This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Showing posts with label B2C. Show all posts
Showing posts with label B2C. Show all posts
Bí quyết tăng doanh thu 30 lần với website bán hàng online
Chịu chi đến 3.900 USD để “trùng tu” lại website bán hàng trực tuyến, tập đoàn FaviEntertainment đã nhận được phần thưởng xứng đáng là mức tăng doanh thu từ website này lên 30 lần (6000 đến 183.000 USD)....
Jeremy Yakel người phụ trách mảng kinh doanh trực tuyến của tập đoàn FaviEntertainment thông qua trang web FaviEntertainment.com là một người kinh doanh thành công qua trang web bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên, hành trình đến với thành công này không hề dễ dàng. Ban đầu, trang web FaviEntertainment.com chỉ đóng góp được khoảng 6.000 USD doanh thu trong tổng doanh thu lên đến 2,6 triệu USD của toàn công ty trong năm 2010. Sau khi nghiên cứu, Yakel đã phát hiện ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến công việc kinh doanh kém hiệu quả này là bởi trang web của anh quá lộn xộn và không hề quy củ.
Anh cho biết: "Trên thị trường, công ty chúng tôi là nhà sản xuất hàng đầu về điện tử tiêu dùng, tuy nhiên trên trang web trực tuyến lại hoàn toàn không thể hiện được điều này, nó không cho khách hàng biết được chúng tôi là những người dẫn đầu”.
Giải quyết vấn đề
Sau khi nhận ra vấn đề, Yakel quyết định thiết kế web lại hoàn toàn trang web của công ty. Lần này, anh đặt ra một số mục tiêu chính như trang web phải rõ ràng, khả năng hiển thị phải đạt mức tối đa. Thêm nữa, anh đặt công cụ Google Analytics nhằm theo dõi số lượng người truy cập, hiểu hơn họ tìm gì, muốn biết gì tại trang web của anh. Ngoài ra, anh cho lập một đội gồm 12 người, chuyên gửi e-mail cho khách hàng, cung cấp mã số phiếu giảm giá, vận chuyển miễn phí hoặc thông tin về các chính sách ưu đãi khác.
Yakel còn tích hợp các video miêu tả sản phẩm vào trang web và sử dụng một số chiến thuật “tối ưu hóa sự tìm kiếm”quảng bá website( SEO) dựa trên công cụ từ khoá của Google. Thậm chí, anh còn bổ sung thêm một công cụ chuyển đổi tiền tệ để làm cho trang web có giao diện thân thiện hơn, dễ sử dụng hơn cho các khách hàng ngoài nước.
Kết quả
Sau khi quá trình “trùng tu” lại trang web, với mức chi phí được cho là hào phóng, 3.900 USD thì Yakel và các đồng nghiệp đã nhận được phần thưởng xứng đáng. So với mức doanh thu gần 6.000 USD trong năm 2010, hiện trang web này đã đóng góp cho FaviEntertainment được 183.000 USD doanh thu, dẫn đầu trong tất cả các bộ phận bán hàng của toàn công ty (theo số liệu báo cáo 3 quý đầu năm 2011). Ngoài ra, số lượng các giỏ mua hàng trưc tuyến bị hủy cũng đã giảm mạnh tới 43% trong năm 2011.
Lời khuyên
Nick Chasinov, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Teknicks, công ty tiếp thị qua internet, chuyên thiết kế website nói rằng: các phần mềm tính tiền hoặc tạo tài khoản trên trang web luôn mang lại lợi ích lớn đối với công ty, chúng làm giảm thiểu số lần hủy các giỏ hàng trực tuyến và từ đó làm tăng tổng doanh thu. Ngoài ra, cần chú ý sắp xếp các thông tin trên trang web một cách khoa học, các lệnh phải dễ thực hiện, như thế khách hàng mới dễ tiếp cận với thông tin về sản phẩm.
Ngoài ra, ông Chasinov cũng khuyến cáo, các công ty nên thiết kế từng sản phẩm ra từng trình đơn riêng biệt, từ đó khách hàng mới dễ dàng tìm hiểu thông tin về mỗi loại sản phẩm theo những nhu cầu khác nhau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tiết kiệm thời gian tìm kiếm cho khách hàng.
Kết luận
Để tăng được doanh thu nhờ bán hàng online, doanh nghiệp bạn cần chú ý đến việc thiết kế trang web của mình. Công việc này cần có một số điểm đáng lưu ý sau:
Thu hút sự quan tâm của khách truy cập
Muốn bán được hàng, trước tiên bạn cần phải thu hút được khách hàng đến với trang web của mình. Để làm được điều này, bạn cần phải đưa ra những hình ảnh về sản phẩm, màu sắc bắt mắt…
Cung cấp các thông tin ngắn gọn và đơn giản
Mục đích truy cập Internet của khách hàng là nhanh chóng có được những thông tin mà họ quan tâm. Đừng hy vọng khách hàng sẽ dùng thanh trượt để kéo xuống 3, 4 lần chiều dài của màn hình để tìm kiếm sản phẩm. Tốt nhất hãy tạo thuận lợi cho khách truy cập bằng việc thiết kế một thanh công cụ thật đơn giản và ngắn gọn. Liệt kê, giới thiệu tên các mặt hàng bằng cách đánh dấu theo từng khoản mục rõ ràng: khách hàng thường chỉ lướt qua các đề mục mà họ quan tâm chứ không bao giờ tìm kiếm trong những đoạn giới thiệu dài và khó tìm kiếm.
Bên cạnh đó có thể sử dụng những kỹ thuật, kỹ xảo làm nổi bật những khoản mục quan trọng.
Phân định các khoản mục một cách rõ ràng: Sử dụng mầu, thẻ header tag hay các thanh công cụ để phân định các khoản mục.
Xây dựng dữ liệu dưới dạng cột: Dữ liệu xây dựng dưới dạng cột có thể dễ đọc hơn là viết dưới dạng dòng ngang kéo dài hết một trang màn hình.
Xây dựng những đoạn thông tin ngắn: Hãy xây dựng những đoạn text ngắn và làm nổi bật những nội dung chính quan trọng của từng đoạn.
Chợ rau xanh online
Trong xu hướng mua sắm online ngày một phát triển, mặt hàng vốn chỉ được mua ngoài chợ với giá vài nghìn như rau muống, xà lách... cũng được giao đến tận nhà các bà nội trợ chỉ qua một vài cú click chuột.
Trước nay, khi nói đến việc mua sắm qua mạng, ít người nghĩ họ có thể mua được một bó rau muống, quả cà chua hay cải ngọt..., lại được giao tận nhà hẳn hoi. Ngày nay, dịch vụ bán rau xanh trên mạng đã bắt đầu xuất hiện. Việc đi chợ vì thế cũng dễ dàng hơn cho các bà nội trợ, nhất là giới văn phòng.
Nổi bật trong xu hướng kinh doanh mới mẻ này là trang web choxanh chuyên bán rau, củ quả đang chạy thử bản beta và sẽ ra mắt chính thức vào ngày 15/6. Tương tự, vatgia cũng có rất không ít shop bán rau củ quả.
Với choxanh, ngoài giá bán được ghi rất rõ như cải ngọt: 7.000 đồng túi 500 g, cà chua 8.000 đồng túi 500 g, người mua có thể tìm hiểu thêm thông tin về tác dụng và thành phần của rau như cải ngọt chứa nhiều axit folic, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu và hồng cầu... Với vatgia, rau muống được rao bán với giá 4.500 đồng.
Kinh doang rau trên mạng là hình thức mới mẻ ở VIệt Nam. Ảnh: chụp màn hình. |
Hiện tại, choxanh đã có 49 mặt hàng rau củ quả, với vatgia là 50 gian hàng. Theo đại diện vatgia, ì dù khá mới mẻ nhưng mỗi tháng cũng có hàng chục đơn đặt mua cho các mặt hàng này.
Choxanh đầu tiên sẽ bán tại Hà Nội, miễn phí giao hàng tại quận Hoàng Mai, trong nội thành thêm phí 10.000 dồng một lần. Vatgia sẽ chia ra từng khu vực, gần là 10.000 đồng, xa hơn tính 20.000 đồng mỗi lần giao đến tận nhà.
Các nhà kinh doanh rau xanh online cho rằng, ngoài vấn đề vận chuyển, nếu muốn thành công phải thay đổi thói quen người tiêu dùng. Cụ thể, người mua rau quả củ quan tâm hàng đầu là chất lượng, vì lâu nay thói quen nội trợ là ra tận chợ, nhìn tận mắt rồi chọn cho mình loại nào xanh, tươi.
"Choxanh đảm bảo cung cấp rau củ quả có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Theo tôi, khác biệt lớn nhất giúp mọi người có thể mua hàng online đó là biết được và tin vào những tiêu chuẩn chất lượng", ông Bùi Thanh Bình, Phó giám đốc Công ty TNHH Giải pháp phần mềm trực tuyến (FDM) thuộc FPT, người trực tiếp phụ trách hướng kinh doanh choxanh cho biết.
Theo ông Bình, tất cả sản phẩm của choxanh đều được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Đây là một tiêu chuẩn bao gồm các quy định về sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, nguồn nước, thời gian thu hoạch...
Các chuyên gia thương mại điện tử nhận xét kinh doanh rau sạch ở Việt Nam còn rất mới mẻ. Ông Bình phân tích: "Một công ty khá thành công ở Nhật thành lập năm 2000 kinh doanh rau quả củ online, đến nay khách hàng thường xuyên đóng góp tới 80% doanh số là minh chứng cho việc ngay cả khó tính như người Nhật cũng chấp nhận".
Theo ông Bình, vấn đề lớn nhất nằm ở khâu vận chuyển và bảo quản hàng hóa. "Khó khăn ở đây không phải là giải pháp bảo quản hàng hóa mà cần có một hệ thống để đảm bảo việc vận chuyển và bảo quản với chi phí hợp lý để người tiêu dùng có thể chấp nhận được", anh Bình nói.
Đại diện vatgia thì cho rằng thông tin cập nhật liên tục, hỗ trợ khách hàng trực tuyến, giao hàng nhỏ lẻ... là một trong những tiêu chí để thành công trong hướng kinh doanh mới này.
Kiên Cường
Walmart ông vua bán lẻ toàn cầu
Các nhà phân tích kinh tế vẫn thường nói rằng cho dù nền kinh tế Mỹ và thế giới có suy thoái ra sao, thì những nhân viên của Wal-Mart -tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới - chưa bao giờ phải lo lắng về
Các nhà phân tích kinh tế vẫn thường nói rằng cho dù nền kinh tế Mỹ và thế giới có suy thoái ra sao, thì những nhân viên của Wal-Mart -tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới - chưa bao giờ phải lo lắng về việc mình có bị sa thải hay không do những tác động tiêu cực tới doanh thu và lợi nhuận.
Đã từ lâu khi nhắc đến hệ thống cửa hàng bán lẻ ở Mỹ không thể không nhắc đến hai đại gia trong lĩnh vực này đó là Kmart và Wal-mart. Năm 2001, Kmart với hệ thống hàng chục cửa hàng bán lẻ đã tuyên bố phá sản, chỉ còn lại một mình "người khổng lồ" Wal-mart trụ lại.Nhưng trải qua hàng chục năm, Wal-Mart luôn có tốc độ tăng trưởng đều đặn. Năm 2006, doanh thu của Wal-Mart tăng 15% đạt gần 300 tỷ USD. Wal-Mart Stores Inc. luôn đứng đầu trong bản “Danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới” của tạp chí Fortune.
Bí quyết của Wal-Mart
Cuốn sách của Sam Walton xuất bản năm 1992 với tiêu đề Made In America (Sản xuất tại Mỹ) đã miêu tả rất chi tiết về những thăng trầm trong lịch sử của Wal-mart và những bài học quý giá về Đánh giá giá trị của một đồng Đôla, nhưng cũng rất tổng quát rằng: Wal-Mart biết rõ và vận hành có hiệu quả nghệ thuật Tiếp thị quan hệ (Relationship marketing).
Bí quyết của Wal-Mart
Cuốn sách của Sam Walton xuất bản năm 1992 với tiêu đề Made In America (Sản xuất tại Mỹ) đã miêu tả rất chi tiết về những thăng trầm trong lịch sử của Wal-mart và những bài học quý giá về Đánh giá giá trị của một đồng Đôla, nhưng cũng rất tổng quát rằng: Wal-Mart biết rõ và vận hành có hiệu quả nghệ thuật Tiếp thị quan hệ (Relationship marketing).
Nguyên tắc thứ 8 trong số “10 nguyên tắc xây dựng kinh doanh của Sam Walton” đã thể hiện rõ bí quyết này. Sam Walton nói: " Đáp ứng trên mức mong đợi của khách hàng. Nếu bạn làm được như vậy họ sẽ mãi mãi là khách hàng của bạn. Hãy đem lại cho họ những gì họ muốn và thêm một chút nữa, hãy để họ thấy rằng bạn rất coi trọng khách hàng, hãy làm tốt để khắc phục những lỗi lầm của mình và đừng bao giờ để phải nói lời xin lỗi. Hãy chịu trách nhiệm với những gì bạn làm, Điều quan trọng nhất mà tôi đã viết là dòng chữ trên tấm biển hiệu đầu tiên của Wal-mart:Bảo đảm sự hài lòng của khách hàng".
Vậy những gì Wal-Mart thực hiện có cho thấy họ luôn cảm kích các khách hàng không? Trước đây, khi chưa có ứng dụng Thương mại điện tử vào hình thức bán hàng Wal-Mart sử dụng chiến thuật tiếp thị quan hệ trực tiếp từng người một, được thực thi bởi toàn bộ nhân viên Wal-Mart, đặc biệt là một đội ngũ các nhân viên chuyên chào mời khách hàng.
Những câu chào mời và đón mừng tại Wal-Mart là một cách thức cơ bản được người khổng lồ trong ngành bán lẻ sử dụng triệt để nhằm thể hiện sự quan tâm của họ với các khách hàng.
Những nhân viên Wal-Mart tại cửa ra vào luôn nói lời cảm ơn các khách hàng đã ghé thăm, giúp đỡ họ lấy giỏ hàng và cuối cùng là câu nói “tạm biệt, xin cảm ơn quý khách” khi mọi người rời cửa hàng. Thậm chí, một vài người cao tuổi ở địa phương với sự thân thiện tuyệt vời trong bộ trang phục vest màu xanh đã truyền tải thành công tình cảm nồng ấm tới mọi người khách đến hay rời cửa hàng Wal-Mart.
Ngày này, khi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, Thương Mại điện tử được ứng dụng rộng rãi Wal-mart đã chủ động liên kết với các website và tân dụng hệ thống bán hàng trực tuyến phát triển. Wal-Mart tăng cường hệ thống TMĐT bằng việc liên minh với AOL vào năm 2001 để cũng cấp internet đến vùng ngoại ô và nông thôn đặc biệt là những vùng chưa có cửa hàng của Wal-Mart. Mục đích của Wal-Mart là thu hút những phân đoạn thị trường mới và giảm tác động đối với các cửa hàng hiện tại. Wal-Mart cũng sử dụng mô hình bán lẻ thích hợp kết hợp giữa TMĐT và TM truyền thống.(Mô hình Click-Mortal: Vừa kinh doanh online vừa kinh doanh offfline).
Ngày này, khi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, Thương Mại điện tử được ứng dụng rộng rãi Wal-mart đã chủ động liên kết với các website và tân dụng hệ thống bán hàng trực tuyến phát triển. Wal-Mart tăng cường hệ thống TMĐT bằng việc liên minh với AOL vào năm 2001 để cũng cấp internet đến vùng ngoại ô và nông thôn đặc biệt là những vùng chưa có cửa hàng của Wal-Mart. Mục đích của Wal-Mart là thu hút những phân đoạn thị trường mới và giảm tác động đối với các cửa hàng hiện tại. Wal-Mart cũng sử dụng mô hình bán lẻ thích hợp kết hợp giữa TMĐT và TM truyền thống.(Mô hình Click-Mortal: Vừa kinh doanh online vừa kinh doanh offfline).
Vậy tại sao các công ty khác không áp dụng chiến thuật tiếp thị đơn giản này?
Một vài công ty đã làm vậy. Các cửa hàng bán lẻ của hãng Meijer cũng đã có những nhân viên chuyên chào hỏi, hoan nghênh các khách hàng. Nhiều nhà hàng, khách sạn,…. đã bắt đầu triển khai các hành động tương tự.
Song đây là thiểu số. Hầu hết các công ty còn chưa thực sự quan tâm tới yếu tối này bởi vì Tiếp thị quan hệ không hề đơn giản. Nó đòi hỏisự gắn kết tình cảm hoàn toàn khác biệt so với các hoạt động tiếp thị truyền thống cùng hoạt động Thương mại điện tử Online.
Bốn cấu thành then chốt của Tiếp thị quan hệ
Cá nhân hoá: Việc cá nhân hoá có thể đạt được bằng những hành động kiểu như direct mail, gọi điện thoại hay gửi email cá nhân. Hiển nhiên, những cái bắt tay và nụ cười thân thiện trên khuôn mặt các nhân viên Wal-Mart cũng góp phần cá nhân hoá quan hệ.
Trọng điểm: Wal-Mart đầu tư tiền bạc vào việc duy trì các mối quan hệ với những khách hàng hiện tại. Bằng việc hướng tới nhóm khách hàng này, Wal-Mart xây dựng được các mối quan hệ lâu dài với những người mua sắm trung thành nhất của mình. Việc đặt trọng tâm vào những khách hàng hiện tại thông qua các chương trình phần thưởng khách hàng trung thành có thể đem lại những kết quả kinh doanh tuyệt vời.
Thực sự ý nghĩa: Thông điệp tiếp thị của bạn phải có tình cảm. Nếu các nhân viên chào hỏi của Wal-Mart không nhìn thẳng vào mắt bạn khi nói lời “xin chào”, việc chào hỏi này chắc chắn sẽ không tạo ra được những tác động tích cực nào cả.
Yếu tố tương tác: Rất nhiều nhân viên chào hỏi tại Wal-Mart nhớ rõ tên những khách hàng thường xuyên. Wal-Mart.com, một công ty con của Wal-Mart Stores Inc., đã tạo dựng được các mối quan hệ trực tuyến bằng việc khuyến khích mọi người cung cấp cho công ty các địa chỉ email.
Việc xây dựng những mối quan hệ giao tiếp qua lại trong Tiếp thị quan hệ là rất quan trọng nếu bạn muốn nhận được những phản hồi từ phía khách hàng, xác định xem những gì hiệu quả và những gì cần phải thay đổi.
Những yếu tố cấu thành trên rất cần thiết trong các chương trình Tiếp thị quan hệ, thậm chí cả khi các khách hàng mục tiêu của bạn không phải là những người mua sắm hàng hoá bán lẻ mà Wal-Mart muốn thu hút.
Bốn chiến thuật xây dựng Tiếp thị quan hệ
Phát triển quan hệ bằng việc phối kết hợp kiến thức với sự vui vẻ: Bạn hãy lên kế hoạch tổ chức các sự kiện cho khách hàng hiện tại và tiềm năng vừa góp phần củng cố lòng trung thành của khách hàng vừa đưa ra được những giây phút giải trí và giao tiếp xã hội thoải mái nhất.
Gửi đi các eNewsletter hay eZine (tạp chí điện tử sản phẩm) định kỳ hàng tháng với những nội dung bổ ích nhằm liên kết chặt chẽ với các khách hàng của bạn: Chiến thuật này sẽ cho các khách hàng thấy bạn quan tâm tới họ và coi trọng thời gian của họ khi cung cấp cho họ những thông tin bổ ích nhất. Hãy tránh xa những lời chào hàng sáo rỗng hay những thông tin quá thiên về việc đề nghị mua hàng. Thay vào đó, bạn hãy đưa ra những thông tin sản phẩm, thông tin ngành kèm theo một vài yếu tố giải trí nào đấy.
Khởi xướng chương trình cảm ơn khách hàng: Bạn hãy gửi tới các khách hàng các tấm thiệp cảm ơn hay món quà nhỏ sau khi họ mua hàng. Bạn cũng có thể gửi món quà cảm ơn để thể hiện sự cảm kích của bạn vào một ngày kỷ niệm đặc biệt nào đó.
Tìm kiếm những phương thức giúp đỡ các khách hàng ngoài phạm vi công việc của bạn: Hãy giới thiệu họ tới những nhà cung cấp có chất lượng, chia sẻ các bài báo có liên quan tới khách hàng, hay giới thiệu cho họ một ai đó có thể giúp đỡ họ khắc phục các khó khăn. Hành động này sẽ giúp bạn tiến một bước rất dài trong việc xây dựng những mối quan hệ khách hàng thân thiện.
Gọi điện thoại.Email là rất dễ dàng nhưng việc nhấc điện thoại lên và trực tiếp nói lời cảm ơn tới một ai đó đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn sẽ có hiệu quả lớn hơn rất nhiều. Bạn đừng quên giá trị của những cuộc hội thoại trực tiếp hay gặp gỡ mặt đối mặt.
Rõ ràng, việc Wal-Mart tuyển dụng tới hơn 164.000 nhân viên có độ tuổi từ 55 trở lên để chào mừng các khách hàng ngay tại cửa là rất dễ hiểu.
www.thegioiphangVN.net
Kho hàng – điều làm nên thành công của Amazon
Việc Amazon quyết định tự xây dựng hệ thống lưu kho bãi là một quyết định không mấy dễ dàng. Với giá trị khoảng 50 triệu USD cho mỗi nhà kho, việc xây dựng và vận hành hệ thống nhà kho quả là tốn kém.
Việc Amazon quyết định tự xây dựng hệ thống lưu kho bãi là một quyết định không mấy dễ dàng. Với giá trị khoảng 50 triệu USD cho mỗi nhà kho, việc xây dựng và vận hành hệ thống nhà kho quả là tốn kém. Để có thể kinh doanh thành công, Amazon phải phát hành 2 tỷ USD trái phiếu công ty. Thế là có vẻ như Bezos không phải đang xây dựng một công ty dot.com đích thực vì hãng lại có hệ thống nhà kho hữu hình như công ty bán lẻ thông thường. Nhiều nhà đầu tư bắt đầu phê phán mô hình kinh doanh của Amazon là không khác gì các công ty bán lẻ truyền thống, chỉ khác mỗi chỗ là có một trang web ấn tượng hơn mà thôi.
Tuy nhiên, nếu ai đó đến thăm quan 6 nhà kho của Amazon ngày nay, người ta có thể dễ dàng nhận ra các nhà đầu tư đã sai lầm khi phê bình mô hình này của Bezos. Các kho hàng của Amazon không hề giống với các kho hàng truyền thống mà được tin học hoá cao độ. Các nhà kho của Amazon sử dụng công nghệ cao đến nỗi chúng đòi hỏi rất nhiều dòng mã hoá để vận hành và phức tạp không kém trang web của Amazon. Máy tính bắt đầu quy trình bằng cách gửi tín hiệu thông qua mạng không dây tới cho công nhân để họ biết cần phải lấy thứ gì xuống khỏi giá; sau đó họ đóng gói mọi thứ theo trình tự để gửi đi. Trong quá trình gửi hàng, máy tính tạo ra vô số dòng dữ liệu từ những sản phẩm bị đóng gói sai tới thời gian chờ đợi và các nhà quản lý có nhiệm vụ phải theo dõi sát sao hệ thống dữ liệu này. Bezos thường đi thăm mỗi nhà kho một tuần liền vào quý cuối năm. Đối với các nhân viên thì thời gian này quả là vất vả khi ông chủ tới thăm họ. Bezos đặt ra hàng loạt câu hỏi về hệ thống giải thuật để xử lý đơn hàng, tốc độ xử lý năng suất, và không bao giờ vừa lòng khi chưa có câu trả lời thoả đáng.
Để đáp lại, các nhà quản lý của Amazon ở bộ phận lưu kho phải nỗ lực hết sức để đẩy năng suất lên cao tới tối đa. Chẳng hạn bằng việc tái thiết kế hệ thống chuyển hàng trên băng chuyền tự động, Amazon đã có thể tăng năng suất của một kho lên 40%. Trong 3 năm qua, chi phí vận hành các nhà kho của Amazon đã giảm từ 20% doanh thu xuống còn chưa đầy 10% doanh thu. Thậm chí ngay cả ban quản trị công ty cũng không thể tin được vào thành tích này. Các nhà kho của Amazon vận hành hiệu quả đến nỗi tỷ lệ luân chuyển hàng mới của các nhà kho này đạt 20 lần/năm. Tất cả các công ty bán lẻ khác chỉ đạt con số dưới 15 lần/năm. Trên thực tế, một trong những thế mạnh lớn nhất hiện nay của Amazon là năng lực quản lý hàng tồn kho, và thậm chí Amazon còn được các công ty bán lẻ khác giao toàn bộ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của mình cho Amazon thầu phụ, như trường hợp các hãng bán lẻ Toys R Us và Target.
Tất cả những điều trên đây lý giải một luận điểm quan trọng Bezos kiên trì theo đuổi từ khi ông khởi sự Amazon mà đến bây giờ mọi người mới tin: “Trong một thế giới hữu hình, mọi người đều nghĩ địa điểm là quan trọng nhất. Đối với chúng tôi, 3 thứ quan trọng nhất là: công nghệ, công nghệ và công nghệ.” Amazon chi tiêu nhiều tiền vào phát triển các phần mềm tin học. Nhờ việc chuyển sang sử dụng hệ điều hành miễn phí Linux, hãng giảm được chi phí công nghệ tới 20% trong vòng 2 năm qua.
Bezos còn vượt lên các nhà bán lẻ truyền thống khác bằng cách mở rộng hợp tác với các đối thủ cạnh tranh thay vì phải vượt lên bằng được họ. Amazon hiện bán rất nhiều sản phẩm của các nhà bán lẻ khác trên cùng trang Web của mình. Nghe thì có vẻ như là Amazon đang “tự sát”, và lúc đầu Bezos đã phản đối ý tưởng này. Nhưng sau khi thực hiện ý tưởng đó, thì thành công của Amazon đã vượt ra ngoài dự kiến. Amazon sở dĩ làm được điều này là do hãng sở hữu một hệ thống lưu kho quá đỗi hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận của Amazon khi bán buôn và ăn hoa hồng cho các đối thủ cạnh tranh cũng cao không kém tỷ suất lợi nhuận nếu hãng bán lẻ trực tiếp tới người tiêu dùng. Ngoài ra, công ty không tốn một đồng chi phí quảng cáo nào về giá của mình là rất rẻ, vì người tiêu dùng có thể dễ dàng so sánh mức giá của Amazon với giá của các nhà bán lẻ khác. Điều này không chỉ tiết kiệm tiền mà còn tạo ra lòng trung thành và tin tưởng của khách hàng.
Phương pháp quản trị dựa trên các con số thực tế không phải lúc nào cũng dễ dàng thành công. Bezos là người tin tưởng vững chắc vào nền kinh tế dot.com và đã tiến hành mua nhiều công ty dot.com phá sản hay đang khủng hoảng như Kozmo.com và Pets.com. Khoản đầu tư này khiến Amazon phải chi ra 350 triệu USD trong thời gian từ 2000 đến 2002. Bong bóng Internet cũng làm Bezos chi quá nhiều tiền vào mở rộng quy mô. Sau khi mở 6 nhà kho và rồi tăng lên 8, Amazon cuối cùng phải đóng cửa 2 nhà kho và sa thải 1.500 nhân viên và gánh một khoản lỗ 400 triệu USD vào chi phí tái đầu cơ.
Tuy nhiên Bezos đã có thể phục hồi và đưa Amazon vượt qua thời kỳ bong bóng Internet nổ tung. Kể từ đó đến nay, ông đã chứng minh được vai trò như một nhà lãnh đạo tầm cỡ. Trong thế giới công nghệ, từ trước tới nay chưa có mấy ai lại có thể sáng lập một công ty rồi điều hành và chèo lái nó đi đến miền đất hứa. Trong số hàng trăm người mới có một vài gương mặt thành công như Tom Watson, Bill Hewlett, Bill Gates, hay Micheal Dell.
Những nhà đầu tư khôn ngoan đã bắt đầu để ý đến Jeff Bezos nhiều hơn. Không ai hiểu rõ điều này như Warren Buffett. Ông đã so sánh Bezos với Fred Express (FedEx). “Ông ấy là người đã kết hợp những thứ ngay trước mắt chúng ta là bán sách với công nghệ thông tin để rồi chỉ trong vài năm đã tạo ra một trong những nhãn hiệu lớn nhất trên thế giới. Trường hợp của FedEx, ai cũng biết việc gửi thư và máy bay, nhưng chưa ai kết hợp hai thứ đó để tạo ra một ngành kinh doanh mới như FedEx cả.” Sau hơn 30 năm, Smith vẫn là CEO của FedEx, và công ty của ông là hãng chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới. Còn Bezos, với 9 năm trong cương vị CEO của Amazon.com, hẳn ông còn nhiều thời gian để làm một chuyện gì to tát hơn bây giờ.
(Nguồn: tạp chí doanh nghiệp)
Bonus thêm cho các bạn video về kho hàng của Amazon. Mình dốt tiếng anh, hihi chưa dịch được. ^^ Rất vui nếu được bạn nào đó chia sẻ bản dịch. Cảm ơn nhiều.
Những yếu tố quyết định những sản phẩm hoặc dịch vụ bán trên mạng
Sử dụng những câu độc đáo để mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ. Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể được xác định hoặc mô tả bằng những câu độc đáo, nó sẽ nổi bật hơn trên Internet vì nó sẽ dễ được tìm thấy bằng sự trợ giúp của các công cụ tìm kiếm. Một việc quan trọng nữa là bạn đề cập tới sản phẩm hoặc dịch vụ của mình bằng sự kết hợp các cụm từ mà các công cụ tìm kiếm nhiều khả năng sử dụng khi tìm kiếm cho loại sản phẩm của bạn và đảm bảo rằng những cụm từ này xuất hiện với độ thường xuyên nhất định trên các trang web mà bạn đã yêu cầu các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục.
Đưa ra giá cạnh tranh. Do Internet giúp các khách hàng so sánh các giá cả cho những hàng hoá giống hệt nhau, mặt hàng có giá thấp nhất sẽ bán bán chạy nhất. Cũng vậy, cho tất cả các sản phẩm, giá trực tuyến có thể cần phải thấp hơn giá trong cửa hàng để tạo động lực nhằm vượt qua sự thiếu tin tưởng vào các nhà bán lẻ trực tuyến của người mua, một phần do không có sự trao đổi cá nhân trong giao dịch, và để đền bù cho việc khách hàng không thể “mang sản phẩm theo họ”.
Yếu tố tiếp xúc. Người tiêu dùng vẫn muốn sờ, nhìn, ngửi, thử, hoặc nói chuyện với ai đó về sản phẩm trước khi mua. Những người bán sẽ để sẵn nhiều sản phẩm của họ ở các cửa hàng bán lẻ hoặc các địa điểm khác, nơi người tiêu dùng có thể “sờ” chúng trước khi họ trở lại Internet và thực hiện việc mua.
Sự đồng nhất của sản phẩm. Những hàng hoá được sản xuất hàng loạt thì dễ bán trực tuyến hơn các sản phẩm thủ công hoặc làm theo yêu cầu. Hàng hoá đại trà có độ ổn định cao hơn về các đặc tính, có chi phí sản xuất dễ hoạch toán, và thường được người tiêu dùng biết tới nhiều hơn.
Những nhu cầu không gấp gáp. Người tiêu dùng thường có xu hướng đặt mua trực tuyến với những hàng hoá không cần ngay hơn là những hàng hoá mà họ cần ngay lập tức. Những nhà sản xuất có thể làm việc với những kế hoạch lập sẵn về sản xuất, vận chuyển và giao hàng cũng có xu hướng sử dụng Internet cho mục đích mua hàng của họ.
Sự hiểu biết của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Quan niệm chung là thương mại B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) trên Internet sẽ tăng nhanh hơn việc người tiêu dùng mua hàng từ các công ty thương mại điện tử (ngoại lệ là những công ty lớn nhất loại này, như Amazon, Autobytel, CD Now và Dell). Lý do là, không như nhiều người tiêu dùng, các doanh nghiệp quen với các đặc điểm của các sản phẩm họ cần và do đó thoải mái hơn với việc đặt hàng qua mạng.
Những sản phẩm thường được mua. Những sản phẩm đã tiêu chuẩn hoá được mua thường xuyên (tạp phẩm, quần áo trẻ em, văn phòng phẩm, sách, v.v...) đã quen thuộc với người tiêu dùng và do đó dễ để họ mua qua Internet hơn. Cách mua này sẽ giúp họ tiết kiệm thời gian và giải phóng họ khỏi sự nhàm chán của việc mua hàng lặp đi lặp lại.
Những sản phẩm nào thường được tìm mua trên mạng
Forrester Research (1998) đã chia thị trường bán lẻ trực tuyến thành ba: các vật dụng tiện ích, các hàng hoá bổ sung và các dịch vụ, hàng hoá liên quan tới nghiên cứu. Các vật dụng tiện ích là những thứ như sách, nhạc, quần áo và hoa. Sự đa dạng của sản phẩm, vận chuyển dễ dàng và khuyến mại bán lẻ với cường độ cao sẽ làm tăng sự phổ biến của việc bán trực tuyến của những loại hàng hoá này. Hàng hoá bổ sung được mua thường xuyên nhất là hàng tạp hoá và các vật dụng chăm sóc cá nhân. Chi phí dành cho chúng là khiêm tốn nhưng chúng rất cần thiết hàng ngày. Bị cản trở do thiếu một hệ thống phân phối khả thi và chậm chạp trong ứng dụng thương mại điện tử của người tiêu dùng, thị trường này được dự báo sẽ chỉ tăng trưởng trong phạm vi những loại thực phẩm chuyên dụng hoặc các sản phẩm y tế. Các dịch vụ và hàng hoá liên quan tới nghiên cứu có chi phí cao hơn nhiều so với hai loại kia và là được lên kế hoạch mua dựa trên thông tin; chúng bao gồm: vé máy bay, máy tính và xe hơi. Việc tìm kiếm thông tin trực tuyến và bán hàng trong nhóm này được kỳ vọng sẽ tăng đáng kể.
Người tiêu dùng mua gì qua mạng
- Các sản phẩm liên quan tới máy tính
- Sách
- CD
- Đồ điện tử tiêu dùng
- Du lịch
- Phim, video
- Đăng ký dài hạn các ấn phẩm trực tuyến
Nguồn: Ernst and Young, Nghiên cứu về mua sắm trên Internet (1998)
Người ta dự đoán rằng những khu vực tăng trưởng chính trong thương mại điện tử sẽ là ngành truyền thông và giải trí toàn cầu, du lịch (bao gồm khách sạn và hàng không), các dịch vụ chuyên nghiệp và tài chính, bảo hiểm và bán lẻ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những yếu tố liên quan tới thành công của sản phẩm bao gồm thương hiệu mạnh, sản phẩm độc đáo và giá cạnh tranh trên mạng.
Cần lưu ý rằng chưa có đủ nghiên cứu được thực hiện dựa trên tâm lý người tiêu dùng trực tuyến để quyết định tại sao một số phân đoạn người tiêu dùng và doanh nghiệp mua các sản phẩm và dịch vụ và tại sao họ không làm vậy. Vào tháng Bảy năm 1998, Đại học Wayne ở Detroit, Michigan khảo sát 113 công ty. Khoảng 87% chỉ ra rằng họ chưa mua một sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến nào trong vòng 6 tháng qua. Có vẻ như sự ngần ngại của người tiêu dùng và, ở một khía cạnh ít hơn, của các doanh nghiệp, trong việc tìm kiếm hoặc mua các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến, vượt xa những lo ngại về sự an toàn trong các giao dịch tài chính. Có một số nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu những yếu tố này là gì.
Một câu hỏi thú vị là mức độ có thể thay đổi những thói quen mua hàng của người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Có lẽ các doanh nghiệp dễ thay đổi hơn để có thể giảm chi phí, nâng cao tiến độ giao hàng, liên lạc với các nhà cung cấp, và đơn giản là đạt được hiệu quả trong việc đặt hàng, chuyển hàng và giao hàng. Hơn nữa, mức độ mua hàng giữa các doanh nghiệp với nhau có thể cao hơn vì nó hoàn toàn khác với kinh nghiệm mua sắm cá nhân truyền thống. Rất cần đặt câu hỏi rằng nó có trái với ý muốn tự nhiên của người tiêu dùng muốn lang thang trong những khu mua sắm lớn, các cửa hàng ở khu trung tâm thành phố, khu thương mại, các cửa hàng tạp hoá, hay họ sẽ thích mua sắm trực tuyến để có thể dành nhiều thời gian hơn cho những việc khác như thể thao hay gia đình.
Người Việt vẫn sợ giao dịch điện tử
Trước vấn nạn gian lận trong thương mại điện tử (TMĐT) đang gia tăng nhanh chóng, người tiêu dùng cần phải được bảo vệ và được nâng cao nhận thức về việc tự bảo vệ trong môi trường trực tuyến.
Vẫn “sợ”, vì sao?
Tại hội thảo “Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử” do Bộ Công thương tổ chức ngày 30/11/2010 tại Hà Nội, bà Vũ Thị Bạch Nga - Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng (Cục quản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương) cho biết, lợi ích từ TMĐT rất lớn, cho phép phạm vi giao dịch mở rộng toàn cầu, xoá bỏ trung gian trong quá trình phân phối hàng hoá, tiết kiệm thời gian, chi phí… Tuy nhiên, bà Nga cũng nhấn mạnh, trước thực trạng gian lận TMĐT đang gia tăng nhanh chóng, quảng cáo quấy rối người tiêu dùng như vấn nạn tin nhắn rác, tin nhắn mạo danh lừa đảo khuyến mại, trúng thưởng… đang là những nguyên nhân khiến cho nhiều người chưa đặt niềm tin vào TMĐT. “Hiện nay có rất nhiều trường hợp người tiêu dùng sau khi chuyển tiền qua mạng cho người bán nhưng bị lừa, không nhận được hàng hoặc nhận được hàng kém chất lượng, không đúng nội dung đã thoả thuận trước đó”, bà Nga nhấn mạnh.
Tại hội thảo, ý kiến của các chuyên gia kinh doanh trực tuyến đều cho rằng, TMĐT là cách thức kinh doanh mới với những nguyên tắc và luật lệ riêng, khác với kinh doanh truyền thống. Chính vì thế, hiện nay người tham gia giao dịch thường không mặn mà với TMĐT do chưa yên tâm về người bán, lo lắng về chất lượng, sợ bị tiết lộ thông tin cá nhân hoặc nhận thấy giá cả chưa hấp dẫn.
Một nguyên nhân cũng khiến cho gia tăng nguy cơ rủi ro cho người tham gia TMĐT chính là bị website bán hàng “hút hồn” về giá. Trao đổi cụ thể về vấn đề này, luật sư Nguyễn Hoàng Hải – Trưởng văn phòng luật NG Hoàng Hải & Cộng sự cho rằng: Có một thực tế là hiện nay nhiều website TMĐT uy tín bán sản phẩm với giá cao, trong khi một web ít tên tuổi hơn lại đưa ra giá rẻ cho sản phẩm cùng loại. Thực tế này khiến cho người tiêu dùng trong nước với tâm lý… tiết kiệm tối đa đã “nhắm mắt” lựa chọn mạng nhỏ cho dù các điều kiện liên quan đến đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo hành… không tốt bằng.
Ràng buộc trách nhiệm bằng thẻ tín dụng
Giá trị giao dịch TMĐT online chỉ chiếm khoảng 0,3-0,4 tổng tiêu dùng quốc nội trong con số 30 triệu người truy cập Internet tại Việt Nam (số liệu do Trung tâm Internet Việt Nam cung cấp – PV) là một con số quá ít ỏi. Ông Nguyễn Ngọc Điệp – TGĐ công ty Cổ phần Vật giá dự báo, trong khoảng 5 năm nữa, khi số lượng người dùng Internet tại Việt Nam sẽ tăng lên 40 triệu thì giá trị giao dịch MTĐT online sẽ được “đẩy” lên mức 2 - 4% tổng tiêu dùng quốc nội.
Tuy nhiên đó chỉ là một con số lý thuyết, còn trong thực tế 5 năm tới, TMĐT Việt Nam phát triển nhanh hay chậm thì còn phụ thuộc rất lớn vào chính sách bảo hộ của Nhà nước, sự tham gia của các doanh nghiệp TMĐT và hơn hết là tâm lý của người tiêu dùng đối với TMĐT trong nước có hết… bất an hay không.
Trao đổi cụ thể về các biện pháp nhằm hạn chế tối đa rủi ro khi tham gia TMĐT, bà Nga khuyến cáo: Bên cạnh những tác động của nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật, để hạn chế rủi ro, người tham gia giao dịch TMĐT cần lựa chọn địa chỉ website bán hàng với thương hiệu uy tín, có địa chỉ đăng ký và liên lạc rõ ràng, được cộng đồng người tiêu dùng đánh giá tốt. Cần tham khảo kỹ năng các điều khoản sử dụng website, chính sách mua hàng, thanh toán, vận chuyển cũng như chính sách hoàn trả, bảo hành, chính sách giải quyết khiếu nại, thắc mắc.
Theo bà Nga, một website tốt sẽ cung cấp đầy đủ và dễ dàng các thông tin trên cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, một vấn đề rất quan trọng là cần xác định rõ mức chi phí mua bán, nên so sánh giá bán, phí vận chuyển tại nhiều website khác nhau, kiểm tra lại giá trị thanh toán, địa chỉ giao hàng, tên người được thụ hưởng thanh toán…
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng cảnh báo đến thực tế nhiều người cho tới nay vẫn dễ bị mắc lừa do chưa có kinh nghiệm nên sau khi thanh toán vẫn cung cấp thông tin cá nhân để xác nhận. Chính vì vậy, cảnh báo được đưa ra là tuyệt đối không trả lời bất kỳ một e-mail hay hình thức yêu cầu cung cấp thông tin tài chính, cá nhân nào. Cùng đó, cũng cần kiểm tra thông tin tài khoản ngân hàng để biết chính xác số tiền đã được thanh toán.
Trên phương diện văn bản pháp lý của Nhà nước, bà Nga cho biết với sự nỗ lực chung của nhà nước, hiện hệ thống chính sách, pháp luật về TMĐT ngày càng được hoàn thiện diện với Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật CNTT năm 2006… Mới đây nhất, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vừa được thông qua ngày 17/11/2010 (đến 1/7/2011 sẽ chính thức có hiệu lực). “Luật quy định rõ về quyền của người tiêu dùng, bảo vệ thông tin cá nhân người tiêu dùng, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ…, sẽ góp phần thắt chặt hơn nữa hoạt động giao dịch TMĐT tại Việt Nam”, bà Nga cho biết.
Đi tìm giải pháp hạn chế rủi ro trong giao dịch TMĐT, ông Nguyễn Ngọc Điệp nhận định: Do giao dịch online với thẻ tín dụng chưa nhiều, nên phần lớn website TMĐT tại Việt Nam chỉ dừng lại ở mức độ… rao vặt, chưa được đầu tư nhiều nên tính năng còn sơ sài, độ an toàn thấp... Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến cho việc rao bán và mua hàng ảo vẫn phổ biến là do các website chưa có chính sách ràng buộc người mua và người bán bằng thẻ tín dụng (như trên eBay).
Tại nhiều quốc gia như Mỹ, trách nhiệm và hành vi của cả người mua và bán đều bị ràng buộc rất chặt chẽ bằng thẻ tín dụng. Khi tham gia vào TMĐT, cả hai bên đều phải đặt trước một số tiền nhất định với tổ chức sở hữu website TMĐT. Nếu người đăng tin rao bán lại không có hàng hoá theo đúng như cam kết hay người mua đã đặt hàng nhưng lại không mua sẽ đều bị trừ tiền tài khoản. “Đây là một trong những giải pháp giúp hạn chế được vấn nạn rao bán hoặc mua hàng ảo hiệu quả Việt Nam nên áp dụng”, ông Điệp nhấn mạnh.
Bà Vũ Thị Bạch Nga - Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng (Cục quản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương) cho rằng: “Người tiêu dùng cần phải được bảo vệ bằng pháp luật và các cơ chế giải quyết tranh chấp, cần nâng cao nhận thức về việc bảo vệ thông tin cá nhân trong môi trường trực tuyến”.
theo ICT news
Bài viết đã đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 144 ra ngày 1/12/2010.