ADS 1

Showing posts with label Tin tức. Show all posts
Showing posts with label Tin tức. Show all posts

Tết trên phố Hàng Mã

Trong những ngày rét đậm cuối năm, người dân khi đi ngang qua khu phố chợ Tết cũng cảm thấy ấm áp hơn bởi màu đỏ truyền thống "rộn rã" hai bên đường.

Câu đối đỏ và lời chúc mừng năm mới làm không khí Tết càng gần hơn.
Tết Nhâm Thìn nên nhiều cửa hàng bày bán đèn lồng, các đồ trang trí mang hình rồng bay trông rất bắt mắt.
Cá chép - linh vật và biểu tượng của sự kiên trì, thành đạt, hóa giải những điều xấu.
Phong bao lì xì đỏ in hình rồng vàng với nhiều hình dáng cách điệu.
Treo đèn lồng như một nét văn hóa đẹp, thay lời cầu chúc cho một năm ấm no hạnh phúc.
Các cửa hàng bận rộn chuẩn bị hàng hóa bán trong dịp Tết.
Người dân tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần cùng nhau sắm sửa trang hoàng nhà cửa đón năm mới.
Khi đêm về, con phố trở nên lung linh hơn. Các bạn trẻ rủ nhau dạo chơi, chụp hình lưu giữ kỷ niệm.
Ngày lễ truyền thống cũng là một trong những nét văn hóa độc đáo của người Châu Á. Điều này đã hấp dẫn không ít người từ các châu lục khác. - Một bạn trẻ người nước ngoài đang tò mò xem những món đồ trang trí nhỏ xinh.
Cây mai giả với những chi tiết tinh xảo phù hợp với nhiều không gian nhỏ nơi đô thị.
Ngôi nhà treo đầy đèn lồng trước cửa nằm im lìm tại một góc 'phố chợ Tết'.


Nhật Minh
Theo Infonet

Tết ngày xưa

Điều lo lắng nhất của mỗi gia đình khi Tết đến là làm sao mua hết các tiêu chuẩn thịt, gạo và tiêu chuẩn... Tết. Gọi là tiêu chuẩn Tết thôi nhưng thực ra chỉ có hộp mứt thập cẩm, vài lạng đậu xanh để gói bánh chưng, có chăng thêm vài lạng thịt, một bánh pháo tép.

Từng đó thôi cũng đủ khiến mọi người, mọi nhà thêm rạo rực, bộn rộn nhưng háo hức. Trẻ con chỉ mong Tết để có được lì xì, được mẹ mua cho cái áo mới và được ăn cá, thịt... 
Thời bao cấp trôi qua trong gian khó, mỗi thời kỳ lại có những đổi thay riêng nhưng có lẽ, ai đã từng trải qua quãng thời gian ấy, hẳn không thể quên những hình ảnh dẫu bình thường, giản đơn nhưng rất đỗi thân thương, ấm cúng: 
\
Xếp hàng sắm Tết thời bao cấp tại các cửa hàng. Từ ngày 20, các cửa hàng đã đông kín khách
Tàu xe ngày tết khó khăn, nhưng ai cũng cố gắng để được về đoàn tụ cùng gia đình trong dịp Tết
Chỉ một hộp mứt thập cẩm đồng loạt trên cả nước, đựng trong hộp bìa mỏng manh nhưng cũng đủ cho người ta cảm nhận không khí Tết đang về với từng nhà
Câu đối, tranh vẽ được bày ra vỉa hè để bán cho khách về treo trong dịp Tết
Những tràng pháo Tết báo hiệu một mùa xuân mới, rộn ràng trên các con đường
Những đồng tiền lì xì của thời bao cấp như thế này thôi nhưng đủ khiến lũ trẻ phải náo nức
Bảo Nam
(Tổng hợp)
Theo Infonet

Nhà vườn Trần Thanh Liêm ở phường Bình Thủy (Cần Thơ) sản xuất thành công loại dưa hấu mang nhiều kiểu dáng độc đáo, cũng là lần đầu tiên tạo hình đặc biệt này cho dưa hấu chưng Tết. 









Bòng hồ lô


Dưa hấu vuông


Quả hình ô tô



Kết nối elearning cho ngành khoa học công nghệ





dao-tao-truc-tuyen.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

ICTnews - Dự án “Nâng cao năng lực xây dựng hệ thống kết nối thông tin và đào tạo trực tuyến” sẽ đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNTT trong đào tạo cán bộ ngành khoa học công nghệ.
Dự án “Nâng cao năng lực xây dựng hệ thống kết nối thông tin và đào tạo trực tuyến (MTI-e)” được Trường Quản lý Khoa học và Công nghệ triển khai từ gần 1 năm qua.
Rất nhiều đầu việc đã được thực hiện, điển hình là xây dựng hệ thống phần mềm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trực tuyến (elearning) với những chức năng cơ bản gồm quản lý thông tin, quản lý bài giảng trực tuyến, quản lý lớp học trực truyến, thi và tổ chức thi, không gian chia sẻ; thuê hệ thống hạ tầng kỹ thuật CNTT (máy chủ, thiết bị kết nối, đường truyền,…) để triển khai hệ thống MTI-e; xây dựng một số bài giảng, tài liệu học tập trực tuyến làm cơ sở ban đầu để từng bước triển khai các khóa học trực tuyến cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành khoa học công nghệ…
Theo TS. Trần Công Yên, Phó Hiệu trưởng Trường Quản lý Khoa học và Công nghệ, đến nay đã có hơn 11.600 người dùng đăng ký tài khoản sử dụng hệ thống MTI-e; tổng lượng truy cập trên 447.000. Một số bài giảng trực tuyến đã thu hút số lượng lớn lượt người xem như: Lập kế hoạch và quản lý chuyển giao công nghệ; Kỹ năng xây dựng nhiệm vụ khoa học công nghệ; Các vấn đề về sở hữu trí tuệ trong lập kế hoạch và thực hiện các dự án chuyển giao công nghệ…
Dự kiến trong giai đoạn 2011-2015, Trường Quản lý Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục mở rộng loại hình đào tạo trực tuyến, đa dạng hóa chương trình đào tạo và đối tượng đào tạo, cụ thể là sẽ mở rộng đào tạo cho cán bộ công chức viên chức của các Bộ, ngành khác, các trường đại học và các doanh nghiệp, mở rộng hợp tác quốc tế với các nước ở khu vực trong lĩnh vực đào tạo quản lý khoa học công nghệ.
Hà Minh

Nỗ lực phổ cập Internet cho nông thôn: Thành công nối tiếp thành công


trang_5.jpg
Ảnh: Ông Phan Hữu Phong, Giám đốc Ban quản lý Dự án thí điểm Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam (ngoài cùng bên phải) nhận Giải nhất giải thưởng quốc tế dành cho Dự án quản trị nông thôn của eWorld 2011. Ảnh: M.H



ICTnews - Dự án thí điểm "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam" với tổng kinh phí khoảng 2,18 triệu USD (chủ yếu do Quỹ Bill & Melinda Gates -BMGF tài trợ) được Bộ TT&TT triển khai từ 2009-2011.
Cách thức phổ cập hiệu quả
Dự án thí điểm "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam" với tổng kinh phí khoảng 2,18 triệu USD (chủ yếu do Quỹ Bill & Melinda Gates -BMGF tài trợ) được Bộ TT&TT triển khai từ 2009-2011. Dự án đã hoàn thành việc cung cấp và lắp đặt thiết bị máy tính, công tác thông tin tuyên truyền về các ứng dụng và lợi ích của việc sử dụng, truy nhập Internet, về chính sách ICT của nhà nước cho nông thôn..., tổ chức các khoá đào tạo tin học và truy cập Internet cho hàng ngàn lượt người dân, cũng như các khóa đào tạo kỹ năng kinh doanh, ứng xử, phục vụ khách hàng cho cán bộ tại 99 điểm truy cập viễn thông công cộng là các Bưu điện Văn hoá xã (BĐVHX), thư viện tỉnh, huyện, thư viện của bệnh viện, trường học và UBND cấp xã tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An và Trà Vinh. Đây là những tỉnh khó khăn, mang tính điển hình đại diện cho 3 vùng Bắc, Trung, Nam của Việt Nam. Dự án thí điểm đã nghiên cứu kỹ và lựa chọn các tỉnh này để triển khai phổ cập Internet, với một trong những mục tiêu hướng tới là từ đó sẽ rút ra các kinh nghiệm hữu ích cho việc thiết kế và triển khai dự án mở rộng trên toàn quốc.
Một trong những thành công của Dự án thí điểm là bổ sung và thay đổi hình thức phục vụ truyền thống và tư duy phục vụ kinh doanh cho các thư viện công cộng và BĐVHX tại các điểm của dự án. Trước khi có Dự án thí điểm, nhiều thư viện chỉ phục vụ đọc, mượn sách báo, và BĐVHX chủ yếu phục vụ các dịch vụ bưu chính nên có rất ít người đến sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, thời gian mở cửa hạn chế, thiếu các dịch vụ thu hút khách hàng... Đến nay, cùng với việc cung cấp hệ thống máy tính hiện đại, truy cập Internet băng rộng, người dân ở 3 tỉnh thuộc vùng dự án được truy cập Internet miễn phí tại các điểm thư viện và một nửa chi phí tại các BĐVHX. Đi đôi với công tác thông tin tuyên truyền và công tác đào tạo cho các cán bộ thư viện, nhân viên BĐVHX và hàng ngàn lượt người dân ở vùng có điểm thí điểm của dự án để họ biết tác dụng to lớn của Internet là “làm giàu thêm cuộc sống”, thì các cán bộ cũng đã có kỹ năng, phương pháp phục vụ người dùng tốt hơn.
Công tác đánh giá tác động ảnh hưởng được tiến hành một cách bài bản, chuyên nghiệp... đã góp phần cho sự thành công của dự án thể hiện qua số lượng người dân tới sử dụng dịch vụ tại thư viện và BĐVHX tại các vùng Dự án thí điểm đã tăng lên liên tục. Số liệu thống kê cho thấy: tại Trà Vinh, số lượng khách hàng đã tăng từ bình quân 5 người/ngày/BĐVHX lên 50 người/ngày/BĐVHX. Tại Thái Nguyên, số lượng khách hàng tăng từ 5 người lên 30 người/ngày/BĐVHX và tại Nghệ An tăng lên 20 người/ngày/BĐVHX. Đồng thời chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh tại các vùng này đã được cải thiện đáng kể, đáp ứng được các tiêu chí và kỳ vọng ban đầu của dự án.
Có thể nói, Dự án đã tạo ra một môi trường thân thiện và nhiều tiện ích, khuyến khích người dân địa phương sử dụng máy tính và dịch vụ Internet công cộng tại các vùng dự án. Bên cạnh đó, Dự án đã hỗ trợ kết nối người dân ở các vùng khác nhau, giảm khoảng cách giữa các vùng nông thôn và thành phố, giữa người giàu và người nghèo. Người dân đã biết áp dụng các thông tin hữu ích tìm được việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống và đạt được các thành công bước đầu. Như nhờ có Internet mà chị Vi Thị Nhang ở xã Mường Nọc, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã nuôi gà có lãi hơn nhiều, và vui hơn nữa là con chị đi cùng mẹ đến điểm BĐVHX để học toán trên mạng và từ học sinh kém trở thành học sinh giỏi toán của lớp. Hay một nông dân người Khơ-me ở ấp Sóc Ớt, xã Ngũ Lạc, tỉnh Trà Vinh đã không còn bị tư thương ép giá do tìm hiểu được thông tin từ Internet. Nhiều bạn học sinh, sinh viên cũng đã sử dụng các tiện ích như “Trường trực tuyến” trên trang Web của dự án www.i4ra.vn để phục vụ cho việc học tập, thi cử và có những bạn tại Nghệ An, Thái Nguyên đã đạt giải Olympic về thi toán trên mạng từ các điểm của dự án...
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai, Trưởng Ban chỉ đạo Dự án thí điểm từng cho biết, đây là dự án liên nhà tài trợ (BMGF, Microsoft), liên Bộ ngành, liên địa phương, liên doanh nghiệp và được triển khai ở các loại hình khác nhau trên nhiều địa bàn khó khăn nên dự án cần có sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ TT&TT, Bộ VH-TT&DL, UBND các tỉnh và sự điều phối chặt chẽ của Ban chỉ đạo dự án, của chuyên gia BMGF. Yêu cầu này đã được thực hiện tốt nên đã giúp Ban quản lý dự án và các đơn vị liên quan triển khai dự án thành công.
Nhân rộng mô hình trên toàn quốc
Từ sự thành công của Dự án thí điểm, Quỹ Bill & Melinda Gates đồng ý tiếp tục tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam Dự án mở rộng 5 năm tiếp theo trên địa bàn 40 tỉnh. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành văn bản giao cho Bộ TT&TT triển khai thực hiện dự án này. Với các bài học và kinh nghiệm quý báu của Dự án thí điểm, khả năng thành công của Dự án mở rộng là rất lớn, góp phần giải quyết các vấn đề như: Một là giúp các thư viện công cộng và BĐVHX thay đổi cách thức hoạt động và phục vụ thông qua việc ứng dụng CNTT và phát triển kỹ năng phục vụ, qua đó góp phần đạt được tầm nhìn phát triển của hệ thống thư viện công cộng và BĐVHX. Hai là Dự án sẽ góp phần thúc đẩy giảm bớt sự bất bình đẳng về khoảng cách số giữa các vùng dân cư về việc hưởng lợi từ các thành quả do CNTT và truy nhập Internet mang lại, phù hợp với khẩu hiệu của BMGF là “mọi người đều bình đẳng trong việc hưởng lợi do CNTT mang lại”. Ba là cùng với khẩu hiệu “Máy tính và Internet làm giàu thêm cuộc sống” của mình, dự án cũng sẽ: đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính và truy nhập Internet ngày càng tăng của nhân dân tại vùng nông thôn và vùng khó khăn; giúp cải thiện đời sống cho người dân ở vùng nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm và học nghề phù hợp; mở rộng phạm vi thông tin và dịch vụ chính phủ điện tử tại địa phương và làm gia tăng mức độ tiếp cận của người dân địa phương đối với các dịch vụ này. Qua đó cùng góp sức thực hiện đạt được mục tiêu: “Trong 5 năm tới (2011-2015), hệ thống thư viện công cộng sẽ trở thành trung tâm thông tin, văn hóa, giáo dục hữu ích, thân thiện và bình đẳng, tạo điều kiện cho việc học tập suốt đời của người dân ở địa phương”.
Đối với hệ thống BĐVHX, mục tiêu trong giai đoạn 2011-2015 là hệ thống này sẽ trở thành trung tâm thông tin cộng đồng, là ngôi nhà văn hóa chung cho người dân ở vùng nông thôn, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống kinh tế, văn hoá, tinh thần cho mọi người dân vùng nông thôn.

Thành công của Dự án thí điểm "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam" vừa được quốc tế công nhận tại Diễn đàn eWorld 2011 tại New Delhi, Ấn Độ ngày 2/8/2011. Những bài học kinh nghiệm về phổ cập Internet cho nông thôn sẽ tiếp tục được Bộ TT&TT nhân rộng ra toàn quốc trong 5 năm tới.
Thế Tùng 
Nội dung được đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 97 ra ngày 15/8/11

Gắn chữ ký số vào email: Không cần thiết?





75275152-Ke_tu_ngay_1-1-201.jpg
Các cơ quan Đảng, Nhà nước cần phải tiên phong triển khai chữ ký số một cách sâu rộng.

ICTnews - Không ít lãnh đạo cơ quan Nhà nước (CQNN) cho rằng không cần thiết phải triển khai ứng dụng chữ ký số trong việc gửi thư điện tử (email). Tuy nhiên, tư duy này cần thay đổi.
Mới có 9,5% tỉnh thành “thức thời”
Tại Việt Nam hiện đang triển khai 2 hệ thống chứng thực chữ ký số (gọi tắt là CA), gồm hệ thống CA công cộng - nơi cấp chứng thư số/chữ ký số cho các giao dịch điện tử giữa cơ quan Chính phủ với người dân, doanh nghiệp (G2C, G2B), và hệ thống CA chuyên dụng - nơi cấp phát chứng thư số cho các giao dịch điện tử giữa các cơ quan Đảng, Chính phủ với nhau (G2G). Trong đó, hệ thống CA chuyên dụng được cấp phát bởi 1 tổ chức duy nhất là Trung tâm Chứng thực điện tử chuyên dùng Chính phủ thuộc Ban cơ yếu Chính phủ, Bộ Nội vụ.
Từ cuối năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 34 về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của CQNN, trong đó yêu cầu Bộ Nội vụ phải phối hợp với Bộ TT&TT và Bộ Công an phát triển kế hoạch ứng dụng hạ tầng khoá công khai (PKI), chữ ký số để bảo đảm bảo mật, xác thực thông tin trong việc sử dụng hệ thống email của các CQNN.
Trên thực tế, Ban Cơ yếu Chính phủ đã rất tích cực thúc đẩy ứng dụng chữ ký số. Trao đổi với phóng viên Bưu điện Việt Nam, một cán bộ của Ban Cơ yếu Chính phủ dẫn chứng, đơn vị này đã tổ chức hội thảo toàn quốc giới thiệu về chữ ký số hồi tháng 10/2010; đã phối hợp với Cục Ứng dụng CNTT Bộ TT&TT gửi các văn bản thông báo về việc ứng dụng chữ ký số tới các CQNN; đưa các thông tin về ứng dụng chữ ký số vào các chương trình CNTT quốc gia...
Một điểm cần nhấn mạnh rằng các CQNN không phải trả phí cho việc ứng dụng chữ ký số chuyên dụng, trong đó có chữ ký số gắn với email trao đổi trong nội bộ CQNN hoặc giữa các CQNN với nhau. Kinh phí để Ban Cơ yếu Chính phủ cấp phát chứng thư số cho các cơ quan Đảng, Nhà nước đang được Nhà nước “chu cấp”.
Thế nhưng theo thống kê vừa được Bộ TT&TT công bố thì đến hết năm 2010, ứng dụng chữ ký số trong việc gửi và nhận văn bản, thư điện tử của các CQNN mới được áp dụng tại khoảng 9,5% tỉnh thành trên cả nước.
Ở khối các cơ quan Bộ, ngành, kết quả cũng rất khiêm tốn, mới chỉ có một vài “gương điển hình” triển khai chứng thư số và phần mềm phục vụ ký xác thực trên hệ thống thư điện tử như Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Chính phủ… Ngay cả Kho bạc Nhà nước được đánh giá là đơn vị tiên phong trong ngành Tài chính ứng dụng thành công chữ ký số trong hệ thống thanh toán điện tử liên kho bạc ngoại tỉnh (từ tháng 5/2006) thì tới năm 2010 vẫn không thể triển khai được việc sử dụng chứng thư số cho hệ thống email và hệ thống chuyển nhận công văn qua mạng.
Cần văn bản pháp lý
Chia sẻ về hiện trạng còn quá ít CQNN sử dụng chữ ký số để gửi email, chuyên gia của Ban Cơ yếu Chính phủ nêu một số lý do như chữ ký số còn mới và chưa có nhiều CQNN biết đến; một số cơ quan đã biết nhưng để triển khai thì còn phải làm nhiều thủ tục như xác định nội dung, lập kế hoạch, dự toán, trình phê duyệt thì mới thực hiện được, trong khi đó, năm 2011, kinh tế vẫn tiếp đà suy giảm khiến các CQNN tiếp tục phải cắt giảm chi tiêu nên có thể chậm triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến này.
Song theo nhận định chủ quan của phóng viên Bưu điện Việt Nam, còn có một nguyên nhân khác đó là các CQNN vẫn chưa nhìn nhận đúng mức về sự cần thiết phải sử dụng chữ ký số khi gửi email.
Tại một cuộc hội thảo về chữ ký số, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử & CNTT, Bộ Công Thương bày tỏ rằng, ở cơ quan mình không có nhu cầu bởi bản chất của chữ ký số là đảm bảo tính an toàn, bảo mật và toàn vẹn thông tin, trong khi đó, các email thường chỉ có nội dung như thông báo lịch họp… không cần thiết phải “nêu cao tinh thần bảo mật”, còn những nội dung có tính “mật” thì theo quy định không được “tự do lưu chuyển” trên môi trường mạng.
Mới đây, lại có thêm một “lực cản” khác làm chậm tiến độ “nhúng” chữ ký số vào email ở các CQNN là các Bộ, ngành đang rất tích cực triển khai hệ thống quản lý điều hành văn bản, trong đó, mỗi cá nhân khi được phân quyền đều đã được gán với tên, chức danh, quyền hạn cụ thể, và theo đánh giá của một số lãnh đạo CNTT chính xác thì khi đó đã đảm bảo tính xác thực định danh của người gửi email, không cần thiết phải có chữ ký số.
Những lý giải nêu trên có thể chấp nhận được ở thời điểm hiện tại, khi môi trường làm việc điện tử liên cơ quan vẫn chưa được thành hình, các CQNN vẫn đang trao đổi công văn theo hình thức giấy tờ truyền thống (có dấu đỏ). Tuy nhiên, trong tương lai, khi hoạt động giao dịch, trao đổi giữa các CQNN được tiến hành trên môi trường điện tử thì việc ứng dụng chữ ký số khi gửi email là điều hết sức cần thiết, nhất là với bối cảnh không gian mạng ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn an ninh rất cao.
Nên chăng cần có một văn bản pháp lý bắt buộc các CQNN phải sử dụng chữ ký số khi gửi thư điện tử.
Các cơ quan Đảng, Nhà nước cần phải tiên phong triển khai chữ ký số một cách sâu rộng. Đặc biệt, các cơ quan Bộ, ngành từ trung ương đến địa phương phải phối hợp với nhau để triển khai ứng dụng chữ ký số trong hoạt động quản lý hành chính công nhằm hướng tới mô hình Chính phủ điện tử.
Ngọc Mai
Nội dung được đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 96 ra ngày 12/8/11

Google Bỏ ra 12,5 tỉ USD để mua lại Motorola Mobility


motorola-google-480.jpg

ICTnews – Bỏ ra 12,5 tỉ USD để mua lại Motorola Mobility, đòn chi "bạo tay" này sẽ mang lại những gì và bổ sung những gì cho tham vọng của Google?
Hôm 15/8, Google tuyên bố sẽ mua lại Motorola Mobility với giá 12,5 tỉ USD. Motorola Mobility đã tách khỏi Motorola vào tháng 1/2011 và hoạt động độc lập. Công ty tập trung hoàn toàn vào các thiết bị di động như smartphone và máy tính bảng, hầu hết chạy hệ điều hành Android của Google.
Google sẽ được gì sau phi vụ mua bán bạo tay trị giá 12,5 tỉ USD này?
Có ngay công ty độc lập Motorola Mobility
Motorola Mobility vốn là mảng Thiết bị di động nằm trong Tập đoàn Motorola. Tháng 1/2011, bộ phận này tách ra khỏi tập đoàn và hoạt động như một công ty độc lập dưới sự lãnh đạo của CEO Sanjay Jha. Motorola trở thành Motorola Solutions.
CEO Sanjay Jha
2.jpg
Sanjay Jha là CEO hiện tại của Motorola Mobility, và trước đây là CEO của mảng di động của Motorola từ 2008. Vào tuần trước, tại Hội nghị Công nghệ và Truyền thông thường niên, khi phát biểu về tương lai của Motorola Mobility, Jha cho biết không có ý định tạo ra một mẫu Windows Phone nào, và thực tế phi vụ Google – Motorola Mobility đã chứng minh điều đó.
Hưởng 3,3 tỉ USD doanh thu quý 2/2011 của Motorola Mobility
Theo báo cáo thu nhập đưa ra ngày 28/7, quý 2 vừa qua Motorola thu được 3,3 tỉ USD doanh thu, tăng 28% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, 2,4 tỉ USD tới từ lĩnh vực thiết bị điện thoại di động.
Kho bằng sáng chế đồ sộ
6.jpg
Motorola hiện có 17.000 bằng sáng chế, và 7.500 bằng sáng chế khác đang chờ xét duyệt. Theo chuyen gia Ben Bajarin từ trang web tech.opinions, Google đang rất cần những bằng sáng chế này để tăng cường khả năng phòng thủ cho các sản phẩm của mình từ các cuộc tấn công của Apple và Microsoft.
Các thiết bị Android phổ biến nhất
7.jpg
Motorola đã sử dụng Android cho dòng sản phẩm chính của mình từ 2009. Motorola đã xuất xưởng hàng tá các thiết bị chạy Android như Droid X2, Photon 4G, Atrix 4G, và Droid 3. Motorola cũng vừa tung ra máy tính bảng đầu tiên trên thế giới chạy hệ điều hành Honeycomb – Xoom.
3 tỉ USD trong tài khoản ngân hàng
Motorola hiện có 3 tỉ USD trong tài khoản ngân hàng. Và do đó, phi vụ của Google cũng rẻ hơn rất nhiều (9,5 tỉ USD so với 12,5 tỉ USD).
Mảng thiết bị ti-vi phát triển mạnh
9.jpg
Motorola là nhà sản xuất TV box (thiết bị hỗ trợ xem tivi trên máy tính/laptop) hàng đầu thế giới. Điều này mở ra cơ hội trong mơ cho Google khi hãng cũng đang tìm kiếm mở rộng sản phẩm Google TV của mình.
19.000 nhân viên mới
Motorola Mobility hiện có 19.000 nhân viên. Và do đó, Google sẽ có khoảng 30.000 nhân viên, tăng thêm 60%.
Trụ sở của Motorola tại Libertyville, IL.
Motorola Mobility đang đóng đô tại Libertyville, Illinois, ngoại ô Chicago. CEO Jha cùng với Thống đốc bang Illinois tuyên bố trụ sở mới vào tháng 5/2011 sau khi nhận được gói đầu tư của bang.
Các thiết bị khác
10.jpg
Motorola Mobility không chỉ sản xuất ti-vi box, điện thoại, máy tính bảng. Công ty còn sản xuất hàng loạt các thiết bị khác như tai nghe Bluetooth, vỏ máy, sạc… Đây sẽ là lĩnh vực hoàn toàn mới đối với Google



Google mua Motorola, các đại gia di động nói gì?
ICTnews – “Thương vụ này càng khiến cho Nokia củng cố niềm tin vào quyết định đã chọn Windows Phone chứ không phải là Android”, người phát ngôn của hãng di động lớn nhất thế giới nói.

Ngày 15/8, hãng Internet Google đã chính thức công bố việc chi ra tới 12,5 tỷ USD để mua lại công ty di động Motorola (Motorola Mobility). Theo nhiều nguồn tin đáng tin cậy, giá trị của bản hợp đồng này đã lấy đi hơn 1/3 tổng số 35 tỷ USD tiền mặt của mình và điều đó cũng phần nào cho thấy quyết tâm rất lớn của “đại gia tìm kiếm” trong việc chuyển hướng và mở rộng phạm vi kinh doanh của mình trên thị trường di động.
Các đối tác và đối thủ của Google đã phản ứng thế nào với thông tin này?
Google cho biết, họ đã quyết định “gọi” 5 đối tác lớn nhất đang sử dụng nền tảng di động Android của hãng để thông báo trước về thương vụ này. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng tác động của thương vụ Google thâu tóm Motorola di động sẽ bao trùm lên nhiều ngành công nghiệp khác nhau chứ không chỉ riêng “hệ sinh thái Android”. Cũng chính vì vậy, sẽ có nhiều hãng mong Google sớm “nếm trái đắng” nhưng cũng có nhiều hãng tỏ ra rất phấn khích và kỳ vọng với sự kiện này.
Ngay sau khi thông cáo báo chí về vụ mua bán này được tung ra, lần lượt các đại gia di động  như Nokia, HP, Samsung, HTC, Sony Ericsson và LG– những hãng sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất đã có những phát ngôn bày tỏ quan điểm của mình.
Nokia
“Thương vụ này càng củng cố niềm tin của chúng tôi vào những cơ hội tăng trưởng cho mảng smartphone của Nokia với hệ điều hành Windows Phone. Việc Google mua Motorola cũng là chất xúc tác mạnh mẽ đối với hệ sinh thái Windows Phone. Thêm vào đó, bằng tất cả “gia tài” mà chúng tôi có trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Nokia và Microsoft đang hợp tác rất chặt chẽ để xây dựng một hệ sinh thái mới màu mỡ và đầy sức sáng tạo hơn nhằm mang lại những lợi ích to lớn cho khách hàng, cho các nhà mạng, nhà phát triển phần mềm và cả các hãng sản xuất thiết bị khác”.
Có thể thấy, Nokia đang “cười thầm” và cho rằng dưới sức ép của hàng loạt những vụ kiện vừa qua liên quan đến bản quyền sáng chế công nghệ được sử dụng trong hệ điều hành Android nên Google mới phải vội vàng mua lại Motorola Mobility nhằm phần nào bổ sung lực lượng cho cuộc chiến bản quyền để bảo vệ sự phát triển của Android.
Nokia và một số nhà phân tích thị trường di động khác cho rằng, khi Google mua Motorola, một cuộc chiến “huynh đệ tương tàn” giữa Google và nhiều hãng sản xuất di động khác (coi Android là nền tảng chính) sẽ xảy ra. Khi đó, Google sẽ mải mê chăm chút cho “gà nhà” và bỏ rơi các đối tác khác nên viễn cảnh mà Nokia và Microsoft hy vọng sẽ là một cuộc “di cư” ồ ạt của các hãng này, rời bỏ Android chuyển sang sử dụng Windows Phone.
Có điều, Google “ngây thơ” đến thế sao? Và một điều kiện rất quan trọng để cuộc di cư này xảy ra là Windows Phone phải tự hoàn thiện mình trước đã.
GG-Moto.jpg
HP
HP đang nuôi những hy vọng rất to tát với dòng thiết bị sử dụng hệ điều hành webOS mà họ đã mua lại từ Palm thông qua việc tự sản xuất hay cấp phép sử dụng cho những nhà sản xuất thiết bị khác.
Chính vì lẽ này mà thương vụ Google-Motorola sẽ không tác động trực tiếp đến HP hay làm biến động thị trường của họ trong một tương lai gần.
Và HP đã lựa chọn giải pháp thận trọng: “Không bình luận gì”.
Samsung
Là một trong những đối tác lớn nhất của Google và là hãng di động đang rất “phất” với hệ điều hành Android nên sẽ chẳng ai cảm thấy lạ khi thấy Samsung rất kỳ vọng vào thương vụ này.
Ông JK Shin, Chủ tịch của Samsung Mobile toàn cầu đã phát biểu: “Chúng tôi chào đón tin tức này và tin tưởng rằng thương vụ đó thể hiện một cam kết mạnh mẽ hơn nữa của Google trong việc bảo vệ hệ điều hành Android, bảo vệ các đối tác của họ và cả hệ sinh thái mà Google đang xây dựng”.
HTC
Dù thành công hơn cả Samsung nhờ sự phát triển của các dòng smartphone Android nhưng “đại gia di động Đài Loan” HTC hiện cũng là một trong số những người tiên phong trong việc sử dụng hệ điều hành Windows Phone trên sản phẩm của mình do họ vẫn còn một mối liên hệ khá truyền thống với Microsoft.
Khi được hỏi HTC có bình luận gì với phát biểu của Samsung hay không,  ông Peter Chou – CEO của HTC đã khẳng định thương vụ đó không hề ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa HTC và Google: “Chúng tôi ủng hộ việc Google thâu tóm Motorola Mobility và coi đó là một sự phát triển đáng lạc quan đối với hệ sinh thái Android. Sự phát triển này sẽ mang lại lợi ích lớn cho HTC trong việc khuyếch trương các dòng smartphone Android của mình. Mối quan hệ đối tác giữa HTC và Google sẽ vẫn tồn tại mạnh mẽ và không bị ảnh hưởng”.
Sony Ericsson
Bert Nordberg, CEO của liên doanh di động Nhật Bản – Thụy Điển đã có một bình luận rất ngắn ngủi nhưng lại có tác động không nhỏ đến những đối tác, hãng sản xuất di động khác: “Tôi chào mừng sự cam kết mạnh mẽ của Google trong việc bảo vệ hệ điều hành Android và những đối tác của họ”.
LG
Thật lạ và không hiểu ông Jong-Seok Park - Giám đốc LG Mobile và ông Nordberg có “hội ý” với nhau không khi mà phát ngôn của họ giống nhau như đúc: “Tôi chào mừng sự cam kết mạnh mẽ của Google trong việc bảo vệ hệ điều hành Android và những đối tác của họ”.
Trần Du Phong
Tổng hợp

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes