This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Showing posts with label CL Phát triển Webside. Show all posts
Showing posts with label CL Phát triển Webside. Show all posts
Bài học về thiết kế Web qua thất bại của Yahoo! và Google
Đôi khi, lời khuyên để tạo ra một trang web thân thiện với người sử dụng đó là thử tất cả những gì bạn cho là “sẽ làm trang web tốt hơn”. Dĩ nhiên quy trình “thử - sai” này cũng là một con dao hai lưỡi, với tỉ lệ thành công 5 ăn 5 thua.
Không phải tự nhiên mà các trang web hàng đầu thế giới đã và đang đổ ra những số tiền không hề nhỏ để “trau chuốt” cho bề ngoài của mình. “Bề ngoài” mà chúng ta đang nhắc đến ở đây chính là giao diện đồ hoạ. Dĩ nhiên, việc can thiệp vào giao diện đồ hoạ của một trang web không chỉ là chọn font chữ hợp lý hay chỉnh sửa kích cỡ ảnh...
Đôi khi, lời khuyên để tạo ra một trang web thân thiện với người sử dụng đó là thử tất cả những gì bạn cho là “sẽ làm trang web tốt hơn”. Quy trình “thử - sai” này cũng là một con dao hai lưỡi, với tỉ lệ thành công 5 ăn 5 thua. Thậm chí những công ty công nghệ thông tin lớn cũng đã từng thất bại với cách thiết kế trang web sai lầm. Ngay dưới đây sẽ là hai ví dụ của hai gã khổng lồ công nghệ và những bài học rút ra:
Bài học về thiết kế có chiến lược: Google Video
Từ trước đến nay, Google luôn nổi tiếng với việc giải quyết một vấn đề bằng cách bỏ hàng đống tiền vào bộ phận nghiên cứu và phát triển. Điều tương tự cũng đã từng xảy ra với dự án Google Video. Các chuyên gia đã phải đánh giá một khối lượng lớn dữ liệu người sử dụng để thiết kế giao diện hợp lý nhất cho dịch vụ chia sẻ video. Tuy nhiên có vẻ như đây là một bước đi sai lầm của Google, mà bằng chứng là việc ngừng cung cấp dịch vụ Google Video vào năm 2009. Hãy cùng điểm lại những lý do của sự thất bại này.
Khởi đầu, Google Video sở hữu giao diện tối giản (thứ đã tạo ra thành công cho Google Search).
Tuy nhiên giao diện này sớm bị thay đổi khi Google nhận ra giao diện hiển thị kết quả video hàng ngang của họ không được mọi người ưa thích. Vì vậy, những nhà thiết kế tại Google đã tạo ra một giao diện khác với mong muốn người sử dụng ưa thích dịch vụ này hơn. Tuy nhiên những gì họ làm hoá ra lại là ‘copy’ một trong những thứ mang lại thành công cho YouTube: Thanh hiển thị những video liên quan ở cạnh phải màn hình.
Đến đây thì sai lầm chết người của những nhà thiết kế đồ hoạ đã bị những nhân viên tại Google lặp lại: Copy hay vay mượn nững ý tưởng của những sản phẩm thành công khác. Với ý nghĩ “Nếu nó có thể giúp họ thành công, thì nó cũng sẽ giúp ta thành công”, Google đã từng bước đánh dấu cho sự thất bại thê thảm của Google Video. Tất nhiên việc copy của người khác cũng mang lại thành công, ví như trong hàng trăm bản sao của trang chia sẻ link Digg, chỉ có Reddit đạt được thành công. Điều này cũng đúng với YouTube, thế nhưng bản sao thành công của trang web này, thật không may lại không phải Google Video, mà là Vimeo.
Bài học rút ra là: cải tiến một cách cẩu thả còn nguy hiểm hơn không cải tiến một chút nào. Không chỉ có vậy, tối giản hoá một trang web không phải lúc nào cũng là cách tiếp cận thành công. Thật không may cho Google, khi danh sách những trang web thất bại của họ không chỉ dừng lại ở Google Video, mà còn có Buzz, Wave. Tất cả đều đã và đang đặt ra một vấn đề khá cấp bách cho đội ngũ thiết kế tại công ty này, cũng như là một bài học kinh nghiệm xương máu cho tất cả những nhàthiết kế trang web trên toàn thế giới.
Bài học về lạm dụng thiết kế: Yahoo
Với lưu lượng truy cập trên 90 triệu lượt mỗi tháng tại Mỹ, không thể phủ nhận mức độ phổ biến rộng rãi của Yahoo đến cư dân Mỹ, đặc biệt là những người nội trợ. Thế nhưng một lần nữa vấn đề lại xảy đến với Yahoo, và lý do cũng lại phát sinh từ thiết kế trang web.
Nếu như đã quen với trang chủ của Yahoo, hẳn bạn sẽ nhớ đến trang web toàn những tiêu đề tin tức xuất hiện với mức độ dày đặc trên màn hình máy tính. Dĩ nhiên Yahoo cho phép bạn tuỳ chỉnh những nguồn tin này để nó hiển thị những gì bạn quan tâm. “Bức tưởng toàn chữ” (wall of text) này phần nào đã khiến Yahoo trở thành một trong những trang thông tin được ưa chuộng bậc nhất, nhưng đồng thời cũng ngăn cản gã khổng lồ này thống trị thị trường trực tuyến.
Lý do những đối thủ của Yahoo thành công hơn? Rất đơn giản, vì họ chỉ chú trọng vào những dịch vụ cốt lõi mà công ty mình phục vụ người sử dụng. Mọi người thường nói rằng Yahoo hỗ trợ nhiều dịch vụ hơn bất kỳ đối thủ nào khác, từ thông tin thời tiết, tin tức cập nhật, phim ảnh, thậm chí là cả… cung hoàng đạo của mỗi người. Trong khi đó Google chỉ tập trung vào một và chỉ một khía cạnh duy nhất: Tìm kiếm. Có thể là phũ phàng, nhưng chính sự tập trung này đã biến Google trở thành ông trùm tìm kiếm trên mạng internet.
Dĩ nhiên mục tiêu của Google cũng giống như Yahoo, đó là theo đuổi nhiều dịch vụ nhằm kiếm ra càng nhiều nguồn lợi nhuận càng tốt. Tuy nhiên cái hơn người của Google ở đây là họ chẳng bao giờ “khoe” tất cả những dịch vụ này lên trang chủ. Điều này đã giúp ích cho người sử dụng, đặc biệt là những người mới sử dụng internet không hề cảm thấy phiền toái hay khó hiểu. Thành công của Google cũng được tạo ra từ đó.
Từ đó, bài học rút ra cho những nhà thiết kế trang web đó là: Mặc dù họ có rất nhiều thứ để cung cấp cho người sử dụng, hãy cố gắng chỉ giới thiệu cho họ những gì quan trọng và đáng lưu tâm nhất, bằng không, việc lạm dụng thiết kế sẽ chỉ khiến cho người sử dụng rời xa trang web của bạn hơn mà thôi.
Tạm kết
Dĩ nhiên những hậu quả về doanh thu của hai ví dụ trên đây không thể gói gọn trong khuôn khổ một bài viết, tuy nhiên những bài học được rút ra thì cũng đã rất rõ ràng. Những nhà thiết kế web theo phong cách cổ điển đã bị gắn chặt với kiểu thiết kế hình hộp, nghĩa là gói gọn nội dung trang web trong những khuôn hình chữ nhật cố định. Trong thời kỳ web 2.0 đang trỗi dậy, cũng như trong tương lai, việc kết hợp giữa thiết kế đơn giản và hiệu quả, cùng với sự sáng tạo riêng của mỗi nhà thiết kế sẽ giúp cho các thương hiệu trên mạng internet thêm thành công với những dịch vụ họ cung cấp cho người sử dụng.
Tham khảo Web Designer Depot
Một vài ý kiến về nhứng website bán sách hàng đầu Việt Nam
Bảng xếp hạng theo alexa
của một số website bán sách hàng đầu tại Việt Nam
STT | Website | Rank TG | Rank VN | Mã nguồn |
1 | 61,000 | 337 | Php | |
2 | 248,351 | 1663 | Asp | |
3 | 266,535 | 1,629 | | |
4 | 321,968 | 2,777 | Php | |
5 | 643,970 | 3,760 | Php | |
6 | 707,764 | 4,293 | | |
7 | 968,703 | 8,223 | Asp |
1. Bầu không khí web :
Trang chủ :
Các website minhkhai.vn , vinabook.com có thiết kế giao diện rất đơn giản (2 màu chủ đạo) , không có nhiều hình ảnh ngoài bìa sách.
- Minhkhai.vn : Khung thông tin sản phẩm lộn xộn, không cần thiết phải đưa hẳn mã sản phẩm ra ngoài trang chủ. Tổng thể trang web đưa lại một cảm giác thiết kế hời hợt, hình ảnh thiếu sắc nét, menu ngang tạo cảm giác không thân thiện.
- Vinabook : Không đưa quá nhiều hình ảnh. Thông tin sách đưa ra trên trang chủ có chọn lọc,ảnh bìa, tên sách, tên tác giả, giá… tuy nhiên host không ổn định, tốc độ chậm.
Các website xbook.com.vn và vbook.com.vn sử dụng nhiều màu sắc, màu nền ấm.
- Trang Xbook.com.vn để danh mục sách ở vị trí khá khuất, thanh công cụ tìm kiếm không tạo được sự nổi bật.một vài tác phẩm chiếm quá nhiều diện tích trưng bày. Trong khi đó ở phần khác lại chỉ để hiện bìa sách và rất nhỏ gây khó khăn cho người sử dụng. Phần công cụ thanh toán chèn vào giữa một cách thiếu hợp lý.
- Trang Vbook.com.vn thiết kế giao diện rất bắt mắt bố cục hợp lý phân chia từng phần rõ ràng. Tuy nhiên phần màu nền quá đậm nổi bật hơn hẳn so với hình ảnh của sản phẩm, và thanh công cụ tìm kiếm cũng không nổi bật.
Các trang davibooks.vn và sahara.vn có giao diện đem lại cảm giác khá lộn xộn. Trang davibooks.vn là do bố trí khung nội dung website không hợp lý. Trong khi trang saharavn.com có quá nhiều hình ảnh chuyển động theo các chiều khác nhau làm rối mắt.
Về phần chi tiết sản phẩm. Các webside bán sách đều có sự giống nhau đặc trưng , giới thiệu các thông tin về sách. Tuy nhiên thì trang vinabook hầu như không có giới thiệu về nội dung cơ bản của cuốn sách , davibooks.vn và saharavn.com thì khá hạn chế trong khi các trang còn lại mô tả khá chi tiết về mỗi sản phẩm.
2. Tính điều dẫn của trang web.
- Hầu hết các trang bán sách đều có đặc trưng chung là phân ra 2 menu chính. Một là menu giới thiệu hướng dẫn và lien hệ chung… Hai là menu giới thiệu sản phẩm , phần menu này thường chia ra rất nhiều đề mục mỗi đề mục là một loại chủ đề sách khác nhau. Đôi khi một số trang tách hẳn them menu các sản phẩm bổ sung.
- Ở trang Xbook.com.vn thiếu công cụ thanh điều dẫn, khiến người dung không biết mình đang xem sách ở danh mục nào. Các trang còn lại đều đáp ứng được chức năng này.
- Trang Vbook.com.vn lại không cung cấp khả năng tìm sách lien quan teo tên tác giả, dịch giả,hay NXB …vv..
- Trang saharavn.com và trang Xbook.com.vn không có khả năng giới thiệu các sản phẩm liên quan, các sách nên mua chung, hay có nội dung tương tự….
- Các nút thanh toán và them vào giỏ hàng , xem giỏ hàng được đặt nagy cạnh thông tin sản phẩm.
3. Tính tương tác.
- Trang minhkhai.vn không có công cụ hỗ trợ trực tuyến.
- Một số trang web có them công cụ hiển thị lịch sửu web giúp khách hàng có thể xem lại những sản phẩm mình đã mới xem qua.
- Cung cấp các nút bấm chia sẻ trên mạng xã hội.
- Thêm sách vào danh mục sách yêu thích.
- Khung hỏi đáp , góp ý về sách không được đưa ra rõ ràng.
4. Thông tin.
- Các khung thông tin cần để nổi bật hơn hướng dẫn cho khách hàng mới.
-------------------Tớ mới tạm làm đến đây, tớ sẽ bổ sung thêm sau nha -----------------
Chiến lược xây dưng webside hình tháp
Hầu hết các bài viết trước đây đều phân tích website dựa trên những khía cạnh mong muốn của một nhà quản trị website, từ đó đưa ra những lời khuyên đúng đắn cho quá trình phát triển của website. Trong bài viết này, chúng tôi xin cùng chia sẻ quá trình xây dựng và phát triển một website ở một mức độ tổng quan hơn dựa trên tháp thực phẩm FDA.
Một website cũng giống như một con người thực thụ, để phát triển được nó cần được cung cấp đầy đủ những yếu tố cần thiết nhằm thu hút sự chú ý của người dùng để tăng lượng traffic và kích thích thị hiếu.
Nói về vấn đề này, chúng ta giành ít phút để quay lại với tháp thực phẩm đã được học.
Hình trên mà chúng tôi sử dụng là tháp thực phẩm FDA để đáp ứng nhu cầu sinh học của một người. Phần chân tháp mô tả lượng thực phẩm chính con người sử dụng và định lượng thiết yếu của nó trong quá trình sống của con người. Càng lên cao, các loại thực phẩm sẽ có nhu cầu ít hơn. Nhờ vào tháp thực phẩm này, chúng ta có thể biết được loại thực phẩm nào cần quan tâm bổ sung, loại thực phẩm nào cần hạn chế để đảm bảo một cơ thể phát triển hài hòa và hợp lý.
Trong thiết kế web cũng vậy, một website muốn phát triển dài lâu cần có sự cân bằng giữa các yếu tố của sự phát triển như nội dung, marketing, SEO, giao diện.... Tuy nhiên, điều đáng buồn là phần lớn các website hiện nay còn chưa chú ý đến sự hài hòa này mà chỉ tập trung xây dựng và phát triển một hoặc một số mặt. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng trong việc phát triển website và khiến website không có tuổi thọ dài.
Tháp nhu cầu của một website:
Hình trên mà chúng tôi sử dụng là tháp thực phẩm FDA để đáp ứng nhu cầu sinh học của một người. Phần chân tháp mô tả lượng thực phẩm chính con người sử dụng và định lượng thiết yếu của nó trong quá trình sống của con người. Càng lên cao, các loại thực phẩm sẽ có nhu cầu ít hơn. Nhờ vào tháp thực phẩm này, chúng ta có thể biết được loại thực phẩm nào cần quan tâm bổ sung, loại thực phẩm nào cần hạn chế để đảm bảo một cơ thể phát triển hài hòa và hợp lý.
Trong thiết kế web cũng vậy, một website muốn phát triển dài lâu cần có sự cân bằng giữa các yếu tố của sự phát triển như nội dung, marketing, SEO, giao diện.... Tuy nhiên, điều đáng buồn là phần lớn các website hiện nay còn chưa chú ý đến sự hài hòa này mà chỉ tập trung xây dựng và phát triển một hoặc một số mặt. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng trong việc phát triển website và khiến website không có tuổi thọ dài.
Tháp nhu cầu của một website:
Mô hình trên cho thấy mối tương quan tỉ lệ giữa các thành phần cấu thành nên một website phát triển lâu dài và ổn định.
1. Tầng chân tháp - Nội dung
Rất nhiều webmaster giành nhiều thời gian để quảng bá website tuy nhiên lại không chú ý nhiều đến nội dung được trình bày trên website. Bạn có thể submit website của mình lên thật nhiều mạng xã hội, có thể gửi liên kết của mình đến những trang chia sẻ trực tuyến như LinkHay, TamTay, TagVN hay cố gắng giới thiệu website của mình lên các diễn đàn nhưng tất cả đều là vô ích nếu người dùng không tìm được thứ họ cần trên website bạn ngoài những lời quảng cáo sáo rỗng. Mục đích của người dùng khi truy cập một website là tìm kiếm một thông tin nào đó mà họ cần. Do đó, nếu họ không tìm được thứ họ cần họ sẽ bỏ đi ngay và ít có khả năng họ quay lại với bạn.
Nội dung chính là giá trị cốt lõi của website, là cái đích mà người dùng nhắm đến. Do đó, nó phải là điểm đầu tiên và quyết định cho sự phát triển lâu dài và vững chắc của một website. Bạn có thể có một bản thiết kế đẹp, một đội ngũ quảng bá website năng nổ nhưng sẽ chẳng là gì nếu website của bạn không có nội dung. Nếu bạn có một nội dung phù hợp, các hình thức quảng bá website sẽ phát triển và bổ trợ tương ứng.
Bạn có 2 cách để xây dựng nội dung:
* Xây dựng nội dung theo chiều rộng: viết những nội dung mới mẻ và càng rộng càng tốt. Đem đến cho người dùng sự thoải mái và những thông tin hữu ích trên nhiều lĩnh vực. Người dùng sẽ cảm thấy thật tuyệt vời nếu họ có thể tìm được tất cả mọi thứ chỉ trên 1 website và họ sẽ quay lại thường xuyên hơn.
* Xây dựng nội dung theo chiều sâu: nếu website của bạn là một website chuyên ngành hoặc bạn có một kiến thức đủ sâu cho một lĩnh vực nhất định. Bạn nên phát triển nội dung theo cách này. Bằng cách cung cấp các bài viết chuyên sâu, bạn có thể giữ chân một lớp đối tượng nhất định nào đó (có thể là lớp đối tượng khách hàng tiềm năng). Ngoài vấn đề biến website của bạn thành một nơi cung cấp kiến thức chuyên môn và độc nhất, cách này cũng sẽ thu hút một lượng người dùng quan tâm tìm hiểu chuyên sâu và tạo nên uy tín cho thương hiệu của bạn.
Tầng 2: giao diện website
Giao diện là thứ webmaster quan tâm thứ hai sau tầng nội dung. Bạn có thể xây dựng một nội dung tốt nhưng giao diện không hợp lý, khó sử dụng cũng có thể là nguyên nhân khiến người dùng tỏ ra bực bội và không quay lại website của bạn nữa.
Bạn hãy học hỏi những website thành công hiện nay như Yahoo, Google cũng như tham khảo ý kiến của các chuyên gia thiết kế website khi xây dựng giao diện. Điều này thực sự cần thiết và rất quan trọng.
Một giao diện phù hợp với nội dung, cách bố trí màu sắc, vị trí các button, vị trí khung tìm kiếm, menu trên website... có một ý nghĩa nhất định tạo nên cái nhìn đầu tiên của người dùng và khiến họ yêu thích website của bạn. Ngược lại, nếu website của bạn không hiển thị tốt trên các trình duyệt, nhiều lỗi và màu sắc không được kết hợp hài hòa sẽ tố cáo bạn không quan tâm đến giao diện và không tôn trọng người dùng. Người dùng cũng vì vậy mà cho rằng bạn thiếu chuyên nghiệp khi xây dựng website. Dĩ nhiên hậu quả là họ sẽ không còn sử dụng website của bạn thường xuyên nữa.
1. Tầng chân tháp - Nội dung
Rất nhiều webmaster giành nhiều thời gian để quảng bá website tuy nhiên lại không chú ý nhiều đến nội dung được trình bày trên website. Bạn có thể submit website của mình lên thật nhiều mạng xã hội, có thể gửi liên kết của mình đến những trang chia sẻ trực tuyến như LinkHay, TamTay, TagVN hay cố gắng giới thiệu website của mình lên các diễn đàn nhưng tất cả đều là vô ích nếu người dùng không tìm được thứ họ cần trên website bạn ngoài những lời quảng cáo sáo rỗng. Mục đích của người dùng khi truy cập một website là tìm kiếm một thông tin nào đó mà họ cần. Do đó, nếu họ không tìm được thứ họ cần họ sẽ bỏ đi ngay và ít có khả năng họ quay lại với bạn.
Nội dung chính là giá trị cốt lõi của website, là cái đích mà người dùng nhắm đến. Do đó, nó phải là điểm đầu tiên và quyết định cho sự phát triển lâu dài và vững chắc của một website. Bạn có thể có một bản thiết kế đẹp, một đội ngũ quảng bá website năng nổ nhưng sẽ chẳng là gì nếu website của bạn không có nội dung. Nếu bạn có một nội dung phù hợp, các hình thức quảng bá website sẽ phát triển và bổ trợ tương ứng.
Bạn có 2 cách để xây dựng nội dung:
* Xây dựng nội dung theo chiều rộng: viết những nội dung mới mẻ và càng rộng càng tốt. Đem đến cho người dùng sự thoải mái và những thông tin hữu ích trên nhiều lĩnh vực. Người dùng sẽ cảm thấy thật tuyệt vời nếu họ có thể tìm được tất cả mọi thứ chỉ trên 1 website và họ sẽ quay lại thường xuyên hơn.
* Xây dựng nội dung theo chiều sâu: nếu website của bạn là một website chuyên ngành hoặc bạn có một kiến thức đủ sâu cho một lĩnh vực nhất định. Bạn nên phát triển nội dung theo cách này. Bằng cách cung cấp các bài viết chuyên sâu, bạn có thể giữ chân một lớp đối tượng nhất định nào đó (có thể là lớp đối tượng khách hàng tiềm năng). Ngoài vấn đề biến website của bạn thành một nơi cung cấp kiến thức chuyên môn và độc nhất, cách này cũng sẽ thu hút một lượng người dùng quan tâm tìm hiểu chuyên sâu và tạo nên uy tín cho thương hiệu của bạn.
Tầng 2: giao diện website
Giao diện là thứ webmaster quan tâm thứ hai sau tầng nội dung. Bạn có thể xây dựng một nội dung tốt nhưng giao diện không hợp lý, khó sử dụng cũng có thể là nguyên nhân khiến người dùng tỏ ra bực bội và không quay lại website của bạn nữa.
Bạn hãy học hỏi những website thành công hiện nay như Yahoo, Google cũng như tham khảo ý kiến của các chuyên gia thiết kế website khi xây dựng giao diện. Điều này thực sự cần thiết và rất quan trọng.
Một giao diện phù hợp với nội dung, cách bố trí màu sắc, vị trí các button, vị trí khung tìm kiếm, menu trên website... có một ý nghĩa nhất định tạo nên cái nhìn đầu tiên của người dùng và khiến họ yêu thích website của bạn. Ngược lại, nếu website của bạn không hiển thị tốt trên các trình duyệt, nhiều lỗi và màu sắc không được kết hợp hài hòa sẽ tố cáo bạn không quan tâm đến giao diện và không tôn trọng người dùng. Người dùng cũng vì vậy mà cho rằng bạn thiếu chuyên nghiệp khi xây dựng website. Dĩ nhiên hậu quả là họ sẽ không còn sử dụng website của bạn thường xuyên nữa.
Tầng 3: SEO
Từ ngữ chuyên môn này đã được Thietkewebdep.com.vn giải thích ở các phần trước. Đây là một trong những phương án gia tăng lượng traffic hiệu quả và có chất lượng, nhắm đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn.
Khi thực hiện SEO bạn nên chú ý một số điểm sau:
- Quan tâm và dự tính các từ khóa mà người dùng tiềm năng của bạn có thể sẽ dùng để tìm kiếm.
- Sử dụng các thẻ H1,H2,H3... cho tiêu đề và các vị trí quan trọng.
- Cố gắng thiết kế giao diện phù hợp với chuẩn XHTML để thuận tiện cho các cỗ máy tìm kiếm.
- Sử dụng Anchor text hợp lý.
- ......
Về tầng này, bạn vui lòng tham khảo thêm các bài viết có liên quan trong mục SEO - Quảng bá web.
Từ ngữ chuyên môn này đã được Thietkewebdep.com.vn giải thích ở các phần trước. Đây là một trong những phương án gia tăng lượng traffic hiệu quả và có chất lượng, nhắm đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn.
Khi thực hiện SEO bạn nên chú ý một số điểm sau:
- Quan tâm và dự tính các từ khóa mà người dùng tiềm năng của bạn có thể sẽ dùng để tìm kiếm.
- Sử dụng các thẻ H1,H2,H3... cho tiêu đề và các vị trí quan trọng.
- Cố gắng thiết kế giao diện phù hợp với chuẩn XHTML để thuận tiện cho các cỗ máy tìm kiếm.
- Sử dụng Anchor text hợp lý.
- ......
Về tầng này, bạn vui lòng tham khảo thêm các bài viết có liên quan trong mục SEO - Quảng bá web.
Tầng 4: Mạng xã hội
Khái niệm này khá phức tạp và thường chúng ta không hiểu đúng về giá trị của nó. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết chúng tôi không nói quá nhiều đến nó mà chỉ tập trung khai thác các công hiệu của nó đối với việc quảng bá website, ở đây là việc tận dụng một số mạng xã hội phổ biến như FaceBook, Twitter và các trang submit URL như tagVN hay LinkHay.
Những điểm bạn cần lưu ý khi thực hiện việc này là:
- Thường xuyên submit và update các liên kết trên trang cá nhân của bạn.
- Tạo một cộng đồng người dùng cho chính bạn bằng cách kết bạn với những người có cùng mối quan tâm.
- Theo dõi các phản hồi của người dùng trên mạng xã hội từ liên kết bạn đăng tải để kịp thời điều chỉnh hợp lý.
- Tăng lượng người theo dõi bằng các chiến lược thu hút người dùng hợp lý (kết bạn, chia sẻ, thêm nút Like để họ hỗ trợ bạn quảng bá...)
Tầng 5: MMO (Make Money Online).
Nhiều nhà phát triển website quá tập trung ở tầng này dẫn đến việc thiếu sự đầu tư chính đáng cho các tầng dưới (như phân tích ở trên, tầng này không quan trọng cho việc phát triển lâu dài và là việc nên hạn chế). Nhiều người thậm chí chỉ cần lập nên website là có thể kiếm tiền - quan điểm đó hoàn toàn sai lầm.
Lẽ hiển nhiên, ai khi xây dựng website cũng muốn website ấy tạo ra một khoản lợi nhuận nào đó cho mình, ít nhất là để trang trải những chi phí trong quá trình hoạt động của website. Tuy nhiên, trước khi nghĩ đến điều này, bạn cần quan tâm đến việc đã xây dựng một nền móng đủ vững chắc chưa (chính là các tầng dưới).
Hãy thử đặt các câu hỏi sau:
1. Website của bạn đã có nội dung đủ tốt hay chưa ?
2. Người dùng có hài lòng với website của bạn và tìm được thứ họ cần hay chưa?
3. Liệu người dùng có cảm thấy khó chịu với việc bạn kiếm tiền hay không (bằng cách này hay cách khác).
4. Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có đủ tốt ?
Những câu hỏi trên sẽ giúp bạn rất nhiều khi lựa chọn hình thức kiếm tiền phù hợp từ website.
Khái niệm này khá phức tạp và thường chúng ta không hiểu đúng về giá trị của nó. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết chúng tôi không nói quá nhiều đến nó mà chỉ tập trung khai thác các công hiệu của nó đối với việc quảng bá website, ở đây là việc tận dụng một số mạng xã hội phổ biến như FaceBook, Twitter và các trang submit URL như tagVN hay LinkHay.
Những điểm bạn cần lưu ý khi thực hiện việc này là:
- Thường xuyên submit và update các liên kết trên trang cá nhân của bạn.
- Tạo một cộng đồng người dùng cho chính bạn bằng cách kết bạn với những người có cùng mối quan tâm.
- Theo dõi các phản hồi của người dùng trên mạng xã hội từ liên kết bạn đăng tải để kịp thời điều chỉnh hợp lý.
- Tăng lượng người theo dõi bằng các chiến lược thu hút người dùng hợp lý (kết bạn, chia sẻ, thêm nút Like để họ hỗ trợ bạn quảng bá...)
Tầng 5: MMO (Make Money Online).
Nhiều nhà phát triển website quá tập trung ở tầng này dẫn đến việc thiếu sự đầu tư chính đáng cho các tầng dưới (như phân tích ở trên, tầng này không quan trọng cho việc phát triển lâu dài và là việc nên hạn chế). Nhiều người thậm chí chỉ cần lập nên website là có thể kiếm tiền - quan điểm đó hoàn toàn sai lầm.
Lẽ hiển nhiên, ai khi xây dựng website cũng muốn website ấy tạo ra một khoản lợi nhuận nào đó cho mình, ít nhất là để trang trải những chi phí trong quá trình hoạt động của website. Tuy nhiên, trước khi nghĩ đến điều này, bạn cần quan tâm đến việc đã xây dựng một nền móng đủ vững chắc chưa (chính là các tầng dưới).
Hãy thử đặt các câu hỏi sau:
1. Website của bạn đã có nội dung đủ tốt hay chưa ?
2. Người dùng có hài lòng với website của bạn và tìm được thứ họ cần hay chưa?
3. Liệu người dùng có cảm thấy khó chịu với việc bạn kiếm tiền hay không (bằng cách này hay cách khác).
4. Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có đủ tốt ?
Những câu hỏi trên sẽ giúp bạn rất nhiều khi lựa chọn hình thức kiếm tiền phù hợp từ website.
Tóm lại
Hãy căn cứ theo tháp nhu cầu trên để tìm hiểu về cái bạn định làm. Tất nhiên, tháp nhu cầu trên không đúng với tất cả các website. Tầng nào là tầng dưới, tầng nào là tầng trên... phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng khi truy cập vào website của bạn. Trong đó, tầng dưới cùng sẽ là nhu cầu mà người dùng muốn nhận được từ website của bạn.
Phát triển một website là con đường lâu dài và đòi hỏi sự nỗ lực cũng như kiên nhẫn, sự đầu tư đúng mức. Do đó, bạn không thể nhận được kết quả chỉ sau một thời gian ngắn....
Hãy căn cứ theo tháp nhu cầu trên để tìm hiểu về cái bạn định làm. Tất nhiên, tháp nhu cầu trên không đúng với tất cả các website. Tầng nào là tầng dưới, tầng nào là tầng trên... phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng khi truy cập vào website của bạn. Trong đó, tầng dưới cùng sẽ là nhu cầu mà người dùng muốn nhận được từ website của bạn.
Phát triển một website là con đường lâu dài và đòi hỏi sự nỗ lực cũng như kiên nhẫn, sự đầu tư đúng mức. Do đó, bạn không thể nhận được kết quả chỉ sau một thời gian ngắn....