This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Showing posts with label viral marketing. Show all posts
Showing posts with label viral marketing. Show all posts
Những chiến dich Viral Markeing xuất xắc
Điều gì làm nên thành công của một chiến dịch “viral” (lan truyền)? Chất lượng nội dung? Tính hài hước? Hay tốc độ lan truyền? Cho dù là gì đi nữa thì chúng ta đều biết rằng, để được lan truyền (viral), một quảng cáo cần phải có khả năng tự sao chép, tự lây lan ở mức độ cao nhất. Dựa trên sự thành công của những chiến dịch trong năm 2010, chúng tôi có thể nói rằng, hiệu quả của nó khá xứng đáng với chi phí bỏ ra.
Chàng trai của Old Spice
Chiến dịch quảng cáo truyền hình của nhãn hàng Old Spice có tên “The Man Your Man Could Smell Like” (Để người đàn ông của bạn thơm tho như bạn muốn) là một hit của năm vừa qua. Quảng cáo này ban đầu được phát sóng trong chương trình Superbowl hồi tháng 2. Diễn viên chính của video này là Isaiah Mustafa, anh này diễn một đoạn độc thoại trong khi đang cởi trần, nói về việc một người đàn ông có thể làm bất kỳ điều gì nếu anh ta sử dụng sản phẩm Gel tắm và nước hoa của hãng Old Spice.
Trên Youtube, video này đã đạt tới 13 triệu lượt xem. Chiến dịch này đã đạt tới đỉnh cao khi chàng diễn viên Mustafa bắt đầu tham gia trả lời câu hỏi trên Youtube dành cho người hâm mộ theo đuôi anh trên Twitter bằng hàng loạt video đặc biệt của anh trong trang phục quấn khăn tắm và bối cảnh phòng tắm (anh trả lời với hơn 180 videos ngắn với người nổi tiếng như Demi Moore, Ellen DeGeneres, and Perez Hilton – với một tốc độ cực kỳ nhanh chóng). Điểm hay nhất của clip Old Spice Guy này là gì ư? Đó chính là việc gắn kết với những người theo dõi anh trên mạng và bằng những video và tuyên bốnhư thế này.
Thợ săn Tipp-Ex
Công ty sản xuất bút tẩy Tipp-Ex đã trở thành điểm nóng trên các báo khi đưa ra một video tương tác trên Youtube với tên gọi: “NSFW: A Hunter Shoots A Bear” (Người thợ săn bắn gấu). Trong video này, một người đàn ông sắp sửa bị một con gấu khổng lồ tấn công, ông ta la lên: “Này, ta không muốn bắn con gấu này!”. Sau đó ông ta xóa mờ chữ “bắn” và yêu cầu người xem thay đổi câu chuyện bằng cách điền động từ mà họ muốn vào chữ đã bị làm mờ. Có rất nhiều bản thu được gửi tới để điền vào từ này (tuy nhiên, nếu động từ của bạn không khớp, màn hình của bạn sẽ hiển thị hình con gấu và người thợ săn đang trưng biển “Error 404″).
Greenpeace Orangutan
Khi tổ chức hoạt động vì môi trường Greenpeace muốn công ty Nestle dừng việc sử dụng dầu cọ, một loại dầu thực vật được dùng trong quá trình chế biết thực phẩm, bởi vì họ cáo buộc đây là việc làm cạn kiệt tài nguyên rừng và xóa bỏ môi trường sống tự nhiên của loài đười ươi, họ đã quyết định sử dụng chiến dịch viral. Các nhà hoạt động đã bắt tay với các nhà sản xuất xây dựng một video nhại lại Video “Need a Break” của Nestle bằng hình ảnh một nhân viên văn phòng đang trong trạng thái stress và nhai ngón tay thay cho kẹo Kit Kat của Nestle. Video này phần lớn được làm bằng đồ họa (ở hình ảnh ngón tay chảy máu) nhưng nó chắc chắn đã chuyển tải được thông điệp chính – video này cũng đã đạt giải “Viral Video hay nhất năm 2010″ tại Liên hoan phim ngắn Berlin.
Toy Story 3
Câu chuyện đồ chơi 3 – bộ phim đạt doanh thu cao nhất năm 2010, trên 1 tỷ đô la trên toàn cầu – đã có một chiến dịch viral video độc đáo nhất trong năm vừa qua, dựa trên ý tưởng mô phỏng lại những phim quảng cáo mang màu sắc lãng mạn cổ điển của những năm 80 của một nhân vật đồ chơi được giới thiệu trong phim. Video có tên gọi“Lots o’ Huggin Bear” (thậm chí video này còn có cả một phiên bản tiếng Nhật). Chiến dịch khổng lồ này cũng làm riêng một đoạn phim miễn phí gồm 2/3 nội dung phần đầu của phim dành cho sinh viên (nhưng họ phải trả tiền để xem nốt đoạn còn lại, khi bộ phim chính thức công chiếu). Song song với việc này, họ cũng đưa ra 3 video chỉ phát hành trên internet (bao gồm đoạn Woody và Buzz chat với nhau qua IM) và một ứng dụng của Disney dành cho Facebook cho phép người chơi mua vé trực tiếp từ website và nhận được thông báo nếu có bất kỳ ai trong số bạn trên FB của họ cũng đặt vé như vậy. Thêm vào đó là hàng loạt những video phỏng vấn ngắn 70 giây với búp bê Ken có tên “Groovin’ with Ken” và Walt Disney tại Anh đã phát hành một loạt video tương tự về chủ đề “Ken’s Dating Tips” (bí quyết hẹn hò của Ken).
Mountain Dew
Hãng Mountain Dew đã thực hiện thành công “Chiến dịch DEWmocracy” trong việc quyết định hương vị mới, được bầu chọn bởi khách hàng, cho sản phẩm của họ. Từ cuối năm 2009, công ty này đã mời các cá nhân và các công ty quảng cáo nộp những video quảng cáo 12 giây dành cho những hương vị mới (ba mùi Distortion, Typhoon và White Out đã vào chung kết). Những người tham gia bầu chọn gửi tin nhắn lựa chọn của mình hoặc bầu chọn trực tuyến thông qua trang www.dewmocracy.com. WhiteOut cuối cùng đã chiến thắng, nhờ màu sắc nổi bật của sản phẩm và bao bì hết sức sành điệu.
Tron: Legacy
Chiến dịch viral của “Tron: Legacy” đã trải qua một con đường dài và gian khó trong suốt hai năm qua, cuối cùng thì cũng đi đến đoạn kết khi bộ phim chính thức ra mắt vào ngày 17/12/2010. Chiến dịch này bao gồm các phần sau: Các công viên Disneyland thay đổi trang trí từ những đường viền bằng đèn sáng thành vòng tròn sáng, một trò chơi trực tuyến, và trang www.flynnlives.com – một trang web được duy trì bởi những người tin vào nhiệm vụ của Kevin Flynn (do Jeff Bridges thủ vai) và tổ chức của anh ta. Hồi tháng 10, một đoạn giới thiệu 23 phút về bộ phim đã được chiếu tại các rạp IMAX trên toàn thế giới, và buổi chiếu ra mắt bộ phim dự kiến cũng được phát sóng trên internet. Rõ ràng là những nhà marketing cho bộ phim Tron này đang cố gắng không để thất bại năm 1983 của nó lặp lại. Cho dù kết quả của chiến dịch này thế nào thì nó cũng đã khá phổ biến và bạn vẫn còn có thể tìm thấy trên mạng.
Sự thật về vật thể lạ trên bầu trời Sài Gòn
Người đăng tải video clip “Vật lạ trên bầu trời Sài Gòn” trên YouTube ngày 26/7 thừa nhận đoạn phim là sản phẩm công nghệ.
Mục đích làm video clip được giải thích là chứng minh hiệu quả của marketing lan truyền (Viral Marketing).
Sau hơn một tuần đăng tải và “mất tích”, hôm nay người đăng tải video clip “Vật lạ trên bầu trời Sài Gòn” đã xuất hiện và đăng phần còn lại của đoạn phim đồng thời xin lỗi tới các thành viên đã quan tâm.
Video sự thật về vật thể lạ trên bầu trời Sài Gòn. |
Ý tưởng thực hiện clip này dựa trên mẫu quảng cáo của Laptop series 9 Samsung tại Mỹ được làm bằng Duralumin (chất liệu chế tạo vỏ máy bay) siêu nhẹ. Lý do làm clip được tác giả đưa ra là nhằm chứng minh sức mạnh của marketing lan truyền so với hình thức làm phim quảng cáo (TVC) mà anh ta cho là “tẻ nhạt” và tốn chi phí lớn để phát trên các kênh truyền thông. Người này cũng cho rằng nếu có ý tưởng tốt vẫn có thể tạo được một hiệu ứng truyền thông thành công.
Viral marketing đã không còn là thuật ngữ mới đối với giới marketing ở Việt Nam. Trước đó đã có thành công của một số chiến dịch ở Việt Nam như "Tìm em nơi đâu" của Close Up, chiến dịch khai thác hiện tượng hát nhép Don Nguyen với bài "Vọng cổ Gheisha" để quảng bá cho thương hiệu Sony Ericson Vivaz. Với chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao, hình thức marketing này đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đây là clip quảng cáo thử nghiệm gây tranh cãi nhưng nhiều người cũng cho rằng ý tưởng của nickname này rất mới mẻ và sáng tạo.
Video clip “vật thể bay không xác định xuất hiện trên bầu trời Sài Gòn” đã gây xôn xao cộng đồng mạng trong tuần qua. Theo thống kê trên YouTube, có 489.426 lượt xem và hơn 1.000 lượt bình luận. |
Thực ra nó là quảng cáo laptop ạ
Thúy Ngân
Doanh nghiệp Việt chưa sử dụng Facebook, Youtube nhiều
Có đến 35% người dùng Internet tại Việt Nam từng tham khảo thông tin từ Facebook, Youtube... trước khi sử dụng dịch vụ hay đi mua hàng. Nhưng chỉ 1% doanh nghiệp Việt Nam marketing qua những mạng xã hội này.
Theo nghiên cứu của Vinalink (một công ty chuyên về dịch vụ khảo sát, marketing trực tuyến), có đến 35% số người dùng Internet tại Việt Nam từng tham khảo thông tin trên forum và 25,5% từng xem thông tin từ bạn bè, fanpage, quảng cáo... trên các mạng xã hội trước khi mua hàng hay sử dụng dịch vụ.
Tuy nhiên, chỉ có 0,4% doanh nghiệp Việt Nam dùng Facebook (khoảng 2.000 doanh nghiệp) để quảng cáo; 0,07% dùng Youtube; và khoảng 0,2% còn lại dành cho các mạng xã hội khác. Có khoảng 5.000 doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội bao gồm cả forum, blog (chiếm 1%).
35% số người dùng Internet tại Việt Nam từng tham khảo thông tin doanh nghiệp từ Facebook, Youtube... |
Trong khi đó, xu hướng sử dụng mạng xã hội để tiếp thị, bán hàng ở nước ngoài rất phổ biến. Phó giáo sư Marc Divine (trường IEA Paris) người có nhiều năm nghiên cứu về mạng xã hội, đã tiến hành khảo sát với 200 công ty quốc tế như IBM, L’Oreal, Unilever. Kết quả cho thấy, hơn một nửa trong số các công ty này đã sử dụng mạng xã hội làm công cụ trong hoạt động tiếp thị. Còn tại Mỹ có 70,3% doanh nghiệp dùng Facebook để quảng cáo, 58% dùng Linkedin, 40% dùng Twitter và 26,8% dùng Youtube.
Trong khi rất ít doanh nghiệp Việt dùng mạng xã hội để quảng bá thì những đơn vị từng sử dụng đã thu được kết quả khá tốt. Các clip quảng cáo của Vinamilk trên Youtube đã thu hút hơn 10 triệu lượt xem trong khi chi phí bỏ ra bằng không.
Ông Hà Tuấn, Giám đốc Vinalink nhận xét, nếu biết sử dụng đúng cách mạng xã hội, hiệu quả kinh doanh sẽ rất lớn. Việt Nam có đến 15 triệu người sử dụng Internet, và con số này sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai. Thông qua mạng xã hội, doanh nghiệp sẽ dễ dàng truyền tải thông tin sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng mục tiêu (có thể phân khúc theo độ tuổi, giới tính, trình độ...). Hơn nữa chi phí cho công tác truyền thông này rất thấp, dễ dàng đo lường hiệu quả. Một lợi thế của kênh truyền thông này là doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thu thập các thông tin phản hồi, dễ dàng tạo dựng nhóm khách hàng trung thành.
Khảo sát của Vinalink với các giám đốc marketing cho thấy, việc sử dụng mạng xã hội để quảng bá thương hiệu ngoài việc tạo được hiệu ứng lan truyền, tìm kiếm khách hàng... còn giúp gắn kết với đội ngũ nhân viên hiện thời và thu hút các ứng viên tiềm năng. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội nhằm truyền thông cũng có những bất lợi nhất định. Facebook là mạng phổ biến nhất hiện nay, phù hợp tiếp thị truyền thông nhưng có đến 80% người dùng cho rằng khó truy cập.
Theo ông Ngô Thanh, Giám đốc Mancom (một công ty về marketing trực tuyến), nhiều chủ doanh nghiệp có lứa tuổi khá cao, hơn 50% là trên 45 tuổi. Lứa tuổi này không những khá lạc hậu về công nghệ thông tin mà còn khá bảo thủ với những trào lưu mới. Các chủ doanh nghiệp này nhìn nhận mạng xã hội giống như giới trẻ - những người chưa được họ đặt lòng tin một cách đúng mức.
Trong suy nghĩ của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, thông tin trên mạng không mang tính chính thống, thiếu sự tin cậy so với các phương tiện truyền thông khác, như tivi, đài báo. Đây là những lý do mà doanh nghiệp Việt chưa thực sự coi mạng xã hội như một công cụ truyền thông hiệu quả, nhưng cũng là thiếu sót lớn của họ trong quá trình xây dựng thương hiệu, ông Thanh nhận xét.
Trái lại, những chủ doanh nghiệp trẻ lại rất nhanh nhạy trong vấn đề này. Thời gian gần đây, sản phẩm cơm kẹp (một dạng fastfood kiểu Việt) VietMac là một ví dụ điển hình. CEO của VietMac là người thuộc thế hệ 8X đã xây dựng thị trường và thương hiệu rất nhanh, chỉ thông qua mạng xã hội.
Ông Thanh cho biết, hơn 80% khách hàng của họ biết đến VietMac thông qua Facebook và các diễn đàn. Chỉ sau ba tháng, họ đã có thể nhượng quyền cho chính những thành viên của diễn đàn mà vị CEO này tham gia.
Chị Lê Thúy Hạnh, Tổng giám đốc Digimarketing bình luận, đa số các doanh nghiệp có thói quen truyền tải cùng một thông điệp trên các mạng xã hội khác nhau thay vì phát triển các hình thức truyền đạt riêng cho mỗi trang này. Trong khi đó, mỗi trang đều có những đặc tính riêng. Cái được chấp nhận ở Tumblr có thể bị coi là spam trên Facebook. Phong cách viết có hiệu quả với Twitter có thể thất bại trên FriendFeed. Vì thế, theo chị Hạnh, để tối đa hóa tác dụng của mạng xã hội, các doanh nghiệp nên truyền tải những thông điệp khác nhau trên các phương tiện khác nhau.
Một lời khuyên nữa mà chị đưa ra đối với mạng xã hội, là các doanh nghiệp nên giảm bớt các "tuyên bố chính thức" mà hướng sâu hơn vào các thông điệp mang tính cá nhân để tạo ra sự kết nối với khách hàng.
Game quảng cáo kem thu hút cộng đồng mạng xã hội
Trò chơi trực tuyến sáng tạo quảng cáo kem đã nhanh chóng được nhiều người dùng trên Facebook tham gia chơi và chia sẻ cho nhau.
Được hãng Lowe Brindfors (Mỹ) sản xuất và giới thiệu vào tháng 4, trò chơi Pleasure Hunt cho phép người nhập vai người phụ nữ xinh đẹp thu thập thật nhiều kẹo chocolate trong thời gian ít nhất.
Trò chơi Pleasure Hunt. Ảnh chụp màn hình. |
Pleasure Hunt chạy trên nền tảng Flash. Trò chơi khá đơn giản, dùng phím máy tính điều khiển cô gái trong trang phục màu nâu quyến rũ tiến, lùi và nhảy để lấy được chocolate. Bối cảnh thiết kế đẹp mắt, từ khu trưng bày hi-tech cô gái sẽ phóng vào chiếc máy tính bảng Samsung để vào trong giao diện của YouTube.
Người đẹp tiến vào giao diện trang chia sẻ clip YouTube. Ảnh chụp màn hình. |
Sau đó cô nàng nhảy xuống hồ bơi của một khách sạn sang trọng, dạo quanh đây để lấy kẹo chocolate. Tiếp theo người đẹp đi vào khu trượt tuyết, bay tàu lượn đến khu bảo tồn thiên nhiên Zulu Safari, đến khu mua sắm, spa cùng nhiều pha đi ôtô tốc độ...
Nóng bỏng trong khách sạn. Ảnh chụp màn hình. |
Khi kết thúc, người chơi sẽ được thưởng một cây kem "ảo" mát lạnh cùng số điểm tương ứng với số chocolate đã lấy được trong các màn di chuyển. Người chơi có thể chia sẻ số điềm của họ trên Facebook hoặc trên Twitter.
Ấn tượng tại khu spa. Ảnh chụp màn hình. |
Nhà lập trình Ellinor Bjarnolf, người viết game này, cho biết tuy nội dung đơn giản nhưng người chơi rất thích thú với phong cảnh đẹp và cách thức để chuyển cảnh. Hơn nữa họ cũng rất tò mò tự hỏi không biết cô ấy sẽ đi đâu ở cảnh tiếp theo.
Bay lượn trên bầu trời để bắt lấy kẹo chocolate. Ảnh chụp màn hình. |
Hà Mai