ADS 1

Showing posts with label E - Brand. Show all posts
Showing posts with label E - Brand. Show all posts

10 thương hiệu đắt giá nhất hành tinh

Cac thuong hieu dat gia nhat the gioi

Thương hiệu Apple từ bậc 20 năm ngoái vọt lên vị trí số 8 của năm nay.
Hãng nghiên cứu tài chính BrandFinance mới đây đã công bố bảng xếp hạng 500 thương hiệu giá trị nhất trên thế giới. Trong đó, thương hiệu Google từ vị trí thứ hai năm ngoái vượt lên dẫn đầu, với giá trị đạt hơn 44,29 tỷ USD, tăng 8,1 tỷ so với mức xếp hạng của năm 2010.

Với kết quả này, "gã tìm kiếm trực tuyến khổng lồ" Google đã vượt qua các đại gia khác như Microsoft hay Apple để trở thành thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Theo BrandFinance, thương hiệu của Google được đánh giá cao vì các dịch vụ của hãng được nhiều người sử dụng.

Kết quả xếp hạng giá trị thương hiệu của BrandFinance được công bố dựa trên tình hình tài chính và thu nhập của các công ty. Số liệu mà BrandFinance sử dụng để sắp xếp thứ hạng các thương hiệu của năm 2011 được tính đến hết ngày 31/21/2010.

Đáng chú ý trong xếp hạng năm nay, hãng phần mềm lớn nhất thế giới, Microsoft, từ vị trí thứ 5 của năm ngoái vượt lên thứ hạng 2, với giá trị thương hiệu đạt 42,8 tỷ USD. Hãng bán lẻ Wal-Mart tụt xuống bậc 3 từ hạng 1 của năm ngoái.

Dưới đây là xếp hạng 10 thương hiệu giá trị nhất:

1. Google:


Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 2
Giá trị thương hiệu năm 2011: 44,294 tỷ USD
Giá trị thương hiệu năm 2010: 36,191 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 143,016 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 159,970 tỷ USD

2. Microsoft


Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 5
Giá trị thương hiệu năm 2011: 42,805 tỷ USD
Giá trị thương hiệu năm 2010: 33,605 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 165,724 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 199,989 tỷ USD

3. Wal-Mart


Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 1
Giá trị thương hiệu năm 2011: 36,220 tỷ USD
Giá trị thương hiệu năm 2010: 341,365 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 154,324 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 190,803 tỷ USD

4. IBM


Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 4
Giá trị thương hiệu năm 2011: 36,157 tỷ USD
Giá trị thương hiệu năm 2010: 33,706 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 189,717 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 180,027 tỷ USD

5. Vodafone


Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 7
Giá trị thương hiệu năm 2011: 30,674 tỷ USD
Giá trị thương hiệu năm 2010: 28,995 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 192,455 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 178,603 tỷ USD

6. Bank of America


Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 12
Giá trị thương hiệu năm 2011: 30,619 tỷ USD
Giá trị thương hiệu năm 2010: 26,074 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 120,195 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 111,754 tỷ USD

7. GE

Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 6
Giá trị thương hiệu năm 2011: 30,504 tỷ USD
Giá trị thương hiệu năm 2010: 31,909 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 475,066 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 528,712 tỷ USD

8. Apple


Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 20
Giá trị thương hiệu năm 2011: 29,543 tỷ USD
Giá trị thương hiệu năm 2010: 19,829 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 244,381 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 156,416 tỷ USD

9. Wells Fargo


Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 15
Giá trị thương hiệu năm 2011: 28,944 tỷ USD
Giá trị thương hiệu năm 2010: 21,916 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 136,069 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 131,225 tỷ USD

10. AT&T


Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 11
Giá trị thương hiệu năm 2011: 28,884 tỷ USD
Giá trị thương hiệu năm 2010: 26,585 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 235,987 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 229,792 tỷ USD

(Theo VNeconomy)

Tự làm hoen ố thương hiệu

Tự làm hoen ố thương hiệu
Nhiều doanh nghiệp tin rằng khi thiết lập được một thương hiệu mạnh, có thể vô tư mở rộng sản xuất, kinh doanh đa ngành. Kết quả là, nhiều thương hiệu đã lãnh hậu quả nặng nề - hình ảnh công ty bị hoen ố.
Ở Mỹ, 7-Up đã phải trả giá bằng một nửa thị phần của họ khi thêm vào những biến thể của thương hiệu như 7-Up Gold. “Không hề thay đổi, thương hiệu dẫn đầu thị trường là thương hiệu không có dòng sản phẩm mở rộng”, Jack Trout - chuyên gia marketting xác định.
Nhưng dù sao, nếu việc mở rộng được thực hiện chính xác, nó có thể hoạt động. Ví dụ như trường hợp Diet Coke của Coca-Cola được tung ra thị trường vào năm 1982. Ngày nay đó vẫn là một loại nước uống thông dụng thứ ba trên thị trường với doanh số hơn một tỷ đôla mỗi năm. Dao cạo Gillette và kem cạo râu là một ví dụ rõ ràng nữa về sự thành công của việc mở rộng thương hiệu. Nhưng một khi, công ty không hiểu thấu những căn bản thực sự thương hiệu của họ, kết quả sẽ là thảm họa.
Dĩ nhiên, lý do để mở rộng thương hiệu là khá rõ ràng. Khi một công ty đã chi phối một thị trường với một sản phẩm, họ có hai lựa chọn để phát triển. Họ có thể mở rộng đến một thị trường mới hoặc tung ra một sản phẩm mới. Nếu họ có chọn lựa thứ hai thì có những lý do kinh tế để sử dụng cùng một thương hiệu. Hơn nữa, việc mở rộng có kết quả tức thì trong nhận thức của người tiêu dùng, chi phí cho quảng cáo ít (không phải chi phối nhận thức về cái tên) và gia tăng tính nhận biết của thương hiệu chủ. Chi phí càng được tiết kiệm một khi sản phẩm mới có thể dùng cùng một hệ thống phân phối như sản phẩm nguyên thủy.
Còn có những ví dụ về thành công của việc mở rộng thương hiệu khác nữa đã khuyến khích những thương hiệu khác đi theo cùng một con đường. Trong những thương hiệu này, Virgin là trường hợp điển hình nhất. Mặc dù Virgin đã từng chứng tỏ thành công trên nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau hơn hẳn những thương hiệu khác, nhưng với Virgin Cola, họ đã thực sự thất bại. Virgin đã xây dựng danh tiếng của mình như một nhà vô địch về hàng tiêu dùng, thâm nhập vào những thị trường quan trọng khác nhau mà không hề làm tổn hại đến đặc trưng thương hiệu của họ. Nhận thức của người tiêu dùng cũng được thống nhất bởi chính tự thân đầy sức thuyết phục của Richard Branson. Nghĩ về Virgin và rồi bạn sẽ nghĩ về Branson. Vì vậy trong lúc những cung ứng dịch vụ và sản phẩm của Virgin luôn mở rộng nhưng đặc trưng thương hiệu của họ vẫn rõ ràng.
Hầu hết các thương hiệu khác đều không có được sự ứng dụng rộng rãi này. Ví dụ như Volvo xây dựng thương hiệu của mình quanh tính ‘an toàn’. Nếu một lúc nào đó họ sản xuất ra một chiếc xe không có những túi hơi an toàn, họ đã đi ngược lại với đặc trưng thương hiệu đã được thiết lập của họ.
Ngày nay, bất kể đến những nguy hiểm tiềm ẩn, việc mở rộng thương hiệu vẫn được dùng phổ biến. Chín trên mười sản phẩm tạp hóa là thuộc dòng sản phẩm mở rộng. Hãy xét đến thị trường bia chẳng hạn. Những người Mỹ uống bia của 25 năm trước chỉ phải chọn lựa một trong ba thương hiệu chính - Miller, Coors và Budweiser. Có hơn 30 biến thể khác nhau của ba thương hiệu này mà số lượng người uống bia hầu như vẫn không thay đổi.
Hầu hết những thương hiệu đã mở rộng thành công đều là chuyển sang các chủng loại sản phẩm có liên quan. Coca-Cola đã thành công lớn khi tung ra Diet Cola, nhưng họ đã không mấy thành công khi tung ra thị trường thương hiệu quần áo của họ. Gillette thường được tôn vinh như một mẫu hình lớn về mở rộng thương hiệu. Họ chuyển dần từ bán dao cạo râu sang bán kem cạo râu. Với những sản phẩm hỗ tương cho nhau, sự thành công của một sản phẩm này đem đến thành công cho sản phẩm có liên quan và thương hiệu hưởng lấy lợi ích chung này.
Nhiều công ty đã xây dựng được một nhận thức về thương hiệu của họ chung quanh một chủng loại sản phẩm, tin rằng họ có thể có được miếng bánh riêng cho mình và họ có thể chuyển nó sang một chủng loại sản phẩm không liên quan dưới tên của cùng một thương hiệu. Những công ty có thể có hiểu biết về đặc trưng của thương hiệu của họ đã làm suy yếu đi tài sản thương hiệu bằng cách tung ra một sản phẩm mới tương tự và đã nuốt sống mất thị phần nguyên thủy của chính mình. Như những ví dụ trong những trang tiếp theo đây mô tả, cả hai phương cách tiếp cận này cùng kết thúc trong thất bại.
1. Gerber Singles - sự thiết lập thương hiệu bị lệch hướng
Nhà sản xuất thức ăn trẻ em Gerber là ví dụ thường được nhắc đến nhất về các thất bại thương hiệu của mọi thời. Cùng với New Coke của Coca-Cola và nước hoa của Harley Davidson, nỗ lực của Gerber để thâm nhập vào thị trường thức ăn của người lớn chắc chắn là một trong những ví dụ điển hình nhất của Sảnh đường Tủi hổ.
Ý tưởng là cung ứng những phần thức ăn nhỏ cho những người lớn độc thân trong cùng một loại lọ đựng thức ăn giống như cho trẻ em. Dù sao khi dòng sản phẩm dành cho người lớn của Gerber được tung ra thị trường vào năm 1974, công ty này cũng nhanh chóng nhận ra rằng người ta không hề thích thú gì với ý tưởng ăn những thứ như ‘bò nấu kem’ từ cái lọ nhỏ trong một buổi tối ở nhà.
Hơn nữa, sản phẩm này được gọi là Gerber Singles (Những người độc thân của Gerber). Theo Susan Casey của tạp chí Business 2.0 ấn bản vào tháng 10 năm 2000, “Chúng nên được gọi là "tôi cống độc thân và ăn thức ăn trong lọ”".
Cho dù sản phẩm này có được nghiên cứu thị trường hay không như dự đoán của bất kỳ ai - không hề có một bình luận nào từ chính Gerber. Có một điều chắc chắn là loại thức ăn trẻ em cho người lớn này đã thất bại thê thảm.
Bài học từ Gerber Singles: Suy nghĩ từ bối cảnh của người tiêu dùng. Cho dù Gerber Singles có ý nghĩa gì đối với Gerber đi nữa thì người tiêu dùng cũng không muốn mua một sản phẩm mang ngụ ý là họ không thể có được một người chung sống vì lý do, họ chỉ là một đứa trẻ to xác.
2. Crest - Căng một thương hiệu ra đến những giới hạn của nó
Ra đời vào năm 1955, Crest là thương hiệu kem đánh răng có fluor đầu tiên. Cho đến thời điểm này, Colgate vẫn là thương hiệu kem đánh răng hàng đầu trên thị trường.
Nhưng Procter & Gamble, công ty mẹ của Crest, nhận ra một điểm yếu của Colgate là nó không có fluor. Điều này có nghĩa là răng sẽ dễ bị sâu hơn. Crest có thể hỗ trợ những khẳng định giảm sâu răng của nó bằng những nghiên cứu rộng rãi được tiến hành bởi những nha sĩ của P & G ở viện đại học Indiana. Các chứng nhận của hội Nha khoa Mỹ về chất lượng chống sâu răng hiệu quả của nó đã hỗ trợ cho thương hiệu giành được vị thế ở trên các đối thủ khác.
Nhưng dù sao thì thập niên 80 cũng là chứng nhân cho sự định hình của thị trường kem đánh răng. Hoàn toàn bất ngờ, người tiêu dùng phải đối mặt với vô số chọn lựa. Những thương hiệu như: dành cho người hút thuốc, làm trắng răng, kem trong, bạc hà, baking-soda, dành cho trẻ em, dành cho người lớn tuổi. Có fluor không còn là một lợi thế như trước nữa. Thêm nữa, nước máy ở châu Âu và Mỹ đã được bổ sung fluor sẵn. Sâu răng không còn là một vấn đề như trong những năm 50 nữa.
Dần dà, Crest tung ra thị trường nhiều biến thể hơn. Đáng chú ý nhất là loại kem đánh răng kiểm soát cao răng vào năm 1985. Mặc dù đó là loại kem đánh răng đầu tiên thuộc loại này nhưng không giành được những thành công đáng kể như việc giới thiệu fluor ba mươi năm trước. Một trong những lý do là hiện nay Crest có quá nhiều loại kem đánh răng khác nhau. Biến thể chống cao răng chỉ là một trong dãy sản phẩm đa dạng của Crest. Hơn nữa, Colgate cũng không hề chậm chân, họ không chỉ tung ra thị trường loại kem chống cao răng mà còn đang bắt đầu với một loại kem đánh răng có đủ mọi đặc tính chăm sóc răng mà họ được biết.
Trong lúc Crest vẫn tiếp tục cung ứng nhiều biến cách mới trên cùng một chủ đề và việc này đã làm cho công chúng rối hơn khi chọn mua kem đánh răng. Colgate tung ra Colgate Total với các đặc tính có fluor, chống cao răng và bảo vệ nướu. Nói chung là đủ mọi đặc tính chăm sóc răng miệng trong cùng một sản phẩm. Chẳng bao lâu sau khi Total được tung ra thị trường, Colgate trở lại vị trí hàng đầu trên thị trường và nuốt dần thị phần của Crest.
Điều gì đã xảy ra? Tại sao Crest lại không thể cung ứng cho thị trường một loại Crest Total hay Crest Complete nào đó trước khi sản phẩm của đối thủ được bán ra?
Việc này có nhiều lý do và một trong số các lý do đó chính là cách thức thiết lập thương hiệu của Procter & Gamble. Chiến lược thương hiệu của P&G vào những năm 80 có vẻ như là: tại sao lại chỉ tung ra có một sản phẩm trong lúc có khả năng là năm mươi? Quả thế, trong cùng một thời điểm, chúng ta cùng lúc có đến 52 phiên bản Crest trên thị trường. Họ tin rằng: càng có nhiều thương hiệu phụ, họ càng bán được nhiều hàng hơn. Vậy tại sao lại phải gây rủi ro cho khái niệm này với tuyên bố: có một loại kem đánh răng hiệu Crest có thể đáp ứng mọi yêu cầu về chăm sóc răng miệng?
Nhưng dù sao thì việc tăng thêm nhiều chọn lựa cũng có nghĩa là dễ lẫn lộn hơn. Và kết quả là: Crest mất dần thị phần của họ. Đúng theo quy luật về sự giảm thiểu, càng có nhiều sản phẩm Crest được cung ứng, tổng thị phần của họ càng giảm thiểu. Khi Crest chỉ có một sản phẩm duy nhất, thị phần của họ vọt lên chiếm đến gần 50% thị trường. Khi họ có 36 sản phẩm khác nhau, thị phần của họ còn lại 25% tổng thị trường. Và khi họ có đến 52 thương hiệu phụ, thị phần của họ chỉ còn lại có 15% và rơi lại sau Colgate rất xa.
Những vấn đề này không chỉ giới hạn với riêng thương hiệu Crest. Ví dụ, P&G cũng đã nhìn thấy những gì tương tự xảy ra với thương hiệu Head & Shoulders của họ. Người tiêu dùng có thực sự cần đến 31 biến thể khác nhau của một loại dầu gội đầu trị gầu hay không?
Khi công ty chiến lược marketing Ries & Ries đến tư vấn cho P&G, họ đã xác định vấn đề này. Trong quyển 22 Quy luật Bất biến về việc Thiết lập Thương hiệu, Al và Laura Ries đã nhắc lại kinh nghiệm này:
Khi chúng tôi đến làm việc với Crest, viên giám đốc marketing của họ đã hỏi: “Chúng tôi có 38 đơn vị sản phẩm. Ông nghĩ đó là quá nhiều hay quá ít?”
“Ông có tất cả bao nhiêu cái răng?”, chúng tôi hỏi lại.
“Ba mươi hai cái.”
“Không một loại kem đánh răng nào nên có số lượng thương hiệu phụ nhiều hơn là số răng trong miệng”, chúng tôi trả lời.
Mặc dù đã có lúc P&G vẫn lặp lại chiến lược Crest sai lầm - tung thêm nhiều thương hiệu hơn, mất thêm nhiều thị phần hơn - nhưng lần này công ty quyết định sẽ chặn đứng vấn đề nảy sinh do chính họ đã tạo ra.
Một bài báo với tựa đề ‘Hãy đơn giản hóa’ trên tuần báo Business Week (9-9-1996) tóm tắt lại những chuyển đổi quyết định ở P&G: “Sau nhiều thập niên với quá nhiều chủng loại sản phẩm mới, P&G đã quyết định là họ đã bán quá nhiều loại hàng. Nay họ đang làm một điều không thể tưởng tượng: cắt giảm bớt. Danh mục sản phẩm hiện nay của họ ít hơn một phần ba so với hồi đầu thập niên”.
Trước khi cắt bớt số lượng các thương hiệu phụ của Crest, P&G đã thực hiện việc này trước với dòng sản phẩm dầu gội của họ. Với việc cắt giảm một nửa số lượng các thương hiệu dầu gội, họ nhận thấy mãi lực đã bắt đầu tăng. Nhưng dù sao thì theo như Robert T Matteucci, trưởng điều hành phân bộ chăm sóc tóc của P&G thì ngay từ lúc đầu, chiến lược này không được sự tán thành rộng rãi: “có sự chống đối từ những người quản lý nhãn hiệu của P&G, những người nghĩ rằng mãi lực sẽ suy giảm vì không có nhiều mặt hàng để bán. Có những hồ nghi rằng không biết đây có đúng là điều cần phải làm hay không?”
Cùng với việc giảm thiểu các phiên bản của Crest, P&G cũng thiết kế lại hình dáng của bao bì để người ta có thể dễ dàng phân biệt các biến thể khác nhau của một sản phẩm. Bước chuyển này được các chuyên gia marketing đánh giá là một hành động khôn ngoan. Marcia Mogelonsky hoan hô chiến lược này trong một nghiên cứu thăm dò của Ithaca, American Demographics, năm 1998: “Việc giảm thiểu này giúp cho người tiêu dùng dễ dàng tìm ra được thứ mà họ muốn. Cùng lúc, nhà sản xuất cũng có nhiều chỗ trống trên các kệ hàng hơn để dành cho những sản phẩm bán chạy nhất của họ. Người mua ít phải phân vân chọn lựa hơn, đỡ phải lẫn lộn và đồng thời nhà sản xuất có lợi nhuận nhiều hơn”.
Nhưng dù sao thì sự cạnh tranh cũng càng lúc càng gay gắt hơn; không chỉ từ Colgate mà còn từ những thương hiệu khác như Aquafresh, Mentadent, Arm and Hammer, Sensodyne và những thương hiệu khác như các mặt hàng của hãng hóa phẩm Boots từ Anh quốc.
Mặc dù P&G đã đơn giản hóa các sản phẩm Crest đến một mức nào đó và mãi lực có tăng trưởng, nhưng vẫn không đủ để qua mặt Colgate. Hơn nữa, dù rằng P&G đã mài dũa lại các dòng sản phẩm của họ nhưng một số chỉ trích vẫn cho rằng đặc trưng của thương hiệu Crest chưa đủ sắc bén và nó đã phớt lờ các nguồn gốc khoa học của mình. Jack Trout đã nhận xét như sau trong quyển "Thương hiệu lớn, Rắc rối lớn" của ông:
Đầu tiên và quan trọng nhất, Crest nên luôn nhắm vào khía cạnh trị liệu nghiêm túc trên thị trường kem đánh răng. Đó là nơi mà họ chiếm ngụ trong tâm trí của người tiêu dùng. Không có nước súc miệng hay làm trắng răng mà chỉ đơn thuần là công nghệ chăm sóc răng nghiêm túc mà thôi. Bất hạnh thay, họ vẫn không nhận ra được đó là con đường mà họ phải đi. Họ vẫn tiếp tục dấn sâu vào những hình thức khác nhau của Crest.
Thực tế khi P&G không luôn chuyên tâm vào việc hư mục răng, họ đã nhận lấy tổn thương không thể tránh khỏi từ một thứ còn tai hại hơn: sự hư mục thương hiệu. Ngoại trừ khi họ một lần nữa kiểm soát trở lại lãnh vực khoa học và cung cấp cho người tiêu dùng một thông điệp duy nhất và kiên trì (được bảo đảm với một dòng sản phẩm có được quan tâm sâu sắc), Colgate sẽ lại giành phần thắng một lần nữa trong cuộc chiến này.
Các bài học từ Crest: - Đừng làm cho khách hàng lẫn lộn. P&G đã nhận ra rằng chỉ có sự đơn giản mới làm yên lòng người mua. “Điều này cho thấy chúng tôi đã làm cho người tiêu dùng phải chọn lựa khó khăn đến như thế nào trong bao nhiêu năm qua”. Đây chính là thú nhận của tổng giám đốc P&G, ông Durk I Jager, với tuần báo Business Week.
- Đừng cung cấp quá nhiều sản phẩm. Chỉ có 7,6% toàn bộ sản phẩm gia dụng và chăm sóc thân thể chiếm đến 84,5% tổng doanh số của chủng loại sản phẩm này, theo thăm dò của công ty tư vấn Kurt Salmon Associates. Cũng thăm dò trên cho biết: hầu như một phần tư các loại sản phẩm trên trong một siêu thị thông thường bán được ít hơn một đơn vị trong một tháng.
- Loại trừ các sản phẩm sao chép. Theo một nghiên cứu khác của Công ty tư vấn William Bishop, khi các sản phẩm sao chép bị loại bỏ thì 80% khách hàng vẫn không thấy có gì khác biệt cả.
- Phải rõ ràng. Các thương hiệu phải nhắm đến sự rõ ràng. Nói cách khác, chúng phải giúp người tiêu dùng dễ chọn mua sản phẩm hơn.
- Nhớ lấy sự kế thừa. “Đừng bao giờ mất đi ký ức tập thể của bạn”, Jack Trout khuyên nên như vậy trong quyển Thương hiệu lớn, Rắc rối lớn. Crest đã phải hứng chịu sự suy giảm uy tín thương hiệu khi thất bại trong việc sao chép thành công của chiến dịch ‘Chiến thắng việc kiểm soát cao răng’ của thập niên 1950.
(Trích cuốn "Sự thật 100 thất bại thương hiệu lớn nhất mọi thời đại" do Công ty First News phát hành)

Câu chuyện về sự thay đổi logo của các "đại gia"

Những thương hiệu nổi tiếng không bao giờ có chuyện "sống chết" chỉ với một mẫu logo duy nhất. 
Logo nhãn hàng luôn là một thứ cực kỳ quan trọng đối với bất cứ công ty dù lớn hay nhỏ. Qua cái nhìn đầu tiên vào logo, người ta có thể phần nào đoán biết được công ty, tập đoàn đó “buôn bán”, sản xuất thứ gì.
 
Một điều thường xảy ra với logo là sự thay đổi. Có rất nhiều lý do khiến các “đại gia” trên thế giới thay đổi “bộ mặt” quan trọng của mình: đỡ nhàm chán, làm mới mình hay biến đổi để hiện đại cùng thời gian.
 
Việc thay đổi logo cũng khá là mạo hiểm (thay đổi một hình ảnh đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng, khó mà biết trước được họ có đón nhận điều mới mẻ này không?), đắt đỏ (chi phí phải trả cho designer là rất cao với những thương hiệu đã khẳng định được tên tuổi). Trong quá khứ, có không ít những đại gia đã từng thực hiện những cú thay đổi khá táo bạo và mạo hiểm, cùng lướt qua để xem nào!
 
Pepsi
 
Chính thức đăng kí bản quyền vào năm 1903, công ty Pepsi-Cola đã trải qua rất nhiều thăng trầm qua năm tháng khẳng định vị thế của mình trên thị trường nước giải khát. Mặc dù mỗi thay đổi của logo Pepsi không quá đột ngột nhưng logo hiện tại so với đời đầu rõ là khác biệt một trời một vực.
 
Logo đang được sử dụng hiện nay của Pepsi tiêu tốn đến 5 tháng trời nghiên cứu, phân tích thị hiếu người tiêu dùng và tất nhiên là một số tiền chi phí không hề nhỏ: 100 triệu USD (bao gồm cả công tác marketing, quảng bá logo mới ra ngoài thị trường).
 
 
Logo mới của Pepsi nhận được rất nhiều ý kiến trung gian, không phản đối mà cũng không quá “háo hức”. Tuy nhiên, rất nhiều người có đầu óc hài hước đã liên tưởng tới một anh chàng bụng béo ục ịch vì uống quá nhiều Pepsi qua hình ảnh phóng tác từ logo này. 
 
 
Starbucks
 
Cũng giống như Nike và Pepsi, logo của hang café nổi tiếng bậc nhất thế giới là Starbucks cũng biến thể theo kiểu tối giản. Một khi họ đã đứng vững trên thị trường thì những công ty này có xu hướng bỏ bớt chữ cái rườm rà từng gắn kèm trong logo, vì một khi họ đã nổi tiếng, người tiêu dùng chỉ cần nhìn vào hình là có thể biết được: “À, Starbucks đây mà”. So với logo đời đầu, hình ảnh nàng tiên cá ngày nay chỉ còn bộ mặt với mái tóc dài đơn giản. 
 
 
 
Nếu để ý kĩ thì có vẻ như logo Starbucks có chiều hướng “zoom” ngày càng gần vào nàng tiên cá của họ. Như vậy là trong tương lai, logo starbucks sẽ chỉ còn nguyên bộ mặt “cận cảnh” và vài năm nữa sẽ chỉ còn một màu xanh lá cây “vô hồn”? 
 
 
Nike
 
“Dấu phẩy” nổi tiếng của hãng thể thao Nike đã quá nổi tiếng. Được thiết kế và cho ra mắt vào năm 1971 bởi một cô sinh viên ở trường đại học Portland (cô sinh viên này được trả công có 35 USD vào hồi đó thôi đấy).
 
 
Logo đầu tiên là dấu phẩy nằm đè lên chữ “Nike”. Sau đó vào năm 1978, chữ “Nike” được cho đi dịch lên phía trên và có thêm độ “cứng cỏi”. Năm 1985, có thêm phông màu đỏ nổi bật và đến nay, chỉ đơn giản là “dấu phẩy” đã khẳng định được quyền lực của mình trên thị trường đồ thể thao.
 
Hãng Apple
 
Ngày nay, “quả táo cắn dở” là một trong những logo quen thuộc nhất trên thế giới. Nhưng bạn có biết rằng, vào năm 1976, logo đầu tiên của Apple là một hình ảnh cực rắc rối với minh họa Isaac Newton đang ngồi dưới gốc cây táo và bị quả rơi trúng đầu. 
 
 
Từ 1976 đến 1998, Apple xuất hiện với hình ảnh quả táo cắn dở nhiều màu sắc. Khi Steve Jobs trở lại lãnh đạo vào năm 1997, quả táo cầu vồng mang màu đen huyền bí. Cho đến nay, tất cả những sản phẩm có hình quả táo bạc đều là nỗi them muốn của không ít người đam mê công nghệ.
 
Canon
 
 
Hãng máy ảnh nổi tiếng có xuất xứ từ Nhật Bản đầu tiên có tên là “Kwanon”, cái tên lấy từ vị phật Guan Yin (tiếng Nhật là Kannon) của đất nước mặt trời mọc. Nhưng khi công ty “bành trướng” hơn vào năm 1935, họ đã chọn một cái tên mang tính dễ nhớ và thân thuộc hơn: Canon. Từ đó đến nay, logo của Canon luôn được giữ cực đơn giản và dễ nhìn, không có sự thay đổi nào mang tính phá cách.
 
IBM
 
 
Đây là hãng máy tính sở hữu rất nhiều logo do họ đã phải trải qua không ít lần “thay tên đổi họ”, cũng như “thay máu” cả bộ máy nhân sự. Bắt đầu từ năm 1888 với cá tên International Time Recording Company cho đến International Business Machine vào năm 1924. Bắt đầu từ năm 1947,  International Business Machine được viết tắt thành IBM và giữ nguyên từ đó đến nay với sự thay đổi chỉ quanh quẩn ở màu sắc và hiệu ứng hình ảnh.
 
Volkswagen
 
Volkswagen, một trong những hãng xe ô tô được ưa chuộng nhất thế giới . “Con bọ” bắt đầu mầm sống vào mùa hè 1933, khi Adolf Hitler triệu tập kỹ sư Ferdinand Porsche (người sáng lập hãng Porsche về sau) đến khách sạn Kaiserhof tại Berlin.
 
 
Hai người bàn về việc sản xuất một mẫu xe nhỏ, 4 chỗ, động cơ bền, làm mát bằng không khí và tiêu hao nhiên liệu nhỏ hơn 6 lít/100 km. Lý do mà nhà độc tài đưa ra là hầu hết các gia đình Đức thời đó không có gara. Sau thế chiến thứ hai, quân đội Anh chiếm được quyền sở hữu của công ty và gỡ bỏ dấu hiệu của Đảng quốc xã ra khỏi logo. Từ năm 2000 tới nay, logo Volkswagen không có nhiều thay đổi, chỉ có màu nền bên trong biến thiên thành màu xanh.  
kenh14.vn

Quảng cáo trực tuyến

Quảng cáo trực tuyến
ImageNền kinh tế Việt Nam đang ít nhiều chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hàng loạt các chi phí của doanh nghiệp đồng loạt bị cắt giảm. Bộ phận marketing trong các doanh nghiệp chịu khá nhiều ảnh hưởng từ những hoạt động cắt giảm chi phí này khi phải đối đầu với rất nhiều câu hỏi mới được đặt ra: Phải làm sao khi ngân sách dùng cho quảng cáo ngày càng eo hẹp trong khi yêu cầu của ban lãnh đạo ngày càng khắt khe? Phải làm sao để hình ảnh của công ty đến được với thật nhiều khách hàng mục tiêu trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt?... 
Từ thực tế cho thấy chi phí cho các thông điệp quảng cáo trên truyền hình, trên báo hay tạp chí quá cao mà hiệu quả đem lại ngày càng giảm, các chiến dịch quảng cáo đang dần được chuyển hướng sang những hình thức mới có khả năng nhắm chọn đối tượng tiếp nhận tốt hơn và hiệu suất chi phí hợp lí hơn.

Sự phát triển của thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam đã mang đến rất nhiều lựa chọn mới cho doanh nghiệp. Thời gian gần đây, tốc độ phát triển của quảng cáo trực tuyến luôn dẫn đầu trong các loại hình quảng cáo hiện có trên thị trường, đạt bình quân trên 30%/năm. Điều đó được lí giải bởi hàng loạt ưu điểm vượt trội của quảng cáo trực tuyến mà các hình thức quảng cáo truyền thống không thể có như khả năng phân loại, tương tác với khách hàng mục tiêu, tốc độ triển khai quảng cáo nhanh chóng, các công cụ quản lí được tự động hóa tối đa và mức chi phí thường hợp lí hơn rất nhiều.

Chính vì thế, việc chuyển hướng sang sử dụng các công cụ quảng cáo trực tuyến trong giai đoạn thắt chặt chi tiêu như hiện nay là một lựa chọn thông minh của các marketer, đồng thời cũng trở thành xu thế quảng bá hình ảnh mới của nhiều công ty trên toàn thế giới. Vì vậy, việc nắm rõ điểm mạnh và điểm hạn chế của từng hình thức quảng cáo trực tuyến được cung cấp ra thị trường sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội trong việc lựa chọn loại hình phù hợp nhất cho chiến lược của mình.

1. Quảng cáo bằng Banner:

Đây là hình thức quảng cáo phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam. Người xem có thể bắt gặp vô số banner quảng cáo trên các website trong quá trình lướt net, từ những website thông tin có lượng truy cập cực lớn đến những website thương mại điện tử bình thường của một doanh nghiệp. Hình thức quảng cáo này có hiệu quả cao trong việc quảng bá thương hiệu do khả năng hiển thị thông điệp quảng cáo khá tốt. Ví dụ doanh nghiệp quảng cáo bằng banner trên một website có 1 triệu lượt người xem/ngày, đồng nghĩa với việc hình ảnh của doanh nghiệp được xuất hiện 1 triệu lần trước các khách hàng tiềm năng.

Tuy nhiên, sự xuất hiện dày đặc của những banner trên các website hiện đang gây dị ứng quảng cáo cho người xem. Banner càng ngày càng ít được chú ý do phải cạnh tranh tần xuất và vị trí xuất hiện giữa chính các banner với nhau. Theo thống kê, tỉ lệ độc giả click vào banner chỉ đạt khoảng 0,1%. Bên cạnh đó, việc các website đăng banner không hỗ trợ thống kê hiệu quả của chiến dịch đang khiến banner mất điểm trong mắt các marketer. Và cách tính chi phí cho quảng cáo banner ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất nhiều vấn đề cần bàn. Các doanh nghiệp luôn phải chi một khoản tiền cố định (thường giao động từ vài triệu đến vài chục triệu/1 banner/1 tháng cho việc treo banner trên các website tốt) trong khi không cần biết đến hiệu quả của banner đó như thế nào.

2. Quảng cáo In-text:

Loại hình quảng cáo mới này đã giải quyết khá tốt xung đột liên quan đến vị trí đặt quảng cáo. Thay vì cạnh tranh vị trí dành cho quảng cáo vốn đã bị giới hạn trên các website với các hình thức khác, nó khai thác trực tiếp trên nội dung bài viết. Hiển thị ngay vị trí trung tâm màn hình dưới dạng từ khóa được gạch chân, các thông điệp quảng cáo sẽ hiện ra khi người đọc di chuột vào các từ khóa đó và chuyển người đọc tới website của doanh nghiệp sau khi được click chuột. Ưu điểm của hình thức này là khả năng nhắm chọn khách hàng tiềm năng tương đối cao, cũng như việc sản phẩm sẽ được quảng bá trên rất nhiều website có trong hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ với một chi phí tương đối thấp. Đây là một mô hình được gắn với các tên tuổi lớn trên thế giới như Kontera, Adbrite, Vibriant Media,… Loại hình quảng cáo này ở Việt Nam mới chỉ có www.Vietad.vn của công ty CP Phát triển giải pháp trực tuyến Moore khai thác. Doanh nghiệp này tỏ ra khá chuyên nghiệp trong khâu nghiên cứu và tiếp cận thị trường, cũng như trong việc cung cấp các công cụ quản lí, thống kê, đánh giá hiệu quả,…cho chiến dịch. Tuy nhiên, lượng khách hàng hiện tại của Vietad còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của hình thức này do sự e dè của thị trường đối với một hình thức quảng cáo vẫn còn quá mới này.

Image
Quảng cáo In-text (Ảnh chụp màn hình trang Netlife.com.vn)

3. Quảng cáo Text link:

Cái tên nghe có vẻ lạ với người ngoại đạo trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, nhưng đây hiện đang là hình thức quảng cáo được các doanh nghiệp khá ưa chuộng. Các tên tuổi lớn cung cấp loại hình quảng cáo này ở Việt Nam chính là Google và Yahoo. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp “made in Vietnam” cũng đang phát triển loại hình quảng cáo text link này là Timnhanh, Vietad, Chodientu,… Với mô hình này, quảng cáo sẽ xuất hiện ở kết quả có lợi trên các bộ máy tìm kiếm hay được đặt trên các website, forum, blog tham gia hệ thống bán quảng cáo dưới dạng một đoạn văn bản ngắn có link liên kết. Các đường liên kết này góp phần khá lớn trong việc tạo thêm lượng truy cập vào các website của doanh nghiệp. Cách tính chi phí phổ biến cho hình thức này là doanh nghiệp trả tiền khi người đọc click chuột vào các text quảng cáo (pay-per-click). Với cách tính này, bên mua quảng cáo có lợi hơn nhiều so với cách tính chi phí cố định của banner. Khả năng nhắm chọn tới đối tượng tiếp nhận quảng cáo của text link khá tốt, nhưng nếu quảng cáo bị đặt ở các vị trí không mấy thu hút thì sẽ không nhận được nhiều sự chú ý từ người xem (điều này rất dễ xảy ra vì text link phải cạnh tranh vị trí đặt quảng cáo với banner, logo,…trong khi mà các thông điệp quảng cáo text link lại thường không bắt mắt).

4. Quảng cáo Rich media:

Rich Media là một trong các hình thức quảng cáo tương tác đang được đánh giá cao về hiệu quả cũng như mức độ tăng trưởng. Giống với quảng cáo banner, nhưng ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể chèn thêm âm thanh, hình ảnh, trò chơi… bên cạnh thông tin về sản phẩm để tăng thêm tính hấp dẫn cho thông điệp quảng cáo. Cũng vì vậy mà khả năng tương tác của Rich media vượt trội hơn hẳn so với các hình thức khác. Hiện tại, Rich media đang được một số công ty ở Việt Nam phát triển nhưng hiện vẫn chưa thu được thành công như mong đợi do chi phí quảng cáo vẫn còn cao (bằng chi phí quảng cáo banner cộng với chi phí thiết kế thông điệp quảng cáo). Hơn nữa, Rich media ở Việt Nam cũng mới chỉ được triển khai trên một số rất ít website nên khó đánh giá chính xác hiệu quả của hình thức quảng cáo này.

Image
Mẫu quảng cáo Rich media của Nokia (Ảnh chụp màn hình trang Ngoisao.net)

5. Quảng cáo bằng thư điện tử (email):

Trên thế giới, quảng cáo bằng thư điện tử được sử dụng khá phổ biến còn ở Việt Nam, hình thức quảng cáo này tuy xuất hiện sớm nhưng lại không được sử dụng nhiều. Email quảng cáo có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian, chi phí bỏ ra tương đối thấp, và đôi khi đem lại cho doanh nghiệp những đơn đặt hàng bất ngờ. Tuy vậy, điểm yếu của nó là doanh nghiệp khó nắm bắt được việc tiếp nhận thông điệp quảng cáo từ phía khách hàng. Cùng với nạn spam hiện này nên thư quảng cáo đã và đang gây ra phản ứng khó chịu từ phía người nhận. Nhìn chung, hiệu quả của hình thức này tại Việt Nam được đánh giá không cao, nhất là khi thư rác ngày càng bị kiểm soát gắt gao hơn, và khả năng thư bạn gửi không bao giờ được khách hàng xem xét tới là quá lớn.

Bên cạnh các loại hình quảng cáo kể trên, một số hình thức quảng cáo trực tuyến khác cũng đã từng xuất hiện tại Việt Nam nhưng không được sử dụng nhiều hoặc khó có khả năng phát triển xa hơn, như hình thức quảng cáo bằng Pop-up, quảng cáo trên danh bạ trực tuyến,… Và còn có rất nhiều mô hình quảng cáo trực tuyến khác đang được nghiên cứu và sẽ sớm được tung ra thị trường trong nay mai để phục vụ nhu cầu quảng cáo trực tuyến đang ngày một tăng này. Nếu doanh nghiệp của bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn các công cụ quảng cáo, hãy cân nhắc tất cả các tiêu chí liên quan đến chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp bạn, từ sản phẩm, mục đích quảng cáo cho tới ngân sách hay thời gian quảng cáo,… Hãy luôn là một marketer sáng suốt để có thể chọn ra hình thức quảng cáo trực tuyến đem lại hiệu quả tốt nhất cho công ty bạn.

Theo 24h.com.vn

10 qui tắc để PR một cách nhanh chóng và dễ dàng


Những bước đơn giản giúp công ty bạn có tính cạnh tranh cao, dựa trên nguồn vốn có sẵn.
Việc khởi nghiệp chỉ với 1 số vốn nhỏ, lại đạt được một vị trí thuận lợi cho sự nghiệp hay một sản phẩm bằng việc quảng cáo là một hành trình đầy thử thách và mạo hiểm. Nếu số vốn đó mất đi, thật hiếm để có cơ hội thứ hai cho bạn.
Một trong những giải pháp quảng cáo hữu hiệu chính là có chiến lược PR - “giao tiếp cộng đồng” tốt.  PR hiệu quả là cách mang lại những bài xã luận ủng hộ cho sản phẩm , nâng cao vị thế , tăng doanh thu và xây dựng một thương hiệu lớn mạnh.
Điều gì làm cho PR có sức mạnh như vậy ?

quy tắc PRCâu trả lời chỉ vẻn vẹn trong 1 từ: Sự tín nhiệm.

Nhiều người thường nhìn nhận mọi việc qua quảng cáo , nhưng một sản phẩm được đề cập trong các bản tin hay trong các bài báo lại có được sự tán thành và tín nhiệm của công chúng mà quảng cáo đơn thuần không thể có được.

Bản tin hàng ngày thực sự kích thích hành động của người mua hơn là phương pháp quảng cáo truyền thống, và một chiến lược giao tiếp cộng đồng tốt là cách để giới truyền thông để ý đến bạn.

Làm thế nào để PR có hiệu quả cho bạn ? Đây là 10 qui tắc để có một kế hoạch PR hiệu quả mang lại ưu thế cạnh tranh trong thị trường của bạn:

1. Nắm vững thị trường của bạn: Việc nhận rõ được giai tầng nào sẽ sử dụng sản phẩm của mình sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra phương tiện truyền thông nào cần thiết để hợp tác. Nhưng phải thật khéo léo trong việc lựa chọn, bởi không có sản phẩm nào có thể chiếm lĩnh được 100% thị trường và cũng không cần điều đó để có được thành công.

2. Nhận ra những sản phẩm hữu ích trong thị trường của bạn:
 Việc những sản phẩm đó có ích lợi gì cho những khách hàng thân thuộc quan trọng hơn những nét đặc trưng của chúng. Hãy nhớ rằng, khi bạn luôn cố gắng bán sản phẩm hay dịch vụ cho các phương tiện truyền thông thì những câu chuyện về chúng sẽ sớm được đăng tải cho mọi người biết đến. Chỉ cho họ thấy những lợi ích và những con số về thời gian và tiền của mà khách hàng tiết kiệm được bằng việc sử dụng sản phẩm của bạn.

3. Chứng tỏ sản phẩm của bạn là độc đáo: 1 điều khá quan trọng là bạn có thể chứng minh sản phẩm của mình nhanh hơn , tốt hơn, sạch hơn hoặc nhiều ích lợi hơn nhiều lần các đối thủ khác hoặc với tiêu chuẩn sản xuất. Những ưu thế đó sẽ là điểm để phương tiện truyền thông làm nổi bật sản phẩm của bạn lên.

4. Có nguồn gốc và giấy chứng nhận: Tất cả các sản phẩm đều ngang bằng nhau, giấy chứng nhận là một lợi thế để nâng cao uy tín cho sản phẩm của bạn trong bất kì mẩu quảng cáo nào. Nó chứa đựng tính đúng đắn của các tờ quảng cáo đó. Giấy chứng nhận  là yếu tố khác biệt chính của sản phẩm. Trong một số mẩu quảng cáo, bạn có thể sẽ tránh xa người lạ nào đó với tên gọi “C.K” đến từ Omaha nói rằng sản phẩm của họ thật “tuyệt”. Tuy nhiên một mẩu tin cần phải đạt được những mục đích mà bạn nhắm đến.

5. Chọn phương tiện truyền thông cho thị trường mục tiêu: Tìm ra phương tiện mà những khách hàng mục tiêu thường đọc, xem và nghe. Trong nhiều trường hợp , bạn sẽ nhận ra những tập san đặc biệt hoặc các chương trình cho lĩnh vực bạn đang nhắm đến.Nếu điều đó không rõ ràng, bạn cần làm nghiên cứu để tìm ra phương tiên được sử dụng nhiều nhất bởi nhóm khách hàng đó. Bạn có thể kiếm được thông tin này từ SRDS và bất kì dịch vụ hướng dẫn Bacon nào. Những loại ấn phẩm này như báo, tạp chí, thư tín, radio và truyền hình còn phụ thuộc vào từng vùng và từng nhóm khách hàng. Chúng cũng cung cấp thông tin cá nhân cho những chủ bút.

6. Chuẩn bị cho các thông cáo báo chí: 
Hãy mở đầu các bài viết với một tiêu đề tốt và theo phong cách AP để nhà báo có thể chọn làm tư liệu cho bài viết của họ. Phần mở đầu chỉ nên giới hạn trong 25 từ và có thể diễn đạt được tiêu đề và nội dung tóm tắt. Các phóng viên có ”speed reading-tốc độ đọc” trung bình là 7 giây với hàng trăm nguồn tin nhận được mỗi ngày, vì vậy 25 từ đầu tiên là những từ then chốt. Và hãy nhớ nên kết thúc bài viết trong 1 trang giấy hoặc ít hơn.

7. Gửi đi các thông cáo báo chí: Hãy gọi cho những người có tên tuổi trong giới truyền thông. Và cho họ biết bạn có thông tin có thể rất thú vị với họ và những độc giả. Gửi cho họ tiêu đề và phần mở đầu. Ngay sau đó họ sẽ đưa ra quyết định, có thể là thích hoặc không. Và với câu trả lời “Yes” hay “Maybe”, nó có nghĩa là “ hãy gửi fax hoặc email chi tiết cho tôi”. Tiếp đó là trình bày rõ ràng cho sự chú ý đó. Hãy lựa chọn thời gian thích hợp vào hôm sau hoặc một dịp nào đó để gọi lại cho họ.

8. Follow up (Bước tiếp): Hãy gọi cho người bạn đã gửi tin khi bạn đã nói sẽ chấp nhận dù được hay không những thông tin mà họ đã nhận và sẽ cung cấp thêm thông tin nếu cần.

9. Giữ liên lạc: Đừng nên quá tự cao. Nếu các mẩu quảng cáo của bạn có giá trị , nó sẽ được chấp nhận. Nhưng bạn nên cung cấp thêm những thông tin có ích khác nữa cho đối tác. Đây cũng là một cách tốt để các thông cáo báo chí của bạn được chú ý đến ở các lần tiếp theo.

10. Sử dụng một bức ảnh:
 Một bức ảnh hơn là ngàn lời nói. Những bức ảnh trên chương trình truyền hình hằng ngày làm cho người xem nhân thức rõ ràng hơn bao giờ hết và có hiệu quả hơn hẳn so với những tạp chí đặc biệt hàng tháng. Những ấn phẩm đó thường chỉ được yêu thích bởi những bức ảnh có tính giáo dục hoặc mang thông tin đến cho độc giả.

Các bước trên có đảm bảo cho việc xuất bản, phát sóng và thành công không ? Câu trả lời là không.

Nhưng làm theo chúng bạn sẽ tăng cơ hội thành công và cũng bắt đầu tạo dựng được mối quan hệ tốt với giới truyền thông, một điều khá cần thiết trong tương lai. Và bạn cũng có được sự ưu thế cạnh tranh hơn cho sản phẩm của mình, trong khi những kết quả khác mà bạn có được nhờ “free press-tự do báo chí” sẽ có hiệu quả hơn.

Vì vậy, nếu bạn muốn khởi đầu PR cho chính mình, hãy làm theo các bước trên. Sau đó bạn có thể áp dụng những nỗ lực thực tế đó vào môi trường không gian ảo- đó là chiến lược có thể nhân sức mạnh cho thông điệp của bạn lên nhiều lần , điều mà những phương tiện thông tin truyền thống không thể làm được.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes