ADS 1

Showing posts with label hieu orion. Show all posts
Showing posts with label hieu orion. Show all posts

Hiếu orion - Đừng quá ảo tưởng về một FACEBOOK

Trung Quốc – Sân chơi màu mỡ của thế giới Online

Trung Quốc được biết tới là quốc gia đứng đầu thế giới cả về dân số (hơn 1,3 tỷ người) và lượng người dùng Internet (hơn 420 triệu người), trong đó số người dùng Internet của Trung Quốc cao gấp đôi so với Mỹ. Tổng số người dùng Internet của cả 2 quốc gia này chiếm tới hơn 1/2 tổng lượng người dùng Net của top 15 quốc gia hàng đầu thế giới.

Top 20 quốc gia có lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới theo ước tính thống kê 6/2010. (Nguồn:Internet World Stats)
Với số dân lớn, người dùng Internet cao thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ để kết nối với nhau là một điều dễ hiểu. Vì thế một số nhà cung cấp dịch vụ ở quốc gia này đã tạo ra nhiều mạng xã hội từ rất sớm như  mạng QQ (1999), mạng renren (2005), mạng Kaixin (2008).  Cụ thể: QQ với đặc điểm mạng xã hội dành cho teen có độ tuổi từ 10-25, hiện đang có khoảng 200 triệu tài khoản đang hoạt động. Renren tuy ra đời muộn hơn nhưng cũng có 31 triệu người dùng, tập trung độ tuổi từ 20-25. Còn Kaixin tuy sinh sau đẻ muộn cũng kịp thời chiếm lĩnh 30 triệu người dùng trong độ tuổi trên dưới 30.  Tuy vậy nhu cầu của người dùng Internet vẫn còn rất lớn, vậy thì Facebook một mạng xã hội khủng với hơn 500 triệu người dùng trên thế giới có thể có được chỗ đứng trong thị phần mạng xã hội ở Trung Quốc hay không?

Cơ hội của Facebook tại Trung Quốc 

Với câu hỏi ở trên – Câu trả lời là: KHÔNG!
Hãy thử nhìn lại những bước đi chập chững đầu tiên của Facebook vào năm 2007 mà xem, không mấy người dùng Internet ở đây chú ý. Và nếu có một vài người “muốn” quan tâm thì lại phải vượt qua hàng loạt các “Tử Cấm Thành” mới vào được, vào được rồi những người dùng này nào có phải yên tâm? Thỉnh thoảng lại bị đuổi ra (bị out ra khỏi website) do chính quyền Trung Quốc đã tiến hành chặn Facebook từ gốc, họ buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet chặn bất cứ  thứ  gì liên quan tới Facebook.  Mặc đù người dùng có thể sử dụng các phần mềm khác như  SW, Hotspot Shield,..hay trả phí cho VPN để vào  sử dụng dịch vụ . Nhưng đổi lại máy tính của người dùng sẽ bị treo (tức là không sử dụng được) trong một lúc lâu. Điều này khiến người dùng rất khó chịu. Tuy nhiên, đây không phải là lý do chính khiến cho FACEBOOK bị từ chối tại quốc gia này.

Những thứ mà Facebook không có được 

Hãy nhìn lại các mạng xã hội địa phương của Trung Quốc, chúng quá lớn, có quá nhiều tiện lợi, thân thuộc để thu hút người dùng. Điều này là lý do chính để họ không từ bỏ ngôi nhà hiện tại, một ngôi nhà có nhiều tiện ích, nhiều bạn bè để đi tìm một ngôi nhà mới chật hẹp với những người hàng xóm không hề quen thuộc.
Để rõ ràng hơn, chúng ta sẽ phân tích mạng xã hội QQ –một mạng xã hội đang được ưa chuộng nhất ở Trung Quốc hiện nay, nó tích hợp nhiều dịch vụ trong một tài khoản. Nghĩa là với cùng một tài khoản thể hiện dưới dạng con số (VD: 2229829538) người dùng có thể vào chơi game, chat chit trao đổi tâm trạng với bạn bè, mua các hàng hóa ảo, đọc tin, cập nhật thông tin một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó QQ cũng hoàn thiện các ứng dụng trên điện thoại di dộng để giúp người dùng truy cập cùng một lúc nhiều dịch vụ dễ dàng hơn trên di động vì thế mạng xã hội này đã thực sự ghi điểm và ăn sâu vào trong tâm trí của người dùng. Chỉ với một tài khoản, không phải đăng nhập nhiều lần, người dùng có thể sử dụng nhiều dịch vụ, việc này giúp người dùng tiết kiệm thời gian rất nhiều. Chính vì thế ở Trung Quốc, thay vì hỏi “Facebook của bạn là gì?”, họ hỏi “QQ của bạn là gì?”.

Mạng xã hội QQ của tập đoàn Tencent

Công dân điện tử  

Gần đây lại xuất hiện cụm từ “công dân điện tử”, cụm từ này ám chỉ những người dùng online để đọc tin tức, chơi game, kết bạn… Nghĩa là mỗi người chỉ cần là một người sử  dụng Internet đã là công dân điện tử. Tuy nhiên công dân này có thực sự hoạt động mạnh trên Internet hay không thì phải xem hành vi của công dân đó trên môi trường Internet. Thực tế QQ đã rất thành công khi tạo ra được một cộng đồng công dân điện tử  trong mạng xã hội của mình. Bởi tất cả các hành vi như chơi game, mua hàng ảo, đọc tin, ..của người đó đều thể hiện sở thích, mối quan tâm của họ. Bên cạnh đó người dùng chỉ với một tài khoản là thực hiện được nhiều hành động trên Internet như mua sắm, đọc tin, nghe nhạc,..chính điều này giúp họ thể hiện cái tôi cá nhân rất cao. Dịch vụ tốt cùng với định hướng phát triển lâu dài, QQ thực sự  mang lại nhiều giá trị cao cho người dùng Internet Trung Quốc. Không biết bao giờ Việt Nam mới có được dịch vụ TẤT CẢ TRONG MỘT này? :D
Tóm lại, ngược với việc đem lại cho người dùng sự tiện lợi, nhanh gọn, dễ dàng và thoải mái của mạng xã hội địa phương thì Facebook lại chỉ mang lại những điều bực mình, khó chịu cho họ. Chính vì nguyên nhân đó mà FACEBOOK bị từ  chối ở quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Đừng quá ảo tưởng về một FACEBOOK 

Như vậy thực tế đã chứng minh một điều rằng Facebook chưa phải là tất cả – như nhiều người nhầm tưởng – và như các báo đài quảng cáo.
Với tương lai của 1 Công dân điện tử, bạn cần nhiều hơn thế rất nhiều:
- Một tài khoản có thể đáp ứng được tất cả những nhu cầu online
- Một tài khoản bạn có thể giúp bạn thanh toán điện tử một cách dễ dàng, an toàn…
- Một ngôi nhà ổn định.
Và với những sự bất cập mà một số người Việt Nam đang phải chịu đựng với Facebook: Mất Fan Page không biết kêu ai, chặn do có quá nhiều thông tin Phản động… thì Facebook đâu phải là một ngôi nhà bình yên…
Vấn để chỉ còn lại là hãy chờ xem Việt Nam sẽ phát triển các Dịch vụ này thế nào. Với những ông lớn vào cuộc như VTC, Vinagame, FPT… và với sự học hỏi của những tấm gương người láng riềng China… chúng ta vẫn hoàn toàn hy vọng có được một mái nhà thực sự ổn định. TẠI SAO KHÔNG?


NGuồn : http://hieuorion.wordpress.com/2011/05/12/dung-qua-ao-tuong-ve-mot-facebook/

Bài viết của Hiếu Orion về thành công của facebook

Vòng tròn hẹp – chìa khoá


 lôi kéo Giá trị của 


Facebook



Bắt đầu từ những vấn đề:
- Tớ có 1000 Friend trên Banbe, và tớ không biết làm gì nữa…
- Tớ tham gia Goonline và sau đó cũng không biết làm gì nữa…

Trong khi đó:
- Không nhớ nổi Facebook đã lôi kéo tớ vào cuộc nghiện Facebook từ lúc nào?
- Không hiểu tớ tìm ra được bạn bè của tớ bằng cách nào?
- Không hiểu Facebook làm gì mà những Giới thiệu (suggestion) của Facebook phần lớn đều rất chuẩn..

+ Hãy thử bắt đầu từ Logic của mạng xã hội (MXH):
> Nếu bạn có có 1 triệu user nhưng các user đó không gắn kết với nhau, thì chỉ có thể gọi là List User >> Phải có KẾT NỐI  (Network)
> Nếu có 1 triệu user tất cả cùng kết nối với  nhau thì nó là 1 Network chứ không phải là 1 Social Network >> Một mạng xã hội không thể là những liên kết không giới hạn, một mạng xã hội chỉ có thể hình thành bởi tổng hợp các mạng xã hội nhỏ CÓ GIỚI HẠN
Một mạng xã hội Online thành công là 1 mạng xã hội tiến gần tới nhu cầu của xã hội Offline nhất.
Do giới hạn về Vật Lý, giới hạn về bộ nhớ, giới hạn về thời gian… > mối QUAN TÂM của 1 người chắc chắn cũng bị giới hạn (kể cả khi tham gia cộng đồng Online). Chính vị vậy 1 luồng GIAO LƯU THÔNG TIN của 1 user chỉ HẠN CHẾ ở một lượng giới hạn nào đó > và khi đó, người ta mới thực sự có 1 cuộc sống Active nhất!
>> Chính vì vậy, Facebook đã (và đang) sàng lọc mối quan hệ để tạo ra cho user 1 môi trường GẦN GŨI NHẤT, bằng những ưu tiên mối quan tâm GẦN và hy sinh các mối quan tâm XA. vì chỉ có vậy, user đó mới hoạt động một cách tích cực nhất.
Giống 1 câu người Việt hay nói: Bán anh em xa, mua láng giềng gần
>>> Như vậy các cấu thành của 1 mạng xã hội theo kiểu Facebook nhìn chung nó cũng có những  nhu cầu cơ bản giống như 1 mạng xã hội bình thường offline (analog) ngoài đời thường.
Nghĩa là có những nhu cầu thiết yếu theo 3 bước sau:
1) Có user  (kiểu xây mỗi người 1 gò đất)
2) Có được liên kết user (xây cầu nối các gò đất lại với nhau )
3) Sàng lọc để tạo ra 1 môi trường GẦN NHẤT cho user (luồng thông tin chạy qua các cây cầu)
Hầu hết các mạng xã hội Việt Nam chỉ quan tâm đến bước 1 (và một nửa bước 2): Bằng mọi cách có được user, tuy nhiên nó tạo nên một hệ thống lổn nhổn với những mối quan hệ lổn nhổn > Nó chỉ phù hợp với một mạng xã hội tuổi teen với những trao đổi bề nổi hời hợt, các mạng xã hội này sẽ có nhược điểm như sau:
- Thiếu gắn kết trung thành
- Thiếu sự trao đổi thông tin mạnh mẽ
- Thiếu môi trường gần gũi, thân thiện
+++ Các bước đi của Facebook
> Bước 1) Có user:
- Facebook sử dụng phương thức mời mọc, móc từ data nào đó ra (list friend yahoo, gmail..)
- Và các kênh truyền thông, viral marketing
Bước này, các mạng xã hội khác đều đã làm…
> Bước 2) Xây cầu nối.
Nếu dừng ở (Bước 1) thì giống việc xây một cái khu tập thể và  nhồi kín người vào đó rồi đóng cửa lại. Facebook sẽ làm gì để cái đám user kia nó không giống như cái trại biệt giam – nhà nào biết nhà đấy?!
Muốn trở thành một môi trường XÃ HỘI, thì các hàng xóm, hoặc các bà cô phải tìm được đến nhau. Một XÃ HỘI phải có các bà già đi tập thể dục với nhau, các bà cô ngồi buôn dưa lê với nhau…
Vậy nên, Facebook bắt đầu tính tới việc tạo ra các cầu nối giữa các User. Với ví dụ trên, thì việc đó giống như việc lập Hội phụ nữ, rồi thì tạo chợ để có cơ hội cho bà tầng 2 vô tình gặp bà tầng 1 và cùng ngồi nói xấu chồng (cùng mối bức xúc), rồi thì qua 1 số người > 1 số người sẽ kết thân với nhau. Và dần dần, 1 khu Tập thể đó sẽ có từng nhóm người chơi với nhau
Nói đến vấn đề này mới nhớ ra, tất cả 10 người bạn tôi hay trao đổi nhiều nhất trên Facebook đều không phải có được từ những bước đầu tiên (mời mọc user), mà đều từ các CẦU NỐI : từ những người bạn khác, từ hội nhóm…
CẦU NỐI ???
CẦU NỐI chính là những thứ tạo môi trường cho 2 người có cơ hội gặp nhau và GIAO TIẾP với nhau.
Các Cầu nối đó chính là:
- Các CÔNG THỨC phân tích từ user
- Các hội nhóm sở thích
- Các thông báo (recommendation) hoạt động của User (comment, like, tham gia hội nhóm, đổi avatar…)
> Facebook rất quan tâm đến các thứ trung gian ở giữa:
Đã rất nhiều lần tôi ngạc nhiên, không hiểu sao Facebook nó không cho tôi chặn các thông báo hoạt động của tôi: Ví dụ “Hiếu orion vừa comment ở nhà HưngPQ” “Hiếu orion vừa like ảnh Thủy Top”, thậm chí những thông báo đó còn hiện lù lù ra ở thông tin “Trang chủ” của bạn bè.
Và cả các thông báo kiểu lậy ông tôi ở bụi này nữa:
- Hiếu orion vừa khen Thảo Dom “xinh” > “ô, tôi phải vào xem xinh thế nào mới được”
- Hiếu orion và HưngPQ vừa tham gia “Hội độc thân” >  “ô! Cái hội nhóm này hay đấy, tôi phải vào xem sao”
< Hóa ra đơn giản là Facebook cố giữ cái CẦU NỐI của nó để làm công cụ phát tán và tạo các Liên kết >> Lộ liễu quá rồi còn gì.
+ Thậm chí Facebook còn cố tình phát sinh ra các CẦU NỐI khác, ví dụ bạn khai vào thông tin cá nhân bạn phần Công việc hiện tại: “Chả biết làm gì” > thì ngay lập tức khi bạn click vào dòng chữ “Chả biết làm gì” kia bạn cũng sẽ vào 1 Page (group), và nhiều Group phát sinh đã được sinh ra như vậy > Điển hình là Group Viet Nam – Do data base sinh ra trong quá trình “khai báo trùng lặp” của user .
> Tuy nhiên, 1 loại cầu nối hữu hiệu nhất trên Facebook lại chính là USER.
Facebook sử dụng chính USER làm cầu nối cho USER.
Đúng thật, ngoài những đứa bạn tôi quen qua các Hội nhóm yêu Hà Nội, Nhiếp Ảnh…v..v, thì một lượng bạn không nhỏ đến từ chính những người bạn đã có.
Một CÔNG THỨC giới thiệu bạn mà Facebook thích dùng nhất là:
> Người nào quen nhiều bạn của tôi nhất thì chắc là sẽ quen tôi hoặc tôi biết mặt.
(Cái này chúng ta sẽ phân tích thuật toán của Facebook ở các bài sau, tuy nhiên nói trước là Facebook có rất nhiều thuật toán, và thực sự chính những thứ đó làm nên sự khách biệt và làm nên thành công của Facebook)
>> Tóm lại, bước đi thứ 2 của Facebook chính là sử dụng các Cầu nối để tạo ra được các liên kết giữa các user.
> Cái này ZingMe, Goonline cũng đã làm, mặc dù không hiệu quả cho lắm!
>>> Tuy nhiên vấn đề là: đôi khi tôi có được 1000 người cùng thích band nhạc Bức Tường, và tôi chẳng biết bắt đầu chat với ai trong số đó. Nó giống như việc tôi có 1000 Friend ở Banbe bây giờ, và tôi đang không biết vào Page của ai để xem và bắt đầu chán ngấy việc đọc một lúc hàng trăm status mới từ những người lạ hoắc… Và nó được Facebook giải quyết bằng bước thứ 3
Bước 3. Mối quan tâm HẸP
(Đây chính là một bước đặc biệt mà theo tôi, nó làm nên thành công của Facebook, và nó cũng là lý do mà các MXH Việt Nam có bắt chước y hệt Facebook về chức năng và công cụ (cộng cả App nữa) thì vẫn không làm được điều Facebook đang làm)
> Nó là thứ mà khiến tôi khi Post 1 status lên FAN Page Hà Nội (với 70.000 Fan) và tôi biết ngay sau đó có khoảng vài trăm comment – nhưng tôi không hề đọc cái đống đó…
Nhưng khi tôi viết trên Wall của tôi vài chữ, thì đi đâu đó tôi cứ mở máy ra để xem SơnTT vào comment, Thành Nam vào comment… và mấy gái tôi quen vào ngó nghía và like…
    Facebook đã làm được 1 cái điều mà các mạng xã hội khác đang làm ngược lại, ấy là Thu hẹp mối quan tâm của cộng đồng lại… Và điều đó lại chính là thứ mà cộng đồng cần.
    Facebook nó biết thừa là nếu cả khu tập thể mà biết nhau không thôi thì cũng không có gì xảy ra cả. , một bà cụ chỉ HẤP HỞI ra nhà văn hóa chung để sinh hoạt với Hội Cao Tuổi, một cậu bé chỉ HẤP HỞI ra sân bóng chung để đá bóng với lũ bạn… Mỗi người đều có 1 môi trường – 1 mối quan tâm riêng – 1 vùng quan tâm chung… và đó là vùng người ta sẽ Active nhất.
Thế nên Facebook bắt đầu làm công cuộc sàng lọc thông tin, và cung cấp các thông tin theo môi trường, giúp tạo ra một môi trường Gần nhất cho User. 
+ Công cuộc SÀNG LỌC này bắt đầu từ một thứ, nó cũng chính là một trong những vũ khí khiến cho Amazon trở nên Vĩ Đại: ấy chính là Đếm hành động User và dựa vào đó để suggestion.
Facebook đã phân tích ngầm, dựa theo chính những Hành động (Action) của bạn, Facebook đã đưa ra một biểu đồ theo những vòng tròn…
Vòng tròn trong cùng là những thứ mà Bạn quan tâm nhất, và Facebook đã tạo ra cho bạn một cộng đồng, một xã hội GẦN GŨI VỚI BẠN NHẤT. > điều này khiến Bạn cảm thấy tài khoản MXH đó của bạn GIÁ TRỊ kể cả khi bạn chỉ có 50 Friend – hơn là việc bạn có 5000 Friend ở các MXH khác.
    Và VÒNG TRÒN HẸP cũng là lý do mà Zing-ME luôn vỗ ngực có được lượng USER ở Việt Nam hơn nhiều Facebook nhưng Quỹ thời gian của người Việt vẫn nướng vào Facebook gấp nhiều lần Zing-ME… Rõ ràng vấn đề có nhiều User, và User có nhiều Friend… vẫn không phải là GIÁ TRỊ chính cho các Mạng Xã Hội trong cuộc chiến này…
@ Hiếu Orion

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes