Jimmy Wales, cha đẻ của bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia cảnh báo những tín hiệu xấu về đứa con cưng của mình.
10 năm thành lập cũng là quãng thời gian mà Wikipedia đã gặt hái được rất nhiều thành công. Giờ đây Wikipedia (Wiki) đã là một trong những từ phổ biến trên internet và được tra cứu nhiều nhất trong công cụ tìm kiếm Google. Nhưng cùng với những hào quang thì Wiki cũng phải nếm những trái đắng bởi chính sách mở, mọi thành viên đều có thể thay đổi thông tin trên trang này. Đứng trước những cuộc chiến chỉnh sửa trên Wiki, ban quản trị website đã đưa ra những quy định để giới hạn khả năng sửa chữa của từng thành viên.
“Nhiều thủ tục rắc rối để có thể sửa chữa thông tin, là nguyên nhân khiến Wiki đang ngày càng mất đi những cộng tác viên tâm huyết” đó chính là tâm sự của Jimmy Wales, cha đẻ của Wikipedia đã tâm sự trên tờ Associated Press hôm thứ 5 vừa qua. Những quy định đưa được ra giống như một con dao 2 lưỡi.
Mặt tích cực giúp Wiki khôi phục lòng tin của người sử dụng, khi chỉ có những thành viên đủ tiêu chuẩn và bài viết phù hợp mới được quyền sửa chữa. Nhưng mặt khác, cùng với việc thắt chặt quy định Wiki đang ngày mất đi một số lượng lớn thành viên mệt mỏi với những thủ tục trên. Và thực sự nỗ lực trong việc ngăn chặn cuộc chiến chỉnh sửa của các thành viên cũng chưa có tác dụng nhiều trong việc khôi phục lòng tin của người dùng.
Hiện Wikipedia có 3,7 triệu bài viết bằng tiếng anh, 19 triệu bài được viết bằng 282 ngôn ngữ khác nhau, là một trong những website được truy cập nhiều nhất trên internet.
Theo báo cáo mới đây nhất của công ty ngiên cứu AP, tính từ tháng 3/2011 thì số thành viên tham gia viết bài chỉ khoảng 90.000 thành viên. Thất bại với kế hoạch đề ra của các nhà quản trị là tăng số người thành viên tham gia lên thêm 5000 vào tháng 6/2012.
Đứng trước những khó khăn lớn bởi số thành viên đang giảm, Wales đã tham gia nhiều hội nghị, lấy ý kiến từ các thành viên để thay đổi giao diện trang web, bố cục của trang nhằm thu hút bạn đọc. Bên cạnh những nỗ lực chủ quan, Wiki cũng đã bắt tay cùng với giáo sư tại các trường đại học lớn trên toàn thế giới, khuyến khích sinh viên của trường viết bài về các đề tài khác nhau, nhằm làm phong phú nội dung bách khoa toàn thư này.
Bên cạnh những cố gắng không biết mệt mỏi, Wales cũng tâm sự rằng: “Việc số lượng thành viên đang giảm một cách nhanh chóng sẽ là tín hiệu xấu cho tương lai của bách khoa toàn thư Wikipedia”.
Tham khảo: DigitalTrends
0 comments:
Post a Comment