ADS 1

Showing posts with label Thanh Toán. Show all posts
Showing posts with label Thanh Toán. Show all posts

Tìm hiểu về công nghệ NFC

Công nghệ giao tiếp khoảng cách gần NFC ( Near Field Communications) sẽ phát triển rất nhanh và là động cơ kiếm tiền của nhiều nhà sản xuất.

Các nhà sản xuất thiết bị di động đang xúc tiến đưa công nghệ NFC vào những thiết bị của họ. Và gần đây nhất, RIM đã bóng gió về việc tích hợp công nghệ mới này vào điện thoại BlackBerry của họ. iPhone 5 được dự kiến sẽ sở hữu một chip NFC, Samsung và Nokia cũng lên kế hoạch trang bị công nghệ NFC cho các mẫu sản phẩm của mình.
Các nhà mạng di động cũng đang đẩy mạnh việc sản xuất công nghệ mới này. Ví dụ như ở Anh, hãng O2 đang xây dựng đội ngũ phát triển và thực thi công nghệ NFC vì họ dự đoán rằng NFC sẽ chiếm lĩnh thị trường vào khoảng giữa năm 2011. Orange UK đồng loạt tăng giá cước với ước tính sẽ bán được 500000 chiếc điện thoại tích hợp NFC vào năm nay.
Vậy thực sự NFC là công nghệ gì mà từ nhà sản xuất đến nhà mạng đều quan tâm?
NFC là gì?
NFC là công nghệ sử dụng sóng radio năng lượng thấp để truyền đi một lượng nhỏ các thông tin trên một khoảng cách rất ngắn, khoảng 100mm hoặc nhỏ hơn.
Thiết bị được trang bị NFC thường là điện thoại di động, có thể giao tiếp với các thẻ thông minh,  đầu đọc thẻ hoặc thiết bị NFC tương thích khác. Ngoài ra NFC còn được kết hợp nhiều công nghệ sử dụng trong các hệ thống công cộng như bán vé, thanh toán hóa đơn…
Ở Châu Âu và Mỹ thì “NFC” được coi là đồng nghĩa với thuật ngữ N-mark đã được đưa ra và duy trì trên diễn đàn NFC.
  
Công dụng của NFC?
Các ứng dụng cho NFC bao gồm thực hiện thanh toán nhanh, ghép nối thiết bị với bộ định tuyến hay thậm chí là thẻ trao đổi kinh doanh với đồng nghiệp.
Hai ứng dụng cung cấp một nguồn lợi nhuận cho diễn đàn NFC là giá trị thanh toán được lưu trữ và vị trí quảng cáo.
Các "kiến trúc sư" tạo ra NFC nghĩ đến việc nhiều ứng dụng làm việc trên cùng một phần cứng, do đó một chiếc điện thoại NFC có thể được cài đặt ứng dụng từ các nhà cung cấp khác nhau.
Ví dụ như 1 chiếc BlackBerry có thể được cài đặt hệ thống Oyster (tại London) để thanh toán trước chi phí di chuyển bằng các phương tiện công cộng, qua đó cho phép người dùng có thể lên tàu điện ngầm hoặc xe buýt chỉ bằng cách giao tiếp điện thoại với đầu đọc thẻ.
Mặt khắc, chiếc điện thoại có chip NFC cũng có thể được trang bị ứng dụng cung cấp bởi hãng hàng không British Airways để lưu trữ vé, tạo sự thuận tiện cho người dùng mỗi lần đi xa bằng máy bay.
Rồi bạn cũng có thể cài đặt Visa PayWave, cho phép thực hiện các giao dịch giá trị thấp thông qua điện thoại ví như khi bạn đi mua sắm ở siêu thị hoặc các cửa hàng ở trên phố.
Tầm hoạt động?
Chuẩn N-Mark được định nghĩa như một thẻ nhúng (embedded tag) có thể giao tiếp và cung cấp thông tin được mã hóa bằng cách sử dụng năng lượng trong đầu đọc. Do đó các thẻ đó được nhúng trong một thẻ tín dụng hoặc các thiết bị khác mà không cần đến nguồn năng lượng riêng.
Một thiết bị NFC như điện thoại di động có thể tích hợp sẵn một chiếc đầu đọc cũng như thẻ để cho phép giao tiếp với các thẻ thụ động (không tích hợp đầu đọc) hay thiết bị NFC khác. Giao tiếp được diễn ra tại tần số 13,56MHz nhưng dải năng lượng điện từ trường có phạm vi rất hạn chế - theo lý thuyết phạm vi tốt nhất là 200mm.
Thẻ SIM có... đuôi?
Các nhà mạng điện thoại đang rất quan tâm tới ứng dụng NFC, và họ muốn NFC được cài đặt và quản lý trên thẻ SIM của mình. Do đó, sẽ nhiều khả năng các chiếc thẻ SIM sẽ được gắn thêm “đuôi” vào. 
Bảo mật?
Một vấn đề khá nhạy cảm với NFC, đó là vấn đề bảo mật. Được quảng cáo là một công nghệ có độ bảo mật cao nhưng hiện đang có những tranh cãi xung quanh vấn đề yếu tố bảo mật của NFC nên do ai kiểm soát?
Các nhà sản xuất thiết bị di động muốn đặt các thiết bị hoặc phương pháp bảo maật trong điện thoại để họ dễ dàng kiểm soát hơn. Trong khi đó thì các nhà mạng lại thích đặt yếu tố này trong SIM để người dùng thuận tiện thay đổi các thiết bị di động. Nhưng để làm được việc đó thì họ phải thuyết phục các nhà sản xuất thực hiện giao thức SWP (Single Wire Protocol) cho phép SIM liên kết với máy thu NFC trên điện thoại.
Ví dụ đơn giản là Nexus S của Google. Thiết bị này không những được gắn yếu tố bảo mật dưới sự kiểm soát của Google mà còn hỗ trợ SWP nên có thể cho phép các nhà mạng triển khai SIM một cách phù hợp.
NFC là một công nghệ không dây phạm vi hẹp

Đây không phải công nghệ mới mang tính đột phá. Thực thế, nó chỉ là một biến thể của công nghệ không dây hoạt động trong phạm vi hẹp và đã xuất hiện ở Nhật và một số quốc gia châu Âu. Giống RFID (kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa), NFC nhanh chóng trao đổi thông tin giữa các thiết bị khi chúng chạm vào nhau hoặc ở sát nhau. Người dùng có thể truyền đi text, hình ảnh, đường link và những dữ liệu khác đơn giản chỉ bằng cách vẫy điện thoại.

NFC dùng nam châm để gửi dữ liệu

Dựa trên độ liên kết từ thông (inductive-coupling) giống như trong các phát minh về sạc pin không dây, NFC có thể trao đổi dữ liệu trong khoảng cách 4-10 cm. Trong Nexus S, nó được tích hợp như một công cụ đọc dữ liệu, tức người dùng chỉ có thể đọc thông tin từ những thiết bị gắn thẻ NFC như biển hiệu, cửa kính, túi xách...

NFC đơn giản hóa cuộc sống

Dù chưa phổ biến thế giới, NFC rất được ưa chuộng ở Nhật, nơi mọi người có thể dùng điện thoại tích hợp công nghệ này để mua vé tàu hay biến smartphone thành thiết bị thanh toán không tiếp giáp (contactless) tại các cửa hàng bán lẻ. Google hy vọng việc đưa NFC vào điện thoại Android đầu bảng tính đến thời điểm này là Nexus S sẽ nâng vị trí của công nghệ không dây mới tại Mỹ.

Tiềm năng của NFC

Có hàng trăm ứng dụng về mặt lý thuyết cho NFC. Google cũng đã nêu một số ý tưởng, chẳng hạn khi người sử dụng đến rạp chiếu phim và thấy poster giới thiệu tác phẩm điện ảnh Tron. Hãng Disney đã gắn trước một thẻ từ tính (NFC tag) bên trong và người xem chỉ cần áp điện thoại lên tấm poster. Lập tức họ nhận được đoạn trailer mới nhất cùng các thông tin liên quan đến bộ phim. Hoặc khi đi ngang qua một biển hiệu, họ đặt máy vào dòng chữ "For Sale" (đang bán) để truy cập vào trang web và đặt mua sản phẩm.
Vantri.vn Tổng hợp: Genk - Vnexpress

ÉnBạc chính thức đưa Gold - đồng tiền chung cho các shop kinh doanh trên ÉnBạc vào sử dụng

Từ 27/5/2011 ÉnBạc chính thức đưa Gold - đồng tiền chung cho các shop kinh doanh trên ÉnBạc vào sử dụng. Đây là kết quả sau rất nhiều nỗ lực của ÉnBạc nhằm gia tăng tiện ích thanh toán cho khách hàng. Giờ đây chỉ cần nạp Gold, các shop có thể thanh toán online cho tất cả các dịch vụ của ÉnBạc, tiện ích chỉ với vài click. Hãy cùng khám phá nhé!


Vài nét về Gold ÉnBạc:

Khái niệm Gold trên ÉnBạc: Trên ÉnBạc bạn có thể sử dụng Gold như một đồng tiền chung để mua và sử dụng tất cả các dịch vụ của ÉnBạc bao gồm: dịch vụ up tin lẻ, dịch vụ up tin tài khoản, ÉnBạc Siêu chăm sóc…

Giá trị quy đổi: 1 VNĐ có trị giá ngang 1 Gold. Như vậy, nếu dịch vụ mà ÉnBạc công bố có giá bán 100 000 Gold thì bạn cần trả 100,000 VNĐ để sử dụng được dịch vụ này. Trong trường hợp số Gold nạp vào lớn hơn giá trị bạn cần trả thì số Gold còn lại sẽ được giữ nguyên trong tài khoản dành cho các lần thanh toán tiếp theo.

Những lợi ích từ Gold:

-   Thanh toán đồng thời nhiều dịch vụ trên ÉnBạc.

-   Quản lý và sử dụng dễ dàng.

-   Đa dạng hình thức nạp Gold ( Chuyển khoản, thẻ cào ,…)

-   Hưởng nhiều ưu đãi hơn khi sử dụng Gold.

Cách thức nạp Gold trên ÉnBạc:

Để có Gold trong tài khoản, bạn cần đăng nhập và làm theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản, chọn “Nạp Gold”:

Bước 2: Kiềm tra tài khoản Gold và xác nhận giao dịch, chọn “Tiếp tục”:

Bước 3: Chọn hình thức nạp Gold (chú ý mức khấu trừ tương ứng với mỗi hình thức nạp):

Bước 4: Làm theo hướng dẫn thanh toán tương ứng:

1. Hướng dẫn nạp Gold bằng thẻ cào điện thoại Mobifone/Vinaphone

2. Hướng dẫn nạp Gold  từ thẻ Visa, Master Card, thẻ ATM đã kích hoạt Internet banking

3. Hướng dẫn nạp Gold bằng SMS điện thoại

4. Hướng dẫn nạp Gold bằng hình thức thu tiền tại nhà.

5. Hướng dẫn nạp Gold tại trụ sở ÉnBạc.

6. Hướng dẫn nạp Gold bằng hình thức chuyển khoản.

Lưu ý: ÉnBạc chỉ áp dụng hoàn tiền thành Gold, không áp dụng cho hình thức ngược lại.

Hướng dẫn thanh toán Giỏ hàng bằng Gold

Bước 1: Sau khi đã xem thông tin về giỏ hàng, bạn chọn “Thanh toán”.

Bước 2: Xác nhận thanh toán Giỏ hàng, chọn “Xác nhận và thanh toán” nếu bạn đồng ý thanh toán.

Chú ý: Nếu số Gold trong tài khoản của bạn chưa đủ thì bạn sẽ bấm vào nút “Nạp Gold

Thông tin cụ thể về số Gold hiện tại trong tài khoản của bạn cũng như hướng dẫn số Gold phải nạp thêm sẽ được nêu cụ thể.  Nếu đủ số Gold bạn sẽ hoàn tất quá trình thanh toán. Nếu không đủ, quá trình thanh toán không thành công, số Gold ứng với giá trị thẻ đã nạp sẽ được cộng vào tài khoản Gold của bạn để mua hàng trong tương lai.

Mọi thông tin về thanh toán Gold trên ÉnBạc các bạn vui lòng liên hệ hỗ trợ :

Ms. Huế - 043 974 3410, máy lẻ 770.

Người Việt vẫn sợ giao dịch điện tử

Trước vấn nạn gian lận trong thương mại điện tử (TMĐT) đang gia tăng nhanh chóng, người tiêu dùng cần phải được bảo vệ và được nâng cao nhận thức về việc tự bảo vệ trong môi trường trực tuyến.

Vẫn “sợ”, vì sao?
Tại hội thảo “Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử” do Bộ Công thương tổ chức ngày 30/11/2010 tại Hà Nội, bà Vũ Thị Bạch Nga - Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng (Cục quản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương) cho biết, lợi ích từ TMĐT rất lớn, cho phép phạm vi giao dịch mở rộng toàn cầu, xoá bỏ trung gian trong quá trình phân phối hàng hoá, tiết kiệm thời gian, chi phí… Tuy nhiên, bà Nga cũng nhấn mạnh, trước thực trạng gian lận TMĐT đang gia tăng nhanh chóng, quảng cáo quấy rối người tiêu dùng như vấn nạn tin nhắn rác, tin nhắn mạo danh lừa đảo khuyến mại, trúng thưởng… đang là những nguyên nhân khiến cho nhiều người chưa đặt niềm tin vào TMĐT. “Hiện nay có rất nhiều trường hợp người tiêu dùng sau khi chuyển tiền qua mạng cho người bán nhưng bị lừa, không nhận được hàng hoặc nhận được hàng kém chất lượng, không đúng nội dung đã thoả thuận trước đó”, bà Nga nhấn mạnh.

Tại hội thảo, ý kiến của các chuyên gia kinh doanh trực tuyến đều cho rằng, TMĐT là cách thức kinh doanh mới với những nguyên tắc và luật lệ riêng, khác với kinh doanh truyền thống. Chính vì thế, hiện nay người tham gia giao dịch thường không mặn mà với TMĐT do chưa yên tâm về người bán, lo lắng về chất lượng, sợ bị tiết lộ thông tin cá nhân hoặc nhận thấy giá cả chưa hấp dẫn.
Một nguyên nhân cũng khiến cho gia tăng nguy cơ rủi ro cho người tham gia TMĐT chính là bị website bán hàng “hút hồn” về giá. Trao đổi cụ thể về vấn đề này, luật sư Nguyễn Hoàng Hải – Trưởng văn phòng luật NG Hoàng Hải & Cộng sự cho rằng: Có một thực tế là hiện nay nhiều website TMĐT uy tín bán sản phẩm với giá cao, trong khi một web ít tên tuổi hơn lại đưa ra giá rẻ cho sản phẩm cùng loại. Thực tế này khiến cho người tiêu dùng trong nước với tâm lý… tiết kiệm tối đa đã “nhắm mắt” lựa chọn mạng nhỏ cho dù các điều kiện liên quan đến đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo hành… không tốt bằng.

Ràng buộc trách nhiệm bằng thẻ tín dụng 
Giá trị giao dịch TMĐT online chỉ chiếm khoảng 0,3-0,4 tổng tiêu dùng quốc nội trong con số 30 triệu người truy cập Internet tại Việt Nam (số liệu do Trung tâm Internet Việt Nam cung cấp – PV) là một con số quá ít ỏi. Ông Nguyễn Ngọc Điệp – TGĐ công ty Cổ phần Vật giá dự báo, trong khoảng 5 năm nữa, khi số lượng người dùng Internet tại Việt Nam sẽ tăng lên 40 triệu thì giá trị giao dịch MTĐT online sẽ được “đẩy” lên mức 2 - 4% tổng tiêu dùng quốc nội.

Tuy nhiên đó chỉ là một con số lý thuyết, còn trong thực tế 5 năm tới, TMĐT Việt Nam phát triển nhanh hay chậm thì còn phụ thuộc rất lớn vào chính sách bảo hộ của Nhà nước, sự tham gia của các doanh nghiệp TMĐT và hơn hết là tâm lý của người tiêu dùng đối với TMĐT trong nước có hết… bất an hay không.
Trao đổi cụ thể về các biện pháp nhằm hạn chế tối đa rủi ro khi tham gia TMĐT, bà Nga khuyến cáo: Bên cạnh những tác động của nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật, để hạn chế rủi ro, người tham gia giao dịch TMĐT cần lựa chọn địa chỉ website bán hàng với thương hiệu uy tín, có địa chỉ đăng ký và liên lạc rõ ràng, được cộng đồng người tiêu dùng đánh giá tốt. Cần tham khảo kỹ năng các điều khoản sử dụng website, chính sách mua hàng, thanh toán, vận chuyển cũng như chính sách hoàn trả, bảo hành, chính sách giải quyết khiếu nại, thắc mắc.
Theo bà Nga, một website tốt sẽ cung cấp đầy đủ và dễ dàng các thông tin trên cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, một vấn đề rất quan trọng là cần xác định rõ mức chi phí mua bán, nên so sánh giá bán, phí vận chuyển tại nhiều website khác nhau, kiểm tra lại giá trị thanh toán, địa chỉ giao hàng, tên người được thụ hưởng thanh toán…
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng cảnh báo đến thực tế nhiều người cho tới nay vẫn dễ bị mắc lừa do chưa có kinh nghiệm nên sau khi thanh toán vẫn cung cấp thông tin cá nhân để xác nhận. Chính vì vậy, cảnh báo được đưa ra là tuyệt đối không trả lời bất kỳ một e-mail hay hình thức yêu cầu cung cấp thông tin tài chính, cá nhân nào. Cùng đó, cũng cần kiểm tra thông tin tài khoản ngân hàng để biết chính xác số tiền đã được thanh toán.
Trên phương diện văn bản pháp lý của Nhà nước, bà Nga cho biết với sự nỗ lực chung của nhà nước, hiện hệ thống chính sách, pháp luật về TMĐT ngày càng được hoàn thiện diện với Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật CNTT năm 2006… Mới đây nhất, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vừa được thông qua ngày 17/11/2010 (đến 1/7/2011 sẽ chính thức có hiệu lực). “Luật quy định rõ về quyền của người tiêu dùng, bảo vệ thông tin cá nhân người tiêu dùng, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ…, sẽ góp phần thắt chặt hơn nữa hoạt động giao dịch TMĐT tại Việt Nam”, bà Nga cho biết.
Đi tìm giải pháp hạn chế rủi ro trong giao dịch TMĐT, ông Nguyễn Ngọc Điệp nhận định: Do giao dịch online với thẻ tín dụng chưa nhiều, nên phần lớn website TMĐT tại Việt Nam chỉ dừng lại ở mức độ… rao vặt, chưa được đầu tư nhiều nên tính năng còn sơ sài, độ an toàn thấp... Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến cho việc rao bán và mua hàng ảo vẫn phổ biến là do các website chưa có chính sách ràng buộc người mua và người bán bằng thẻ tín dụng (như trên eBay).

Tại nhiều quốc gia như Mỹ, trách nhiệm và hành vi của cả người mua và bán đều bị ràng buộc rất chặt chẽ bằng thẻ tín dụng. Khi tham gia vào TMĐT, cả hai bên đều phải đặt trước một số tiền nhất định với tổ chức sở hữu website TMĐT. Nếu người đăng tin rao bán lại không có hàng hoá theo đúng như cam kết hay người mua đã đặt hàng nhưng lại không mua sẽ đều bị trừ tiền tài khoản. “Đây là một trong những giải pháp giúp hạn chế được vấn nạn rao bán hoặc mua hàng ảo hiệu quả Việt Nam nên áp dụng”, ông Điệp nhấn mạnh.

Bà Vũ Thị Bạch Nga - Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng (Cục quản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương) cho rằng: “Người tiêu dùng cần phải được bảo vệ bằng pháp luật và các cơ chế giải quyết tranh chấp, cần nâng cao nhận thức về việc bảo vệ thông tin cá nhân trong môi trường trực tuyến”.

theo ICT news
Bài viết đã đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 144 ra ngày 1/12/2010.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes