ADS 1

Showing posts with label ứng dụng. Show all posts
Showing posts with label ứng dụng. Show all posts

13 nhân viên kiếm được 1 tỷ đô trong 551 ngày nhờ viết ứng dụng



Instagram được thành lập vào tháng 6/2010 và ứng dụng ảnh cho iOS và Android trình làng tháng 10/2010. Sau 551 ngày, hay 78 tuần, 2 nhà sáng lập tuổi ngoài đôi mươi đã bán lại thành quả của họ cho Facebook với 1 tỷ USD, biến đội ngũ nhân viên ít ỏi (đa số gia nhập cuối năm 2011 đầu 2012) thành những người giàu có và được coi là may mắn bậc nhất thung lũng Silicon.
Nếu chia trung bình từ ngày thành lập, Instagram kiếm được 1,8 triệu USD mỗi ngày, hay 12,7 triệu USD mỗi tuần, từ mạng xã hội Facebook.
Đến tháng 6/2011, Instagram cũng mới chỉ có 4 người.
Đến tháng 6/2011, Instagram cũng mới chỉ có 4 người. Tính từ trái sang: Đồng sáng lập Mike Krieger, kỹ sư Shayne Sweeney, CEO và đồng sáng lập Kevin Systrom và quản lý Josh Riedell.
CEO Kevin Systrom, 28 tuổi, từng làm việc tại Google trong 3 năm. Anh sở hữu 40% cổ phần của Instagram, tương đương 400 triệu USD. Đồng sáng lập là Mike Krieger cũng chỉ có 25 tuổi, nắm giữ 10%, tức 100 triệu USD. Phần còn lại được chia cho các nhà đầu tư và 11 nhân viên. Đây được coi là khoản tiền khổng lồ với một công ty có sản phẩm mới xuất hiện 1,5 năm và nhất là đó chỉ là một ứng dụng tạo hiệu ứng cho ảnh chụp từ iPhone và Android (còn chưa hoạt động trên iPad và các nền tảng như Windows Phone, BlackBerry, Symbian..).
Instagram không phải ứng dụng di động đầu tiên cho phép mọi người chia sẻ ảnh lên Twitter, Facebook, Flickr... Nó cũng không phải chương trình đầu tiên hỗ trợ các bộ lọc và hiệu ứng để ảnh mang hơi thở mới. CEO Systrom cho hay họ cũng chưa từng bỏ ra một khoản tiền nào cho marketing. Nhưng nó may mắn khi thành công hơn hẳn các đối thủ khác. Tuần trước, Instagram thu hút được 50 triệu USD từ nhà đầu tư và được ước tính trị giá khoảng 500 triệu USD. Mark Zuckerberg, CEO Facebook, được cho là từng đề nghị mua Instagram trước đó, nhưng khi có nguồn đầu tư trên, tỷ phú trẻ đã quay lại gặp Systrom với đề nghị khó từ chối: nâng mức giá lên gấp đôi.
Systrom, tốt nghiệp Đại học Stanford như nhiều triệu phú công nghệ khác, lớn lên ở Boston (Mỹ) và sớm có cơ hội cảm nhận về thời kỳ bùng nổ dotcom. Mẹ anh, bà Diane Systrom, từng làm việc cho trang Monster.com trong giai đoạn đầu của Internet và hiện là quản lý của Zipcar, một công ty cho thuê xe trực tuyến.
Ngay từ khi học đại học, Systrom đã rất mê nhiếp ảnh và luôn nghĩ ra những cách khác nhau để chia sẻ ảnh trực tuyến. Anh làm cho Google nhưng rồi lại chuyển tới Nextstop, trang tư vấn về du lịch được Facebook mua lại với giá 2,5 triệu USD.
Systrom sau đó khởi động Burbn (tên đồ uống mà anh yêu thích) - dự án tham gia vào những lĩnh vực "hot" trên di động như chia sẻ ảnh, địa điểm giống Foursquare. Nhưng nó thiếu sự định hướng rõ ràng. Đồng hành với Systrom có Krieger, cũng là một sinh viên Đại học Stanford. Cả hai nghĩ đến chuyện thu hẹp lại chiến lược và muốn chỉ tập trung vào phát triển thật tốt một thứ gì đó.
"Chúng tôi nhận thấy ảnh di động là cơ hội tuyệt vời để thử nghiệm những ý tưởng mới. Chúng tôi dành một tuần tạo một phần mềm chuyên về ảnh. Nó hoạt động thật kinh khủng. Vì thế, chúng tôi quay trở lại với Burbn", Systrom chia sẻ. "Rất khó để quyết định, nhưng rồi chúng tôi về cơ bản gạt đi mọi thứ có trong Burbn trừ tính năng ảnh và bình luận. Phần còn lại đó chính là Instagram".
Chính thức được công bố vào tháng 10/2010, Instagram lập tức gây sốt và đến nay đã đạt hơn 30 triệu lượt tải trên iPhone. Mọi người tỏ ra yêu thích những tấm hình trông như thể được chụp từ thập niên 80 của thế kỷ trước.
Giới công nghệ hiện nghi ngờ tương lai của Instagram khi "vào tay" Facebook, tuy nhiên những gì nó đạt được làm dấy lên hy vọng cho những chuyên gia phát triển thế hệ 8x, 9x đang tham gia vào lĩnh vực ứng dụng di động tiềm năng và màu mỡ.

"Sách điện tử là một bước lùi của sách in"



(VTC News) - E-book hiện trong tầm với của số lượng lớn độc giả trên toàn thế giới hơn bao giờ hết do số lượng phong phú, giá cả ngày càng rẻ. Nhưng theo một nghiên cứu mới đây, các công ty kinh doanh sách điện tử có biểu hiện không tôn trọng người dùng.Theo Hiệp hội các nhà xuất bản Mỹ, e-book (sách điện tử), đang có doanh số bán hàng tăng mạnh mẽ, đạt 164.100.000 USD cho tháng Giêng và tháng Hai năm 2011. Tăng tới 170% so với cùng kỳ năm 2010.

Richard Stallman là một người đấu tranh vì quyền tự do cho người sử dụng và người viết chương trình 

Richard Stallman, người sáng lập của phong trào phần mềm tự do và các dự án GNU cho biết hiện nay công nghệ đọc sách điện tử về cơ bản là có tác động xấu cho người dân,. Trong một bài báo có tiêu đề "Những mối nguy hiểm của e-book", Stallman chỉ ra rằng trường hợp sách điện tử là "một bước lùi từ sách in."

Hạn chế quyền của người dùng

Stallman ghi chú: Sách in trên giấy có thể được mua bằng tiền mặt mà không cần đưa ra danh tính và không cần đăng bất kỳ loại giấy phép hạn chế sử dụng của bên mua. Không có công nghệ độc quyền, và nó đôi khi theo quyền tác giả, thậm chí quét và sao chép các cuốn sách còn là hợp pháp.

Một khi đã trả tiền, người mua sẽ sở hữu cuốn sách đó và không ai có thể chống lại việc đó.

Các công ty kinh doanh sách điện tử hạn chế quyền tự do của độc giả

Ngược lại với hiện tượng này là sách điện tử Amazon, nơi mà người dùng không chỉ phải xác nhận thông tin bản thân để mua một e-book, nhưng cũng phải chấp nhận "một giấy phép hạn chế" về việc họ sử dụng nó.

Stallman khẳng định, sao chép sách điện tử là "không thể, do hạn chế quản lý kỹ thuật số trong các thiết bị và bị cấm bởi các giấy phép".

Không chỉ như vậy, Stallman còn chỉ ra rằng Amazon còn có thể độc lập xóa các sách đã được mua của người dùng, đó là cách công ty này xóa “hàng ngàn bản copy của George Orwell năm 1984”.


Chúng ta phải phản đối E-book

Cuối cùng Stallman nói: “Chúng ta phải phản đối sách điện tử cho tới khi họ tôn trọng quyền tự do của người dùng”.

Ông còn gợi ý cách tốt hơn là ủng hộ các tác giả, hãy “phân phối quỹ thuế cho các tác giả dựa trên căn bậc ba của mức độ nổi tiếng của họ” hay là “thiết kế các ứng dụng mà người dùng có thể tự nguyện tặng tiền cho tác giả một cách ẩn danh”.

Lãng Nguyên
(theo PcWorld)

Amazon - Sách số bán chạy hơn sách giấy

stock-photo-capacity-competition-ebook-reader-and-classic-paper-books-63141913.jpg
Sách số bán chạy hơn sách giấy
ICTnews – Amazon.com vừa thông báo sách số đã bán được nhiều hơn sách giấy sau chưa đầy 4 năm xuất hiện.

Amazon, nhà bán sách lẻ hàng đầu thế giới hiện nay, cho biết trong số sách website thương mại điện tử này bán ra từ ngày 1/4 tới nay, sách giấy bán được 100 quyển sách thì sách số (ebook) bán được 105. Nếu tính cả sách số miễn phí nữa thì cán cân còn chênh lệch lớn hơn.
Sách giấy có hai loại: sách bìa cứng và sách bìa mềm. Tháng 7 năm ngoái, Amazon đã thông báo sách số bán được nhiều hơn sách bìa cứng. Hiện tại, số lượng sách số bán được đã gấp ba lần cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà phân tích ước tính Amazon chiếm hai phần ba tổng doanh thu sách số của Hoa Kỳ.
Amazon cũng cho biết phiên bản mới nhất và rẻ nhất của thiết bị đọc sách số Kindle của họ đã bán chạy nhất trong gia đình Kindle chỉ sau 5 tuần xuất hiện. Gói khuyến mại đặc biệt của Kindle hiện có giá 144 USD.
Nguyễn Gia Thái
Theo Huffingtonpost

Kho hàng – điều làm nên thành công của Amazon


Việc Amazon quyết định tự xây dựng hệ thống lưu kho bãi là một quyết định không mấy dễ dàng. Với giá trị khoảng 50 triệu USD cho mỗi nhà kho, việc xây dựng và vận hành hệ thống nhà kho quả là tốn kém.

Việc Amazon quyết định tự xây dựng hệ thống lưu kho bãi là một quyết định không mấy dễ dàng. Với giá trị khoảng 50 triệu USD cho mỗi nhà kho, việc xây dựng và vận hành hệ thống nhà kho quả là tốn kém. Để có thể kinh doanh thành công, Amazon phải phát hành 2 tỷ USD trái phiếu công ty. Thế là có vẻ như Bezos không phải đang xây dựng một công ty dot.com đích thực vì hãng lại có hệ thống nhà kho hữu hình như công ty bán lẻ thông thường. Nhiều nhà đầu tư bắt đầu phê phán mô hình kinh doanh của Amazon là không khác gì các công ty bán lẻ truyền thống, chỉ khác mỗi chỗ là có một trang web ấn tượng hơn mà thôi.
 Tuy nhiên, nếu ai đó đến thăm quan 6 nhà kho của Amazon ngày nay, người ta có thể dễ dàng nhận ra các nhà đầu tư đã sai lầm khi phê bình mô hình này của Bezos. Các kho hàng của Amazon không hề giống với các kho hàng truyền thống mà được tin học hoá cao độ. Các nhà kho của Amazon sử dụng công nghệ cao đến nỗi chúng đòi hỏi rất nhiều dòng mã hoá để vận hành và phức tạp không kém trang web của Amazon. Máy tính bắt đầu quy trình bằng cách gửi tín hiệu thông qua mạng không dây tới cho công nhân để họ biết cần phải lấy thứ gì xuống khỏi giá; sau đó họ đóng gói mọi thứ theo trình tự để gửi đi. Trong quá trình gửi hàng, máy tính tạo ra vô số dòng dữ liệu từ những sản phẩm bị đóng gói sai tới thời gian chờ đợi và các nhà quản lý có nhiệm vụ phải theo dõi sát sao hệ thống dữ liệu này. Bezos thường đi thăm mỗi nhà kho một tuần liền vào quý cuối năm. Đối với các nhân viên thì thời gian này quả là vất vả khi ông chủ tới thăm họ. Bezos đặt ra hàng loạt câu hỏi về hệ thống giải thuật để xử lý đơn hàng, tốc độ xử lý năng suất, và không bao giờ vừa lòng khi chưa có câu trả lời thoả đáng.
Để đáp lại, các nhà quản lý của Amazon ở bộ phận lưu kho phải nỗ lực hết sức để đẩy năng suất lên cao tới tối đa. Chẳng hạn bằng việc tái thiết kế hệ thống chuyển hàng trên băng chuyền tự động, Amazon đã có thể tăng năng suất của một kho lên 40%. Trong 3 năm qua, chi phí vận hành các nhà kho của Amazon đã giảm từ 20% doanh thu xuống còn chưa đầy 10% doanh thu. Thậm chí ngay cả ban quản trị công ty cũng không thể tin được vào thành tích này. Các nhà kho của Amazon vận hành hiệu quả đến nỗi tỷ lệ luân chuyển hàng mới của các nhà kho này đạt 20 lần/năm. Tất cả các công ty bán lẻ khác chỉ đạt con số dưới 15 lần/năm. Trên thực tế, một trong những thế mạnh lớn nhất hiện nay của Amazon là năng lực quản lý hàng tồn kho, và thậm chí Amazon còn được các công ty bán lẻ khác giao toàn bộ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của mình cho Amazon thầu phụ, như trường hợp các hãng bán lẻ Toys R Us và Target.
Tất cả những điều trên đây lý giải một luận điểm quan trọng Bezos kiên trì theo đuổi từ khi ông khởi sự Amazon mà đến bây giờ mọi người mới tin: “Trong một thế giới hữu hình, mọi người đều nghĩ địa điểm là quan trọng nhất. Đối với chúng tôi, 3 thứ quan trọng nhất là: công nghệ, công nghệ và công nghệ.” Amazon chi tiêu nhiều tiền vào phát triển các phần mềm tin học. Nhờ việc chuyển sang sử dụng hệ điều hành miễn phí Linux, hãng giảm được chi phí công nghệ tới 20% trong vòng 2 năm qua.
Bezos còn vượt lên các nhà bán lẻ truyền thống khác bằng cách mở rộng hợp tác với các đối thủ cạnh tranh thay vì phải vượt lên bằng được họ. Amazon hiện bán rất nhiều sản phẩm của các nhà bán lẻ khác trên cùng trang Web của mình. Nghe thì có vẻ như là Amazon đang “tự sát”, và lúc đầu Bezos đã phản đối ý tưởng này. Nhưng sau khi thực hiện ý tưởng đó, thì thành công của Amazon đã vượt ra ngoài dự kiến. Amazon sở dĩ làm được điều này là do hãng sở hữu một hệ thống lưu kho quá đỗi hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận của Amazon khi bán buôn và ăn hoa hồng cho các đối thủ cạnh tranh cũng cao không kém tỷ suất lợi nhuận nếu hãng bán lẻ trực tiếp tới người tiêu dùng. Ngoài ra, công ty không tốn một đồng chi phí quảng cáo nào về giá của mình là rất rẻ, vì người tiêu dùng có thể dễ dàng so sánh mức giá của Amazon với giá của các nhà bán lẻ khác. Điều này không chỉ tiết kiệm tiền mà còn tạo ra lòng trung thành và tin tưởng của khách hàng.
Phương pháp quản trị dựa trên các con số thực tế không phải lúc nào cũng dễ dàng thành công. Bezos là người tin tưởng vững chắc vào nền kinh tế dot.com và đã tiến hành mua nhiều công ty dot.com phá sản hay đang khủng hoảng như Kozmo.com và Pets.com. Khoản đầu tư này khiến Amazon phải chi ra 350 triệu USD trong thời gian từ 2000 đến 2002. Bong bóng Internet cũng làm Bezos chi quá nhiều tiền vào mở rộng quy mô. Sau khi mở 6 nhà kho và rồi tăng lên 8, Amazon cuối cùng phải đóng cửa 2 nhà kho và sa thải 1.500 nhân viên và gánh một khoản lỗ 400 triệu USD vào chi phí tái đầu cơ.
Tuy nhiên Bezos đã có thể phục hồi và đưa Amazon vượt qua thời kỳ bong bóng Internet nổ tung. Kể từ đó đến nay, ông đã chứng minh được vai trò như một nhà lãnh đạo tầm cỡ. Trong thế giới công nghệ, từ trước tới nay chưa có mấy ai lại có thể sáng lập một công ty rồi điều hành và chèo lái nó đi đến miền đất hứa. Trong số hàng trăm người mới có một vài gương mặt thành công như Tom Watson, Bill Hewlett, Bill Gates, hay Micheal Dell.
Những nhà đầu tư khôn ngoan đã bắt đầu để ý đến Jeff Bezos nhiều hơn. Không ai hiểu rõ điều này như Warren Buffett. Ông đã so sánh Bezos với Fred Express (FedEx). “Ông ấy là người đã kết hợp những thứ ngay trước mắt chúng ta là bán sách với công nghệ thông tin để rồi chỉ trong vài năm đã tạo ra một trong những nhãn hiệu lớn nhất trên thế giới. Trường hợp của FedEx, ai cũng biết việc gửi thư và máy bay, nhưng chưa ai kết hợp hai thứ đó để tạo ra một ngành kinh doanh mới như FedEx cả.” Sau hơn 30 năm, Smith vẫn là CEO của FedEx, và công ty của ông là hãng chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới. Còn Bezos, với 9 năm trong cương vị CEO của Amazon.com, hẳn ông còn nhiều thời gian để làm một chuyện gì to tát hơn bây giờ.
(Nguồn: tạp chí doanh nghiệp)


Bonus thêm cho các bạn video về kho hàng của Amazon. Mình dốt tiếng anh, hihi chưa dịch được. ^^ Rất vui nếu được bạn nào đó chia sẻ bản dịch. Cảm ơn nhiều.








Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes