ADS 1

Showing posts with label Bí ẩn không xa lạ. Show all posts
Showing posts with label Bí ẩn không xa lạ. Show all posts

Bí ẩn không xa lạ: Lịch sử vô tuyến truyền hình





Sự phát triển của công nghệ truyền hình có thể được thực hiện trên 2 phạm vi: các phát triển trên phương diện cơ học và điện tử học, và các phát triển hoàn toàn trên điện tử học. Sự phát triển thứ hai là nguồn gốc của các tivi hiện đại, nhưng những điều trên không thể thực hiện nếu không có sự phát hiện và sự thấu hiểu từ hệ thống cơ khí.

Một sinh viên người Đức Paul Gottlieb Nipkow đưa ra phát kiến hệ thống tivi cơ điện tử đầu tiên năm 1885. Thiết kế quay đĩa của Nipkow được xem là chuyển đổi hình ảnh thành các chấm điểm. Tuy nhiên, phải tới năm 1907, sự phát minh của công nghệ ống phóng đại mới giúp các thiết kế thành hiện thực. Trong thời điểm đó Constatin Perskyi đề xuất từ tivi trong một xuất bản tại Viện điện tử quốc tế ở Hội chợ Quốc tế ở Paris vào 25 tháng 8 năm 1900. Các xuất bản của Perskyi tóm tắt lại công nghệ cơ điện tử, đề cập đến thành quả của Nipkow và các đồng sự.

Năm 1911, Boris Rosing và học trò của ông Vladimir Kosma Zworykin thành công trong việc tạo ra hệ thống tivi sử dụng bộ phân hình gương để phát hình, theo Zworykin, "các hình rất thô" qua các dây tới ống điện tử Braun (ống cathode) trong đầu nhận. Các hình chuyển động là không thể, bởi vì bộ phân hình, có "độ nhạy cảm không đủ và các phân tử selen quá chậm". Rosing bị Stalin đày đến Arkhangelsk năm 1931 và qua đời năm 1933, nhưng Zworykin sau đó quay lại làm việc cho RCA để xây dựng tivi điện tử, thiết kế này sau đó bị phát hiện là vi phạm bản quyền của Philo Farnsworth, người đã công bố hệ thong phát hình đầu tiên từ năm 1928 trước đó.

Năm 1920, hai nhà khoa học Mỹ Charles Francis Jenkins và nhà khoa học Anh John Logie Baird đã tạo ra vật mẫu thành công đầu tiên của chiếc TV.
Năm 1927, một người Mỹ trẻ tuổi là Philo Taylor Farnsworth đã phát triển thành công phiên bản thương mại ống tia cực âm nhằm phát tín hiệu truyền hình điện tử và đây là bước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại.
Năm 1930, một vài tiêu chuẩn của công nghệ TV cùng xuất hiện và cạnh tranh để thống trị thị trường non trẻ này. Một trong những sản phẩm chiếm ưu thế là chiếc EMI-Marconi. Năm 1950 có thể chạy 25 khung hình trên một giây và khá phổ biến tại Anh. Một tiêu chuẩn TV khác có thể chạy 30 khung hình trên giây và chủ yếu phát triển tại Mỹ.
Chiếc TV thương mại thành công đầu tiên bắt đầu xuất hiện tại các showroom ở Mỹ vào đầu những năm 1950
Ngay khi nhận thấy nội dung trên TV có giá trị khai thác, các công ty lập tức lao vào chạy đua trong ngành truyền hình. Thực tế này dẫn đến sự cần thiết phải có quy định về tần số phát sóng của các kênh.
Sức mạnh của TV là việc phát trực tiếp những bước đi lịch sử của nhà du hành Mỹ Neil Amstrong trên mặt trăng, ngày 20/1/1969
Nỗ lực phát triển TV màu xuất hiện từ đầu những năm 1950 và chiếc đầu tiên được hãng RCA giới thiệu năm 1954. Nhưng phải đến những năm 1960 việc bán các TV màu mới bắt đầu sinh lợi. Tới năm 1974 thì TV màu đã trở thành biểu tượng cho các gia đình giàu có tại Mỹ.
Năm 1959, hãng Philco đưa vào thị trường chiếc TV chỉ có màn hình rộng 2 inch và có thể thu cả sóng radio
Năm 1980, ngành truyền hình Mỹ do 3 mạng lưới chính thống trị, trong khi khán giả tại các nước châu Âu và châu Á bị giới hạn trong các lựa chọn chương trình

Bí ẩn không xa lạ: Apple sức sáng tạo mãnh liệt



Sáng lập

Hai sáng lập viên của Apple là Steve Wozniak và Steve Jobs


Trước khi trở thành đồng sáng lập công ty Apple, Steve Wozniak đã từng là một kỹ sư điện tử và năm 1975 ông bắt đầu tham dự vào Homebrew Computer Club.

Vào thời điểm đó tổng quát chỉ có hai hãng xản xuất mikrocomputer-CPU là Intels 8080 giá 179$ và Motorolas 6800 giá 170$. Wozniak ưa chuộng phiên bản 6800, nhưng mà không có ý tưởng cho những sảm phẩm của họ. Vì vậy ông tự thỏa mãn bằng cách xem xét, học hỏi và thiết kế máy vi tính trên giấy, đến khi ông được lời khuyên cho một cái CPU. Đó là một ý tưởng xuất sắc nhất xảy ra cho thị trường máy tính.

Khi MOS Technologiescho ra sản phẩm nổi tiếng 6502 giá 25$ năm 1976. Wozniak đồng thời bắt đầu phát triển một ấn hành BASIC cho con chip này. Khi ông hoàn thành xong, ông bắt đầu thiết kế một chiếc máy vi tính, cho BASIC có thể chạy được. Phiên bản 6502 đã được thiết kế bởi nhiều người, họ cũng là người thiết kế phiên bản 6800, khi rất nhiều người ở Silicon Valley rời khỏi chỗ làm việc để được độc lập. Wozniaks trước bản vẽ máy vi tính yêu cầu chỉ một chút thay đổi mới có thể chạy được con chip mới này.

Ông hoàn thành xong bộ máy và đem nó theo hội nghị Homebrew Computer Club để trình bày hệ thống của mình. Ở đó ông gặp người bạn cũ là Steve Jobs, người rất thích thú về cơ hội buốn bán trong tương lai của những chiếc máy nhỏ này.

Bí ẩn không xa lạ- sự ra đời của các cỗ máy - Máy khâu


Bí ẩn không xa lạ- sự ra đời của các cỗ máy - Máy khâu




Câu chuyện bắt đầu từ năm 1755 ở London. Một di dân người Đức tên là Charles Weisenthal chế tạo chiếc kim đầu tiên dành cho máy khâu và đã nhận bằng sáng chế cho phát minh này. Tuy nhiên, không ai biết chiếc kim đã được sử dụng cho loại máy nào, vì 34 năm sau, chiếc máy khâu đầu tiên của nhân loại mới ra đời.

Sản phẩm do công dân Anh tên Thomas Saint chế tạo là một chiếc máy bấm lỗ. Nhờ có những lỗ này, người thợ may có thể xuyên chỉ qua khâu đính vải, da dễ dàng. Nhiều người cho rằng sản phẩm của Saint đã đặt nền tảng cho nhiều loại máy khâu cải tiến sau này, nếu không có lẽ giờ này con người vẫn đang may tay.

Đầu thế kỷ 19, Madersperger, một thợ may người Australia, chế tạo hàng loạt máy khâu, mỗi chiếc thực hiện một thao tác khác nhau. Ông nhận được bằng sáng chế cho nỗ lực của mình. Sau khi nhận được bằng, ông vẫn không ngừng làm việc để chế tạo những chiếc máy khác tiện dụng hơn. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó, Josef chết vì bệnh và nghèo đói.

Năm 1918, hai người Mỹ tên là John Adam Doge và John Knowles chế tạo ra một chiếc máy khâu có thể thực hiện được những đường may ngắn. Nhân vật nổi cộm trong danh sách những người chế tạo ra máy khâu còn có Barthelemy Thimonnier, người được chính phủ Pháp trao bằng sáng chế vào năm 1830. Chiếc may khâu của Thimonnier phần lớn được làm bằng gỗ nhưng cho phép người thợ may có thể thực hiện nhiều thao tác. Không giống như những người đã chế tạo ra máy khâu trước đây, Thimonnier chỉ thích làm ăn lớn. Vì vậy, ông đã thuyết phục quân đội Pháp thành lập một xưởng may chuyên may quân phục. Gần 10 năm phục vụ trong quân đội, ông có trong tay hơn 80 chiếc máy khâu. Cơ sở của ông ngày càng phát đạt và tạo được tiếng vang lớn trong ngành may. Điều này đồng thời đã "hất đổ chén cơm" của giới thợ may tại Paris. Những người này lo sợ rằng nếu Thimonnier quá thành công, họ sẽ bị thất nghiệp. Vì vậy, vào một đêm tối trời, một toán thợ may cuồng nộ ở Paris đã kéo đến xưởng may của Thimonnier, đập phá tan tành mọi tài sản ở đây. Thimonnier may mắn trốn thoát. Nhờ sự giúp đỡ của quân đội Pháp, một thời gian sau, Thimonnier thành lập lại xưởng may khác, định dần dần gây dựng lại sự nghiệp. Biết tin, nhóm thợ may lại đến quậy phá. Lần này do trong nước có nhiều biến loạn về chính trị, nên quân đội không còn quan tâm tới Thimonnier nữa. Ông đành mang theo một chiếc máy khâu nguyên vẹn trốn sang Anh.

Thimonnier là người đầu tiên đưa máy khâu vào ứng dụng sản xuất với quy mô lớn và là người chủ xưởng may quân đội đầu tiên trên thế giới. Sau này ở Anh, Thimonnier còn chế tạo máy khâu với mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, dù đã nỗ lực bằng nhiều cách, Thimonnier vẫn có cuộc sống cuối đời hết sức nghèo khổ và chết trong một ngôi nhà tồi tàn ở Anh.

Năm 1933, chiếc máy khâu đầu tiên cho phép người thợ may không phải qua các công đoạn may tay ra đời. Đây là tác phẩm của một người Mỹ tên Walter Hunt. Tương truyền, Walter đã chế tạo ra chiếc máy này vài năm trước khi nó được đưa vào ứng dụng, vì ông không sao tìm ra chiếc kim thích hợp. Bao nhiêu kim đưa vào máy đều bị gãy. Một đêm, Walter mơ thấy mình đi lạc vào một khu rừng, bị thổ dân da đỏ bắt và bị trói chặt, đưa ra một bãi đất trống và xô ngã xuống đấy, mặt ngửa lên trời. Một thổ dân da đỏ hung tợn từ từ tiến lại, giơ cao chiếc giáo trên tay, đâm vào cổ tội nhân. Trong giờ phút "thập tử nhất sinh", vì quá sợ hãi, Walter bừng tỉnh, vùng dậy và ông chợt hiểu ra chiếc kim khâu phải có hình dáng giống như chiếc giáo của người thổ dân da đỏ trong mơ. Nhiều người tôn vinh Walter là ông tổ của những máy khâu hiện đại.

Đầu thập niên 1840, một nông dân ở bang Massachusetts (Mỹ) chế tạo ra một chiếc máy khâu cho phép người thợ may hoàn toàn làm việc bằng máy (trừ làm khuy, đơm nút...). Howe, tên người nông dân ấy, kỳ vọng tác phẩm sẽ mang đến cho anh sự đổi đời, nên năm 1985, khi công bố nó, anh không ngần ngại chi thêm tiền cho các cuộc quảng cáo, triển lãm. Nhưng vào thời điểm ấy, người Mỹ chưa thực sự quan tâm đến may khâu nên Howe không bán được chiếc nào. Thất vọng và mắc nợ, Howe gửi đến cho anh trai mình là Amasa đang sống ở Anh một chiếc máy khâu, hy vọng bên kia bờ Đại Tây Dương, nó sẽ được đối xử công bằng hơn. Amasa đã tìm được cho em thị trường béo bở ở Anh, ngoài ra còn thu hút được sự chú ý của một ông chủ hãng may đồ lót tên là William Thomas nổi tiếng. Ông này hứa dẫn đường cho Howe sang Anh để phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, sự hợp tác không thuận buồm xuôi gió nên vài năm sau, Howe bỏ về Mỹ. Về đến Mỹ, Howe ngạc nhiên vì thị trường máy khâu ở đây đã hết sức rầm rộ. Các hãng máy may lớn có đến hàng chục, trong đó nổi bật nhất là Singer. Kiểu dáng máy khâu của các hãng này đều lặp lại theo mô hình máy khâu của Howe. Vì vậy, những cuộc kiện tụng xảy ra và kéo dài đến khi các hãng may lớn gồm Wheeler & Wilson, Grover & Baker liên kết kinh doanh, trên phương thức hùn vốn và bảo vệ sản phẩm độc quyền của mình. Tuy Singer không có công chế tạo máy khâu nhưng lại có công đưa máy khâu vào thị trường và biến chúng thành những sản phẩm không thể thiếu được đối với cuộc sống con người.

Singer và Howe sống như những tỷ phú cho đến cuối đời.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes