm triệu người xem màn biểu diễn của Fu trên chương trình Lễ hội Mùa xuân, một trong những chương trình thu hút lượng độc giả lớn nhất của đài truyền hình trung ương.
Các tổ chức bảo vệ động vật cho rằng Fu cấy nam châm vào cơ thể cá hoặc bắt chúng nuốt nam châm vào bụng để anh có thể kéo chúng bằng cục sắt hoặc nam châm lớn dưới đáy bể. Họ coi đó là hành động tàn nhẫn đối với động vật.
Fu chưa bao giờ tiết lộ bí mật về màn biểu diễn.
“Những con cá của tôi sống hạnh phúc”, anh viết trên blog.


Gala cười 2011 - Tự Long, Xuân Bắc, Công Lý, Quang Thắng (Ôi quê tôi - Bà tôi)



Xem thêm các tiểu phẩm khác tại 
Tiểu phẩm: Ôi quê tôi – Bà tôi
Gala cười 2011.
Biểu diễn: Tự Long, Xuân Bắc, Công Lý, Quang Thắng
Bốn nghệ sĩ hài Xuân Bắc, Tự Long, Công Lý, Quang Thắng với bài hát “Ôi quê tôi” đặt lời mới sẽ là một trong những tiết mục “đắt” nhất của chương trình.
Bên cạnh các bài hát về mùa xuân thể hiện bởi các ca sĩ Hoàng Hải, Ngọc Anh, đặc biệt, Gala Cười 2011 còn có sự tái xuất của ban nhạc “Những chiếc ê ke” gồm bốn nghệ sĩ hài Xuân Bắc, Tự Long, Công Lý, Quang Thắng.
Vốn đã rất thành công với bài hát “Bà tôi” (nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến), lần này các nghệ sĩ lại tiếp tục gửi đến khán giả một bài hát cũng mang âm hưởng dân gian là “Ôi quê tôi” (nhạc sĩ Lê Minh Sơn). Từ bài hát này, người xem sẽ được chứng kiến các nghệ sĩ đặt lời mới để phản ánh về một số vấn đề thời sự, xã hội hiện nay, trải từ quê lên phố.
Gala Cười 2011 đánh dấu sự trở lại của ban nhạc “tứ hài hội tụ” đã từng rất thành công với nhạc phẩm “Bà tôi” – đặt lời mới từ bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến. Lần này, bài hát được ban nhạc chọn để gửi tới khán giả là “Ôi quê tôi” của nhạc sĩ Lê Minh Sơn.

Tác phẩm tranh 3D như thật luôn

Mới đây, trên một con đường của phố Trùng Khánh, Trung Quốc xuất hiện một tác phẩm tranh 3D có kích thước khổng lồ, bức tranh 3D này có diện tích lên tới 892,15 mét vuông và là tác phẩm của nghệ sĩ Qi Xinghua.



Hoành tráng chưa nè...

Tác phẩm tuyệt vời này có tên “Shimen Xiagu” và có chiều dài 32,2m, chiều rộng 23,3m, bức tường trong tác phẩm này cao 6,09m. Bức tranh hiện đã lập kỷ lục Guinness cho tác phẩm tranh 3D lớn nhất thế giới.


Pose ảnh trên "chiếc dây"

Nghệ sĩ Qi Xinghua đã mất 1 tháng để hoàn thành tác phẩm. Bức tranh 3D khổng lồ này khiến người ta phải choáng váng vì độ “khủng” của nó, nếu bạn được có mặt tại đây thì sẽ được tận hưởng cảm giác sống trong 1 thế giới 3D hết sức thú vị.


Thử cảm giác đi trên dây nào.

Tác phẩm 3D của nghệ sĩ Qi Xinghua còn có tên khác là “Lions Gate Gorge”. Nghệ sĩ Qi Xinghua cũng đã từng lập kỷ lục với bức tranh có kích thước 535,3 mét vuông.


Bản phác thảo tác phẩm.

Nghệ sĩ Qi Xinghua đang thực hiện tác phẩm của mình.

Gặp nhau cuối năm 2011 [ bản full ][MV]Táo quân 2011-Táo idol 1 link duy nhất.

Táo Quân 2011 Bản full - youtube



Đây là phiên bản chính thức được phát sóng trên truyền hình Việt Nam dịp tết này, anh em download về rồi xem thôi 

Để đáp ứng đông đảo khán giả có mong muốn xem Táo quân trực tiếp, ban tổ chức chương trình "Gặp nhau cuối năm" đã quyết định phát hành vé mời cho khán giả đến xem trong ba buổi vào các tối 22, 23 và 24 tháng 1. Đêm diễn tối 22 là đêm tổng duyệt, không quay hình, còn hai đêm còn lại có ghi hình phục vụ phát sóng đêm giao thừa (tức tối mùng 2/2 dương lịch).

Không như mọi năm, lượng các Táo có vẻ hùng hậu hơn, năm nay chỉ có sự xuất hiện của 6 Táo lên trầu - tham gia cuộc thi "Táo Idol" được nhái cuộc thi "Vietnam Idol" đã gây được làn sóng dư luận trong thời gian qua. "Táo quân 2011" vẫn quy tụ những cây hài nổi tiếng đã gắn bó với Táo quân từ xưa đến nay như Quốc Khánh (Ngọc Hoàng), Xuân Bắc (Nam Tào), Công Lý (Bắc Đẩu), Chí Trung (Táo Giao thông), Vân Dung (Táo Điện lực), Quang Thắng (Táo Kinh tế), Hiệp Gà (Táo Quy hoạch), Tự Long (Táo Văn hóa xã hội), Thành Trung (Táo dân - đại diện cho nhân dân dưới hạ giới)...

Mời độc giả xem Táo Quân 2011 qua ảnh:




Giống Táo quân 2010, Bắc Đẩu xuất hiện thật bất ngờ, từ trên không trung cùng với 
những cử chỉ và điệu bộ khá mềm mại và yểu điệu



Ngoài cùng là Nam Tào lém lỉnh, đến Bắc Đẩu chua ngoa và cuối cùng Ngọc Hoàng
 điềm tĩnh, ít nói



Táo Giao Thông là người thi "Táo Idol" đầu tiên, Thông bị Nam Tào và Bắc Đẩu "đập"
 cho tơi tả vì những vấn đề nhức nhối của Giao thông trong năm qua chưa được xử lý triệt để



Như việc đưa người tham gia giao thông vào bẫy và phạt vô tội vạ, phí phạt nhưng đưa
 vào ngân khố chẳng bao nhiêu vì xử lý nhanh - gọn - lẹ theo phương thức 50 - 50 với người tham gia giao thông bằng cách chui và không có hóa đơn nộp phạt



Một số vấn đề được đưa ra mổ xẻ và nhấn mạnh đó là việc bỏ bê xây cầu khiến cho người 
dân khổ sở phải leo dây đưa con đi học; đường xá mới xây xong thì xuất hiện hố tử thần. Số người chết vì tham gia giao thông trung bình là 30 người chết một ngày; Táo Giao Thông kêu gọi nhận thức của người tham gia giao thông cần được nâng cao. Táo Giao Thông tham gia phần thi tài năng bằng bài hát "Da Nâu" đình đám.



Trước khi vào thi, Táo Điện lực hối lộ ban giám khảo (Ngọc Hoàng - Nam Tào - Bắc
 Đẩu) ba phiếu thẻ cào điện (có thể cào ra mã số và nhập vào công tơ rồi dùng) dùng khi bị mất điện.



Phần thi tài năng của Táo Điện lực bao gồm việc đốn rừng đầu nguồn làm thủy điện, 
cắt điện luân phiên...



Táo Điện lực bị đưa ra mổ xẻ bởi những vấn đề nhức nhối bấy lâu nay là việc cắt điện
 tùy hứng, thích lúc nào cắt lúc đấy mà không báo trước. Chỗ nào kêu to, cắt, chỗ nào phàn nàn càng cắt để cho nhớ đời. 


Vấn đề độc quyền được nhấn mạnh bởi việc
 cắt điện ảnh hưởng đến doanh nghiệp (ví dụ hàng đông lạnh bị mất điện là đem ra bón cây), bệnh viện (đang mổ cho bệnh nhân mà bị mất điện là... bó tay) cho đến hộ cá nhân.



Táo Kinh Tế thể hiện rằng gia đình có điều kiện nên thích chi gì là chi nấy, thích tâng gì là
 tâng nấy. Táo Kinh Tế nhảy tango với Nam Tào.



Rồi đến Bắc Đẩu nhưng làm cho Đẩu bị ngã sõng soài. Sau đó Đẩu tham gia trò chơi
 với Tế và bị treo lên cao mà không được cho xuống bởi Tế không học câu thần chú cho xuống. Vấn đề của kinh tế 2010 được đem ra bàn luận là Nước, dầu, xăng, vàng đô la... tất cả đều tăng đến 2, 3, 4 lần nhưng Lương thì dậm chân tại chỗ, hay gọi là giảm.



Táo Quy Hoạch đam mê nghệ thuật đương đại cùng với những điệu nhảy ma quái, khó
 hiểu, giật đùng đùng như người điên.



Cách ví von của táo quy hoạch là việc quy hoạch giống Nghệ thuật đương đại, rất khó
 để cho mọi người hiểu được cũng như việc cấp phép cho xây dựng một căn nhà 4 tầng, mặt tiền 10m nhưng chiều sâu chỉ ó 35cm.



Táo Văn hóa - xã hội thể hiện tài năng sáng tác thơ văn, am hiểu nhiều vấn đề. Nhưng
 Táo VH-XH bị đem ra trách móc về vấn đề một số tờ báo mạng giật tít quá xa với nội dung, việc bảo mẫu ngược đãi trẻ nhỏ, học sinh đánh nhau và bạn bè ngang nhiên quay rồi tung lên mạng...



Táo Dân được Thiên Lôi đưa lén lên Thiên đình, anh mặc áo của Táo và được Ngọc
 Hoàng đặc cách thi tài năng bình đẳng như các Táo khác. Táo dân thể hiện bản lĩnh biết chịu đựng và vượt qua mọi khó khăn của đời sống thông qua, mỗi khó khăn của mỗi khía cạnh cuộc sống hình tượng hóa qua từng đinh sắt đâm xuyên qua chiếc hộp đen anh ngồi vào mà không hề hấn gì, thể hiện Táo Dân là người xuất sắc nhất. Xứng đáng làm Táo Idol.


Link Megashare:

Code:
http://share.megaplus.vn/dl.php/2951596 
Link Mediafile: 

Code:
http://www.mediafire.com/?9jssjud53s7m1 
==> Link no passworld!

Code:
http://www.mediafire.com/?y1yg1s53mes47 
==> pass: softvnn.com

Link Mega 1280:


Code:
http://mega.1280.com/folder/FHMVG2AQ33

Anbum trọng tấn - Rặng trâm Bầu

Rặng Trâm Bầu - Trọng Tấn

Rặng Trâm Bầu - Trọng Tấn

Lượt nghe: 178
Năm phát hành: 1992
Bài hát: 12

Giới thiệu: “Rặng trâm bầu” là album thứ 2 của ca sĩ Trọng Tấn tiếp nối thành công của album đầu tiên “Tiếng đàn bầu”. Album tập hợp những ca khúc trữ tình cách mạng được thể hiện nồng nàn qua giọng hát điêu luyện Trọng Tấn.

Bí ẩn không xa lạ- sự ra đời của các cỗ máy - Máy khâu


Bí ẩn không xa lạ- sự ra đời của các cỗ máy - Máy khâu




Câu chuyện bắt đầu từ năm 1755 ở London. Một di dân người Đức tên là Charles Weisenthal chế tạo chiếc kim đầu tiên dành cho máy khâu và đã nhận bằng sáng chế cho phát minh này. Tuy nhiên, không ai biết chiếc kim đã được sử dụng cho loại máy nào, vì 34 năm sau, chiếc máy khâu đầu tiên của nhân loại mới ra đời.

Sản phẩm do công dân Anh tên Thomas Saint chế tạo là một chiếc máy bấm lỗ. Nhờ có những lỗ này, người thợ may có thể xuyên chỉ qua khâu đính vải, da dễ dàng. Nhiều người cho rằng sản phẩm của Saint đã đặt nền tảng cho nhiều loại máy khâu cải tiến sau này, nếu không có lẽ giờ này con người vẫn đang may tay.

Đầu thế kỷ 19, Madersperger, một thợ may người Australia, chế tạo hàng loạt máy khâu, mỗi chiếc thực hiện một thao tác khác nhau. Ông nhận được bằng sáng chế cho nỗ lực của mình. Sau khi nhận được bằng, ông vẫn không ngừng làm việc để chế tạo những chiếc máy khác tiện dụng hơn. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó, Josef chết vì bệnh và nghèo đói.

Năm 1918, hai người Mỹ tên là John Adam Doge và John Knowles chế tạo ra một chiếc máy khâu có thể thực hiện được những đường may ngắn. Nhân vật nổi cộm trong danh sách những người chế tạo ra máy khâu còn có Barthelemy Thimonnier, người được chính phủ Pháp trao bằng sáng chế vào năm 1830. Chiếc may khâu của Thimonnier phần lớn được làm bằng gỗ nhưng cho phép người thợ may có thể thực hiện nhiều thao tác. Không giống như những người đã chế tạo ra máy khâu trước đây, Thimonnier chỉ thích làm ăn lớn. Vì vậy, ông đã thuyết phục quân đội Pháp thành lập một xưởng may chuyên may quân phục. Gần 10 năm phục vụ trong quân đội, ông có trong tay hơn 80 chiếc máy khâu. Cơ sở của ông ngày càng phát đạt và tạo được tiếng vang lớn trong ngành may. Điều này đồng thời đã "hất đổ chén cơm" của giới thợ may tại Paris. Những người này lo sợ rằng nếu Thimonnier quá thành công, họ sẽ bị thất nghiệp. Vì vậy, vào một đêm tối trời, một toán thợ may cuồng nộ ở Paris đã kéo đến xưởng may của Thimonnier, đập phá tan tành mọi tài sản ở đây. Thimonnier may mắn trốn thoát. Nhờ sự giúp đỡ của quân đội Pháp, một thời gian sau, Thimonnier thành lập lại xưởng may khác, định dần dần gây dựng lại sự nghiệp. Biết tin, nhóm thợ may lại đến quậy phá. Lần này do trong nước có nhiều biến loạn về chính trị, nên quân đội không còn quan tâm tới Thimonnier nữa. Ông đành mang theo một chiếc máy khâu nguyên vẹn trốn sang Anh.

Thimonnier là người đầu tiên đưa máy khâu vào ứng dụng sản xuất với quy mô lớn và là người chủ xưởng may quân đội đầu tiên trên thế giới. Sau này ở Anh, Thimonnier còn chế tạo máy khâu với mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, dù đã nỗ lực bằng nhiều cách, Thimonnier vẫn có cuộc sống cuối đời hết sức nghèo khổ và chết trong một ngôi nhà tồi tàn ở Anh.

Năm 1933, chiếc máy khâu đầu tiên cho phép người thợ may không phải qua các công đoạn may tay ra đời. Đây là tác phẩm của một người Mỹ tên Walter Hunt. Tương truyền, Walter đã chế tạo ra chiếc máy này vài năm trước khi nó được đưa vào ứng dụng, vì ông không sao tìm ra chiếc kim thích hợp. Bao nhiêu kim đưa vào máy đều bị gãy. Một đêm, Walter mơ thấy mình đi lạc vào một khu rừng, bị thổ dân da đỏ bắt và bị trói chặt, đưa ra một bãi đất trống và xô ngã xuống đấy, mặt ngửa lên trời. Một thổ dân da đỏ hung tợn từ từ tiến lại, giơ cao chiếc giáo trên tay, đâm vào cổ tội nhân. Trong giờ phút "thập tử nhất sinh", vì quá sợ hãi, Walter bừng tỉnh, vùng dậy và ông chợt hiểu ra chiếc kim khâu phải có hình dáng giống như chiếc giáo của người thổ dân da đỏ trong mơ. Nhiều người tôn vinh Walter là ông tổ của những máy khâu hiện đại.

Đầu thập niên 1840, một nông dân ở bang Massachusetts (Mỹ) chế tạo ra một chiếc máy khâu cho phép người thợ may hoàn toàn làm việc bằng máy (trừ làm khuy, đơm nút...). Howe, tên người nông dân ấy, kỳ vọng tác phẩm sẽ mang đến cho anh sự đổi đời, nên năm 1985, khi công bố nó, anh không ngần ngại chi thêm tiền cho các cuộc quảng cáo, triển lãm. Nhưng vào thời điểm ấy, người Mỹ chưa thực sự quan tâm đến may khâu nên Howe không bán được chiếc nào. Thất vọng và mắc nợ, Howe gửi đến cho anh trai mình là Amasa đang sống ở Anh một chiếc máy khâu, hy vọng bên kia bờ Đại Tây Dương, nó sẽ được đối xử công bằng hơn. Amasa đã tìm được cho em thị trường béo bở ở Anh, ngoài ra còn thu hút được sự chú ý của một ông chủ hãng may đồ lót tên là William Thomas nổi tiếng. Ông này hứa dẫn đường cho Howe sang Anh để phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, sự hợp tác không thuận buồm xuôi gió nên vài năm sau, Howe bỏ về Mỹ. Về đến Mỹ, Howe ngạc nhiên vì thị trường máy khâu ở đây đã hết sức rầm rộ. Các hãng máy may lớn có đến hàng chục, trong đó nổi bật nhất là Singer. Kiểu dáng máy khâu của các hãng này đều lặp lại theo mô hình máy khâu của Howe. Vì vậy, những cuộc kiện tụng xảy ra và kéo dài đến khi các hãng may lớn gồm Wheeler & Wilson, Grover & Baker liên kết kinh doanh, trên phương thức hùn vốn và bảo vệ sản phẩm độc quyền của mình. Tuy Singer không có công chế tạo máy khâu nhưng lại có công đưa máy khâu vào thị trường và biến chúng thành những sản phẩm không thể thiếu được đối với cuộc sống con người.

Singer và Howe sống như những tỷ phú cho đến cuối đời.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes